Giáo án lớp 3 Tuần học 1 năm 2012

Giáo án lớp 3 Tuần học 1 năm 2012

- Biết công lao to lớn của Bác hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

- HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

II. Chuẩn bị

Các bài thơ,bài hát,truyện ,tranh ảnh về Bác Hồ ,về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi

Năm điều Bác Hồ dạy

Vở bài tập đạo đức 3

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 1 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/2011 Thứ hai, ngày 20 tháng 08 năm 2012
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1)
Mục tiêu
Biết công lao to lớn của Bác hồ đối với đất nước, dân tộc.
Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
Chuẩn bị
Các bài thơ,bài hát,truyện ,tranh ảnh về Bác Hồ ,về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi
Năm điều Bác Hồ dạy
Vở bài tập đạo đức 3
Các hoạt động dạy học
Khởi động:Học sinh hát tập thể bài hát“Ai yêu Bác HCM hơn thiếu niên nhi đồng“
Kiểm bài cũ :
Dạy bài mới :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động cuả trò
A. Ổn định: 1 phút 
B. Giới thiệu : Các em vừa hát một bài hát về Bác HCM, vậy Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên ,nhi đồng lại yêu quý Bác như vậy? Bài đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó
 Các hoạt động :
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
­Mục tiêu:Học sinh biết được Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ
­Cách tiến hành:Chia lớp ra thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 vở BT/ĐĐ3 tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức tranh 
-Giáo viên thu kết quả thảo luận nhận xét ,bổ sung ý kiến của các nhóm.Yêu cầu : Thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý:
ŸBác sinh ngày ,tháng,năm nào?Quê Bác ở đâu ?Em còn biết tên gọi nào của Bác .Bác có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc ta?Tình cảm của Bác dành cho các cháu TN như thế nào
-Giáo viên kết luận
. Hoạt động 2:Kể chuyện các cháu vào đây với Bác
­Mục tiêu:Học sinh biết được tình cảm giữa những TN với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác
­Cách tiến hành:KC:Các cháu vào đây với Bác(vở BT/ĐĐ3 trg 3).Y/C thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
ŸQua câu chuyện em thấy tình cảm của các cháu TN đối với Bác Hồ như thế nào?Em thấy tình cảm của Bác đối với TN ra sao?
-Giáo viên kết luận :Bác rất yêu quý các cháu TN,Bác luôn dành cho các cháu những tinh cảm tốt đẹp.Ngược lại các cháu TN cũng luôn kính yêu Bác.
Hoạt động 3:Tìm hiểu về Năm điều Bác dạy TNNĐ
­Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy TN-NĐ
­Cách tiến hành:
-Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy.Giáo viên ghi nhanh lên bảng 
-Chia lớp ra 5 nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận tìm và ghi lại 1 số biểu hiện cụ thể của mỗi điều 
-Giáo viên củng cố lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy TNNĐ 
-Học sinh mở vở BT/ĐĐ tiến hành quan sát tranh và thảo luận nhóm 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Các nhóm khác lắng gnhe ,bổ sung sữa chữa cho nhóm bạn
-Học sinh chú ý lắng nghe,trả lời,bổ sung
-Học sinh chú ý nghe 
-Một học sinh đọc lại 
-Học sinh trả lời,học sinh khác chú ý lắng nghe,nhận xét bổ sung
-Năm học sinh đọc
-Học sinh thảo luận 
-Đại diện nhóm trình bày 
Hoạt động tiếp nối :
-Về nhà ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác dạy TN-NĐ,Sưu tầm các bài thơ,bài hát, tranh ảnh , truyện Bác Hồ với TN . Sưu tầm các tấm gương Cháu Ngoan Bác Hồ 
******************************************
Toán
ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
Mục tiêu: 
 Biết đọc viết so sánh các số có ba chữ số.
 - Bài tập cần làm: BT1; BT2; BT3; BT4
II. Chuẩn bị : Bảng phụ có ghi nội dung của BT1
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động cuả trò
I . Khởi động :1 phút
Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Ôân tập về đọc viết so sánh số có 3 chữ số
Mục tiêu :Học sinh nhớ lại và nắm được cách đọc viết so sánh số có 3 chữ số
Cách tiến hành:
-Giáo viên đưa số 160 yêu cầu học sinh xác định số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị,hàng chục,hàng trăm của số có 3 chữ số
-Giáo viên nhận xét:Mời 1 em đọc số
-Tương tư giáo viên đưa số 909.Yêu cầu học sinh xác định các hàng của các chữ số
-Giáo viên lưu ý các đọc 909
-Cho học sinh đọc số
-Giáo viên đọc số cho học sinh viết bảng con 360,306
-Chuyển :Các em đã nhớ và nắm được cách đọc ,viết số có 3 chữ số.Bây giờ chúng ta sang phần luyện tập
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu : Ôân tập củng cố cách đọc,viết so sánh số có 3 chữ số
Cách tiến hành
Bài 1
-Giáo viên đưa bảng phu ïcó nội dung BT1.Hỏi bài này yêu cầu chúng ta làm gì?
