Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 25: Ôn 3 bài: Chúc mừng, Bàn tay mẹ và Chim sáo nghe nhạc

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 25: Ôn 3 bài: Chúc mừng, Bàn tay mẹ và Chim sáo nghe nhạc

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh thuộc lời, hát đúng giai điệu và diễn cảm 3 bài hát Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo.

- Kĩ năng: Thuộc lời và biểu diễn thuần thục từng bài.

 Trình bày 3 bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc

 Học sinh nghe nhạc, tìm hiểu về bài Lí cây bông, dân ca Nam Bộ.

- Thái độ: Học sinh yêu thích dân ca.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Hát chuẩn xác 3 bài: Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo.

- Máy hát, băng đĩa bài hát Lí cây bông, dân ca Nam Bộ.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 25: Ôn 3 bài: Chúc mừng, Bàn tay mẹ và Chim sáo nghe nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 25: Ôn 3 bài: CHÚC MỪNG, BÀN TAY MẸ VÀ CHIM SÁO
NGHE NHẠC
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	Học sinh thuộc lời, hát đúng giai điệu và diễn cảm 3 bài hát Chúc 	mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo.
Kĩ năng:	Thuộc lời và biểu diễn thuần thục từng bài.
	Trình bày 3 bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc
	Học sinh nghe nhạc, tìm hiểu về bài Lí cây bông, dân ca Nam Bộ.
Thái độ: 	Học sinh yêu thích dân ca.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát chuẩn xác 3 bài: Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo.
Máy hát, băng đĩa bài hát Lí cây bông, dân ca Nam Bộ.
Học sinh:
Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Phần mở đầu (3’):
Bát nhịp cho cả lớp hát bài “Bài ca đi học”
Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn 3 bài hát: Chúc mừng, Bàn tay mẹ, Chim sáo và nghe nhạc.
Phần hoạt động (30’):
Hoạt động1: Ôn tập 3 bài hát (20’):
Mục tiêu: 	Học sinh hát tốt 3 bài hát
Thuộc lời và biểu diễn thuần thục từng bài.
	Trình bày 3 bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc
Phương pháp:	Đàm thoại, trò chơi và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, máy hát, thanh gõ đệm (nếu có).	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập
	Giáo viên gõ phách cho học sinh nghe xem đó là câu hát nào trong bài hát nào?
a) Ôn bài hát Chúc mừng:	
	Mỗi tổ trình bày bài hát với tốc độ: hơi chậm, hơi nhanh.
	Gọi vài học sinh trình bày, sửa cho các em những chỗ hát chưa đúng 
	Chia lớp thành 2 nửa, hát đối đáp:
Nửa lớp hát: Cùng đàn cùng hát vang lừng
Nửa lớp hát: Họp vào ngày tết tưng bừng
Từ câu Nhịp nhàng cùng hát vui bên người thân,đến hết bài, cả lớp hát
	Cho học sinh hát bài hát gõ theo phách, nhịp theo nhóm, dãy.
b) Ôn bài hát Bàn tay mẹ:
	Vài học sinh trình bày từng đoạn trong bài
	Học sinh trình bày bài theo tổ:
Tổ 1: Hát và gõ đệm theo phách.
Tổ 2: Hát và gõ đệm theo tiết tấu
Tổ 3: Hát và gõ đệm theo nhịp
Tổ 4 hát và gõ đệm theo phách.
	Nhắc học sinh hát thuộc, rõ lời, diễn cảm.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp vân động theo nhạc.