-Giáo viên giải thích :viết theo phần đọc số và viết số chỗ chấm yêu cầu điền vào .Yêu cầu học sinh làm bài 
-Hướng dẫn học sinh làm bài tiếp sức 
-Giáo viên nhận xét .Hỏi: 
ŸKhi nào chúng ta viết số ? Khi nào chúng ta viết chữ ?
Bài 2 
-Trò chơi :Tìm số nhà 
-Giáo viên đưa 2 mô hình dãy nhà lên bảng nói:Đây là 2 dãy nhà còn 1 số nhà chưa có số.Nhiệm vụ của người chơi là tìm số nhà đúng 
-Giáo viên gợi ý cho học sinh qui luật tìm số nhà . Để tìm được số nhà nhanh và đúng các em sẽ làm như thế nào ?
-So sánh số nhà đứng sau với số nhà đứng liền trước nó Vậy số tiếp theo là bao nhiêu ? 
-So sánh số nhà đứng trước với số nhà đứng liền sau nó Vậy số tiếp theo là bao nhiêu ?
-Giáo viên : Em hãy nhận xét về dãy số trong 2 dãy nhà trên 
-Gíao viên tuyên dương –gắn hoa Chuyển :Trò chơi này chính là BT2 .Về nhà các em sẽ làm 
Bài 3 
-Em hãy nêu yêu cầu của bài 
-Cả lớp tự làm bài vào vở 
-Hướng dẫn sửa bài . Giáo viên đưa bảng phụ 
-Hỏi:Vì sao em lại điền 303 < 330?Khi so sánh số ta phải lưu ý so sánh từng hàng 
-Tương tự với các bài còn lại 
-Chuyển:Cũng từ cách so sánh số này nhưng chúng ta sẽ nâng lên một bước là tìm số lớn nhất,bé nhất qua BT4 
Bài 4 
-Nhắc lại yêu cầu bài 4 
-Yêu cầu HS làm bài 
-Hướng dẫn sửa bài 
-Hỏi:Tại sao em chọn số 762 là số lớn nhất?Số 267 là số bé nhất?
-Tổng kết thưởng hoa 
Củng cố – dặn dò : 5 phút
-GV nhận xét tiết học.
Dặn dò :
 Về nhà làm bài 2,5 vào vở
-Học sinh quan sát trả lời
-Hs viết bảng con
-Viết theo mẫu
-Hs làm bài trong SGK(bút chì)
-Hs quan sát và lắng nghe
-Hơn 1 đơn vị
-321
-Kém 1 đơn vị
-398
-Hai dãy thi đua
-Đại diện 2 dãy nhận xét 
-1,2 học sinh đọc lại dãy số
-Điền dấu >,<,=
-Hs tự thể hiện 
-Mỗi dãy cử 1 em sửa
-Vì 303,330 có cùng hàng trăm là 3 303 có 0 chục;330 có 3 chục nên 303<330
-1,2 hs đọc lại
-Dãy A đọc số lớn nhất,nhận xét bảng Đ,S
-Dãy B đọc số bé nhất,nhận xét bảng Đ,S 
-Học sinh trả lời 
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
Mục tiêu: 
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- HS khá, giỏi: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết.
Chuẩn bị 
-Gv: Sơ đồ câm H.2,3/SGK,bong bóng 
-Hs:Phiếu bài tập,SGK
Các hoạt động dạy và học 
Khởi động : Hát 
 2.Bài cũ: Gv kiểm tra và hướng dẫn hs nhận biết những kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học trong SGK(2 phút)
3. Dạy bài mới (27 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
Giới thiệu bài
-Hs nghe và vận động TD buổi sáng
-Nói:Khi thực hiện động tác TD các em só nhận xét gì về nhịp thở của mình?
-Chuyển ý:Giới thiệu chủ đề và tên bài học 
Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:Thực hiện cách thở sâu
Mục tiêu :Hs nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức
Cách tiến hành :
ùTrò chơi: Ai nín thở lâu (3phút)
- Hướng dẫn luật chơi
-Nói: Các em cho biết cảm giá khi mình bit mũi nín thở?
-Chốt:Các em đều có cảm giác khó chịu khi nín thở lâu.Như vậy,nếu ta bi ngừng thở lâu thì ta có thể bị chết.Vậy em nào cho cô biết hoạt động thở có tác dụng gì đối với sự sống của con người?
ùThực hành:Thở sâu
-Mời mỗi dãy cử 1 bạn lên làm động tác thở sâu 
-Hỏi:Em hãy nhận xét khi bạn hít sâu vào thì lồng ngực và bụng của bạn như thế nào?
-Còn khi bạn thở ra hết sức thì sao?
-Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực như thế nào?
-Minh hoa ïhoạt động hô hấp bằng quả bong bóng:sau đó chốt và chuyển ý sang hoạt động 2
 Hoạt động 2:Làm việc với SGK(15phút)
*Mục tiêu :
-Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
-Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta thở ra và hít vào
-Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người 
*ùCách thiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi (5phút)
-Cho hs đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính lúp
-Nhắc lai yêu cầu và gợi ý cho hs nêu câu hỏi lẫn nhau
Bước 2:Luyện tập – thực hành 
-GọiHS đọc yêu cầu của BT2,BT3 sách BT/TNXH3
-Hướng dẫn hs thực hiện bài làm trong vở BT
-Tổ chức cho hs tham gia chữa bài
-Yêu cầu lớp nhận xét 
-Nêu câu hỏi chốt ý:
ŸCơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ?
ŸKhi ta hít vào không khí sẽ đi qua những bộ phận nào?
ŸNgược lại, khi ta thở ra không khí sẽ đi qua những bộ phận nào?
ŸVậy ta phải làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? 
-Cả lớp thực hiện
-Thở nhanh
-Cả lớp cùng tham gia
-Nêu theo cảm nhận của mình
-Giúp con người duy trì sự sống
-3 hs n ... ớp 2 (1 lần) mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
- HS ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, trái. Đứng nghiêm, nghỉ, dồn hàng, dóng hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- HS chia tổ tập luyện và thi tập giữa các tổ
- HS chơi theo đội hình vòng tròn.
Ngày soạn: 20/08/2011 Thứ sáu, ngày 26 tháng 08 năm 2011
Chính tả
NGHE - VIẾT CHƠI CHUYỀN. PHÂN BIỆT AO /OAO; AN/ANG
I. Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ; bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống BT2..
- Lầm đúng bài tập 3b
II. Chuẩn bị :Bảng phụ viết nd bài chính tả.2 băng giấy viết nd 2 bài tập trong vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học 
Khởi động : Hát
Kiểm tra bài cũ :Mời 2 HS lên bảng, đọc từng tiếng: rèn luyện, siêng năng, làn gió, đàng hoàng cho 2 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con. GV nhận xét kết quả bài chính tả tiết trước.
Dạy bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài: nghe viết Chơi chuyền
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn chính tả
-Đọc bài chính tả trong SGK/10 
-Mời 1 HS khá đọc lại
-Đọc, cả lớp đọc thầm. 
-Hỏi: Khổ thơ 1 nói điều gì?
-TL:Khổ thơ 1 nói các bạn đang chơi chuyền, miệng nói “Chuyền chuyền một”, mắt sáng ngời nhìn theo hòn cuội, tay mềm mại giơ que chuyền.
-Hỏi: Khổ thơ 2 nói điều gì? Tóm nd: Qua các động tác chơi chuyền sẽ giúp ta tinh mắt, nhanh nhẹn hơn.
-TL: Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn,có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
-Hỏi: +Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?Những câu thơ nào trong bài đặt trong dấu ngoặc kép?
-TL: 3 chữ ; viết hoa;  “Chuyền chuyền mộtHai hai đôi”
-Nói: Các em sẽ luyện viết một vài chữ khó trong bài
-Viết bảng, gọi HS phân tích, yc HS viết vào vở nháp lần lượt các từ: hòn cuội, que chuyền , sáng ngời.
TL: hòn= h + on + \, Cuội=c + uôi + .
Chú Cuội phân biệt với cặm cụi 
c. Hoạt động 2 : Viết chính tả
-Nhắc nhở HS tư thế ngồi,bút .Đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng 2 lần
-Sửa tư thế ; Viết vào vở
d. Hoạt động 3 : Chấm chữa bài chính tả
-Treo bảng viết sẵn bài chính tả,yc HS tự kiểm tra và ghi lỗi.Chấm 5-7 bài, nêu nhận xét
-Kiểm tra
e. Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS làm bài tập ct
-BT1: Dán băng giấy, mời 3 HS lên bảng điền, cả lớp làm vào vở bt .Gọi HS nêu nhận xét, sửa từ sai
-ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao,ngao ngán
-Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 làm bài 2a, nhóm 2 làm bài 2b .Gọi 2 HS của 2 dãy lên bảng sửa bài
ngang-hạn-đàn
Củng cố – dặn dò: Nhắc lại những lỗi hs mắc phải . Chuẩn bị bài : Ai có lỗi
..