	Câu 1: Bàn tay trái đưa ra phía trước, ngửa lòng bàn tay rồi ấp bàn tay lên ngực (trùng với tiếng con). Tương tự với tay phải để 2 tay bắt chéo trước ngực. Chân chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp.
	Câu 2: Nghiêng đầu bên trái, chỉ ngón tay trỏ trái ngang tai (trùng với tiếng nấu). Tương tự với tay phải. Chân chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp.
	Câu 3: Hai tay giơ cao, lòng bàn tay hướng vào trong, cùng vẫy nhẹ sang trái rồi sang phải. Cuối câu 2 tay bắt chéo trước ngực.
	Câu 4: Giống câu 3
	Câu 5: Giống câu 1
	Học sinh tự chọn nhóm 4-5 em lên biểu diễn trước lớp, hát kết hợp vận động theo nhạc.
c) Ôn tập bài hát Chim sáo:
	Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu học sinh 1 nhóm hát gõ đệm theo phách, 1 nhóm hát gõ đệm theo tiết tấu. Cả 2 nhóm làm cùng 1 lúc.
	Hướng dẫn học sinh hát và múa phụ họa theo bài hát:
Lời 1
 Câu 1:	Tay trái đưa lên cao, tay phải đưa ngang ngực, cùng chiều với tay trái. Khi hát hai tay lắc lắc theo giai điệu của bài hát.
 Câu 2: 	Đổi tay và thực hiện như câu 1
 Câu 3: Tay trái đưa lên cao, tay phải đưa thấp xuống và lắc lắc tay theo nhạc, đến câu la là đổi tay.
Lời 2
 Câu 1: 	Tay trái đưa lên ngang tai, ngón trỏ chỉ chỉ, đầu nghiêng cùng chiều tay chỉ.
 Câu 2: 	Đổi tay và thực hiện như câu 1
 Câu 3: 	Thực hiện như lời 1.
	Gọi vài nhóm khá lên biểu diễn
Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.
	Học sinh nghe giai điệu, nhận biết tên từng bài hát, câu hát.
	Các tổ hát theo hướng dẫn
	1-2 học sinh hát
	Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên	
	Các tổ trình bày.
	Học sinh hát từng đoạn
	Hát theo hướng dẫn của giáo viên
	Hát kết hợp vận động theo nhạc theo cá nhân, nhóm.
	Học sinh biểu diễn trước lớp
	Học sinh hát và gõ đệm theo yêu cầu
	Học sinh hát và múa phụ hoạ theo bài hát.
	1-3 nhóm biểu diễn 	
Hoạt động 2: Nghe nhạc: Lí cây bông, dân ca Nam Bộ (10’):
Mục tiêu: 	Học sinh nghe nhạc, tìm hiểu về bài Lí cây bông, dân ca Nam Bộ
- 	Đồ dùng:	Máy nghe và băng đĩa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập
	Giáo viên mở băng bài hát Lí cây bông 1 câu đầu rồi hỏi: Các em có biết đó là bài hát nào?
	Trong lớp mình có ai thuộc bài Lí cây bông, có thể hát cho các bạn nghe được không?
	Bài hát Lí cây bông, dân ca Nam Bộ có giai điệu thật giản dị mà dễ thương. Bài hát hình thành từ câu lục bát:
Bông xanh bông trắng bông vàng
Bông lê bông lựu đó nàng mấy bông?
	Bài Lí cây bông có thể phù hợp với hình thức trình bày đơn ca, song ca và tốp cabài hát thể hiện niềm lạc quan, tin yêu trong cuộc sống
	Giáo viên mở băng, đĩa hát Lí cây bông
	Giáo dục các em có thái độ chăm chú, tập trung khi nghe nhạc.
	Các em có cảm nhận gì sau khi nghe bài Lí cây bông?
	Mở băng và học sinh hát hoà giọng theo bài hát.
Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.
	Lắng nghe và trả lời: bài hát Lí cây bông
	Học sinh trả lời
	Lắng nghe
	Lắng nghe
	Học sinh tự nói cảm nhận của mình.
	Lắng nghe và hát hoà giọng.
 C. Phần kết thúc: (3’)
- 	Tóm lại nội dung đã ôn lại trong tiết học.
- 	Dặn học sinh ôn lại 3 bài hát.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
 NgàythángNăm. NgàythángNăm.
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_4_tiet_25_on_3_bai_chuc_mung_ban_tay.doc