Tập làm văn
NÓI VỀ ĐỘI TNTP HCM_ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu
-Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội thiêu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (BT1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. (BT2)
*GDKNS:Giao tiếp,tìm kiếm,xử lí thông tin.
II. Chuẩn bị
-Gv :Danh sách 7 đội viên_Các thẻ ghi ngày tháng năm_Bảng phụ(Viết nội dungBT2 và trình tự mẫu đơn) .Huy hiệu Đội - Khăn quàng đỏ
III.Các hoạt động
1. Khởi động : Hát
2. Kiểm tra bài : Kiểm tra sự chuẩn bị của các hs
3. Dạy bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động cuả HS
 Giới thiệu bài :
Các hoạt động :
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Đội TNTP.HCM
-Gv :Yêu cầu đọc đề và gợi sự chú ý .Yêu cầu đọc phần gợi ý 
-Gv nói :Tiết TĐ trước (thầy) cô đã giao việc chuẩn bị tài liệu Lược sử về Đội .Bây giờ (thầy) cô kiểm tra 
-Mời 1 em đọc lại gợi ý thứ 1 :Bạn nào trả lời câu hỏi này? Gv nhận xét , chốt ý kiến đúng và giảng thêm :
w15-5-1941 :Đội được mang tên là Đội Nhi đồng cứu quốc 
-Gv gọi hs đọc gợi ý 2 :Cho hs họp nhóm thảo luận chọn 5 đội viên đầu tiên .Gv nhận xét và chốt lại :Lúc đầu Đội chỉ có 5 đội viên :Nông Văn Dền –Nông Văn Thàn –Lý Văn Tịnh -Lý Thị Mì - Lý Thị Xậu .Người đội trưởng anh hùng là Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng)
-Gọi đọc gợi ý thứ 3 
-Gv nêu cách chơi :
wTrả lời câu hỏi thông qua trò chơi “Đi nhanh_Ai đúng”(Gv gắn thẻ và yêu cầu hs đọc lại)
-Gv chốt lại:
w15-5-1941:Đội tên là Đội Nhi đồng cứu nước 
w15-5-1951:Đội đổi tên là Đội Thiếu nhi Tháng tám 
wTháng 2-1956:Đội có tên là Đội Thiếu niên Tiền phong 
w30-1-1970 và cho đến nay Đội được mang tên Bác Hồ. Đó là Đội TNTP.HCM
-Ngoài các câu hỏi gợi ý trên các em có biết:
wCác bạn đội viên thường đeo gì trên cổ áo?
wBài hát của Đội là bài gì? Do ai sáng tác?
wHuy hiệu của đội có hình gì ?
wKể tên các phong trào hoạt động Đội mà em biết 
wSau khi tìm hiểu về Đội em có suy nghĩ gì ?
wĐể được vào đội em phải làm gì ?
-Chuyển ý:Để biết thêm những thông tin khác về Đội các em có thể tìm đọc qua tủ sách thư viện .Muốn mượn sách của thư viện các em cần phải có thẻ đọc sách .Bây giờ cô hướng dẫn các em làm đơn xin cấp thẻ đọc sách 
Hoạt động 2 :Hướng dẫn hs diền vào giấy tờ in sẵn 
-Hướng dẫn hs tìm hiểu hình thức của mẫu đơn 
-Gv vừa chỉ vào bảng phụ vừa nói 
wQuốc hiệu : Cộng hoà.
wTiêu ngữ :Độc lập.
-Lưu ý :Bất kì hoá đơn nào phần này bắt buộc phải có 
-Gv chỉ tiếp dòng dưới hỏi : Yêu cầu các em làm gì ?
-Địa điểm thì các em ghi tên Quận nơi mình viết đơn 
-Yêu cầu hs đọc dòng kế .Hỏi: Đây là phần nào của tờ đơn?
-Gv chỉ vào dòng và giới thiệu: Đây là địa chỉ gửi đơn .
-Yêu cầu hs đọc tiếp. Hỏi: Ở lớp 2 em đã học,đây gọi là phần gì? 
-Gv giới thiệu tiếp: Đây là phần nguyện vọng. Ở chỗ chấm chấm các em ghi năm làm đơn 
-Gv chỉ “Được cấp thẻ thư viện”: Đây là gì ?
-Phần cuối tờ đơn còn có những gì?
-Gv yêu cầu hs nhắc lại hình thức mẫu đơn gồm các phần nào?
-Thực hành : Yêu cầu hs điền vào đơn
Gv lưu ý : Phần nguyện vọng và lời hứa không cần phải viết theo mẫu.Các phần còn lại thì phải viết theo mẫu
-Hs lắng nghe
-Hs mở sách tiếng việt
-1 hs đọc bài tập 1
-Hs lấy tài liệu
-Hs đọc câu a và trả lời “Đội thành lập ngày 15-5-1941
-3 hs trả lời lại câu a 
-Hs đọc câu b
-Mỗi nhóm nhận 1 danh sách 
-Các nhóm trưởng trình bày 
-Hs nhận xét
-4 hs nhắc lại tên những đội viên đầu tiên của đội
-Hs đọc câu c
-Hs tham gia
-Hs trả lời
-Khăn quàng đỏ
-Đội ca do Phong Nhã sáng tác
-Búp măng màu xanh trên nền cờ
-Công tác Trần Quốc Toản-Kế hoạch nhỏ-Thiếu nhi là việc tốt
-Hs nêu :Tự hào về đội mong đứng vào hàng ngũ của Đội
-Học tập tốt vâng lời cha mẹ thầy cô. Tích cực tham gia các phong trào
-Hs mở vở bài tập TV /5
-Hs đọc lại 2 dòng đầu
-Địa điểm ,ngày tháng năm ,viết đơn
-Hs đọc
-Phần tự thuật 
-Lời hứa
-Lời cảm ơn,tên và chữ kí của người làm đơn
-Hs thực hiện .Gọi 4 hs đọc và nhận xét
4. Củng cố – dặn dò : NX tiết học.CB : Đọc bài tập đọc“Đơn xin vào Đội”để tập viết đơn xin vào Đội TNTP.HCM
**************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)
-Bài tập cần làm:1.2.3.
II. Đồ dùng dạy – học : Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân như BT4
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Khởi động: Kiểm tra dụng cụ học tập
Kiểm tra bài cũ:KT các bài tập đã giao về nhà của tiết 2,NX chữa bài và cho điểm hs
 3. Dạy bài mới :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài trên bảng
Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 : Vở BT trang 5 ( 6 bài)
-Yêu cầu hs tự làm bài
-Sửa bài hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện tính :
 sĐặt tính như thế nào?
 sThực hiện tính từ đâu đến đâu?
Bài 2 : Vở BT trang 5
-Yêu cầu hs nêu được cách tìm số bị trừ hoặc cách tìm số hạng trong một tổng rồi tìm x.Yêu cầu học sinh tự làm bài 
-Hỏi:sTại sao bài a. để tìm x em lại thực hiện phép cộng? (415 + 322 )
sTại sao bài b :Tìm x em lại thực hiện phép trừ ?(355 – 204)
-Hướng dẫn hs sửa bài 
Bài 3 : Vở BT trang 5
-Gọi 1 hs đọc đề bài
-Hỏi:+ Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả bao nhiêu học sinh?Trong đó khối lớp Một có bao nhiêu học sinh ?Vậy muốn tìm số học sinh khối lớp Hai ta phải làm gì?
-Yêu cầu hs làm bài 
-Hướng dẫn học sinh sửa bài
-Hs nghe giới thiệu
-3 hs lên bảng làm bài (mỗi hs thực hiện 2 con tính).Hs cả lớp làm bài vào vở BT để kiểm tra bài làm của nhau rồi sữa bài
-Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị ,hàng chục thẳng hàng chục,hàng trăm thẳng hàng trăm
-Thực hiện phép tính từ phải sang trái
-2 hs lên bảng ,cả lớp làm bài vào vở bài tập
-Vì x là số bị trừ .Trong phép trừ x –322 =415, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộn với số trừ
-Vì x là số hạng.Trong phép cộng 204 +x =355, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ cho số hạng đã biết
-Hs đọc
-1 hs lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở BT
4.	Củng cố –Dặn dò :
- Tổ chức cho hs thi ghép hình giữa các tổ .Trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhấ là tổ đó thắng cuộc .Tuyên dương tổ thắng cuộc 
- Hỏi thêm :Trong hình “con cá” có bao nhiêu hình tam giác ? NX tiết học 
- Dặn dò : Làm bài 2, 3 trang 4 SGK
**********************************
Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Ngàytháng..năm 2011
Duyệt của BGH
Ngàytháng..năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc