Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 4: Học hát bài: Bạn ơi lắng nghe. Kể chuyện âm nhạc

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 4: Học hát bài: Bạn ơi lắng nghe. Kể chuyện âm nhạc

MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hát thuộc và đúng bài hát Bạn ơi lắng nghe.

Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na(Tây Nguyên).

Học sinh có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống qua câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ.

- Kĩ năng: Hát đúng, đồng đều, rõ lời, hoà giọng với cả lớp.

Tập biểu diễn từng lớp kết hợp động tác phụ hoạ.

- Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương và quý trọng các dân tộc ít người anh em.

II. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

- Hát chuẩn xác bài hát: Bạn ơi lắng nghe.

- Bảng phụ chép sẳn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu.

- Tranh ảnh minh hoạ bài Bạn ơi lắng nghe và câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ.

- Máy hát, băng đĩa bài hát.

b. Học sinh:

- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 4 - Tiết 4: Học hát bài: Bạn ơi lắng nghe. Kể chuyện âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 4: Học hát bài: BẠN ƠI LẮNG NGHE
	KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I.	MỤC TIÊU:
Kiến thức: 	Học sinh hát thuộc và đúng bài hát Bạn ơi lắng nghe.
Biết bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na(Tây Nguyên).
Học sinh có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống qua câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ.
Kĩ năng:	Hát đúng, đồng đều, rõ lời, hoà giọng với cả lớp.
Tập biểu diễn từng lớp kết hợp động tác phụ hoạ.
Thái độ: 	Giáo dục lòng yêu thương và quý trọng các dân tộc ít người anh em.
II. 	CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Hát chuẩn xác bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
Bảng phụ chép sẳn bài tập cao độ, bài tập tiết tấu.
Tranh ảnh minh hoạ bài Bạn ơi lắng nghe và câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ.
Máy hát, băng đĩa bài hát.
Học sinh:
Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
III. 	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Phần mở đầu (7’):
Bắt nhịp cho học sinh hát bài “Lớp chúng mình đoàn kết”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ôn bài cũ:
Giáo viên đọc cho học sinh nghe lại cao độ các nốt Đô, Mi, Son, La
	Cho cả lớp đọc lại bài tập cao độ và bài tập tiết tấu, sau đó gọi vài em đọc lại.
	Nhận xét, cho điểm học sinh.
Giới thiệu bài mới:
Treo tranh và giới thiệu: Tây Nguyên là vùng đất cao ở phía Nam Trung Bộ. Nơi núi rừng hùng vĩ, có các dân tộc ít người như Ê-đê, Gia-rai, Xơ-đăng, Ba-Na,cùng chung sống. Người dân ở đây rất yêu âm nhạc, ca hát. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều bài dân ca quen thuộc đã được phổ biến rộng rãi như: Ru con (dân ca Xơ-đăng), đi cắt lúa (dân ca H’rê) và có các nhạc cụ như:T’rưng, Klông pút, Kơ-ní, 
Hôm nay chúng ta sẽ học hát bài “Bạn ơi hãy lắng nghe”, một trong những bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên. Bài hát như gợi nên một bức tranh tươi đẹp về cuộc sống thanh bình ở miền đất này.
Giáo viên hát mẫu (mở băng) cho học sinh nghe 1 lần.
Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng).
Khởi động giọng trước khi tập hát.
	Lắng nghe.
	Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên.
	Lắng nghe.
	Lắng nghe bài hát.
	Học sinh nhận xét về bài hát.
	Khởi động giọng theo hướng dẫn.
Phần hoạt động (25’):
Nội dung1: Dạy hát bài Bạn ơi hãy lắng nghe (10’)
- 	Mục tiêu: 	Học sinh hát thuộc và đúng bài hát Bạn ơi lắng nghe.
Hát đúng, đồng đều, rõ lời, hoà giọng với cả lớp.
Phương pháp:	Hát mẫu và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4 và nhạc cụ gõ đệm.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hoạt động 1: Dạy hát từng câu:
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu:
	Gọi vài học sinh đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trong sách giáo khoa.
	Giáo viên vỗ tay theo tiết tấu cho học sinh nghe một lần.
	Hướng dẫn học sinh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca từng câu.	
	Bắt nhịp cho cả lớp vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.	
	Chia thành 2 nhóm, bắt nhịp cho học sinh đọc đối đáp từng câu từ đầu cho đến hết bài.
	Trong quá trình học sinh đọc lời ca, giáo viên chú ý điều chỉnh sai sót cho học sinh.
Dạy hát từng câu:
	Hát mẫu và tập hát từng câu cho học sinh:
Chú ý: Tập hát đúng những chỗ nửa cung thật chính xác (những chữ in nghiêng):
Lời 1:
Câu 1: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe.
Câu 2: Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào.
Câu 3: Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát.
Câu 4: Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào.
	Bắt nhịp cho cả lớp hát đồng thanh lời 1 của bài hát.
	Giáo viên chỉ định vài học sinh hát lại lời 1 để sửa lỗi.	
	Hết 4 câu, giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào giâi điệu của lời 1 hát lời 2.
Lời 2:
Câu 1: Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi.
Câu 2: Có nhìn thấy đàn chim câu xanh.
Câu 4: Cánh gọi nắng bay về rẫy lúa.
Câu 3: Lúa mừng nắng lúa reo rì rào.
 	Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh hát nối tiếp nhau từ đầu cho đến hết bài.
	Mở nhạc đệm cho học sinh hát đồng thanh cả bài.
	1-3 học sinh đọc lời của bài hát.
	Lắng nghe.
	Tập vỗ tay theo hướng dẫn của giáo viên.
	Cả lớp vỗ tay theo yêu cầu của giáo viên.	
	Hát đối đáp theo nhóm.
	Tập hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên, vừa tập hát từng câu vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
	Cả lớp hát.
	1-3 học sinh hát.	
	1-2 học sinh hát.
	4 nhóm hát nối tiếp.
	Cả lớp hát.
Nội dung 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ (5’):
	- 	Mục tiêu: 	Hát đúng, đồng đều, rõ lời, hoà giọng với cả lớp.
Tập biểu diễn từng lớp kết hợp động tác phụ hoạ.	 
Phương pháp:	Hát mẫu và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
- 	Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4 và nhạc cụ gõ.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Hoạt đông 1: Tập gõ đệm hoặc vỗ tay theo tiết tấu lời ca:
 Ví dụ:	Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe.
 x x x x x x x
	Bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
	Gọi vài học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca.
	 Giáo viên nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.
b) Hoạt động 2: Tập gõ đệm theo nhịp và theo phách:
 Ví dụ: 	Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe.
Theo nhịp: x x
Theo phách: x x x x
	Chia lớp thành 2 dãy: một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại cách thực hiện.
	Cho học sinh hát nối tiếp và vỗ tay theo nhiều cách.
	Giáo viên nhận xét, sửa lỗi cho học sinh.
Hoạt động 3: Giáo dục tư tưởng:
	Qua bài hát các con thấy vùng đất Tây Nguyên có đẹp không?
	Tây Nguyên các dân tộc ít người với chúng ta là đồng bào anh em. Qua bài hát này cô mong rằng các con sẽ thêm yêu thích những bài hát dân ca của họ cũng như càng yêu thương và quý trọng con người của vùng đất Cao Nguyên hùng vĩ này.
	Cả lớp hát.
	1-2 học sinh hát.
	Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
	Trả lời	
	Lắng nghe.
3. 	Nội dung 3: 	Kể chuyện âm nhạc: (10’)
	- 	Mục tiêu: 	Học sinh có thêm hiểu biết về tác dụng của âm nhạc đối với cuộc sống qua 	câu chuyện tiếng hát Đào Thị Huệ.	 
Phương pháp:	Kể chuyện, đàm thoại và trực quan.
- 	Đồ dùng:	Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4 và tranh minh hoạ truyện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
	Giáo viên treo tranh giới thiệu câu chuyện: Vào thời nhà Lê, giặc Minh xâm lược nước ta, có một người con gái đã góp phần giải phóng quê hương mình được nhân dân lập đền thờ tại thôn Đào tỉnh Hưng Yên. Vì sao cô ấy lại làm được điều đó, cô đã có sức mạnh gì, các con hày cùng cô tìm hiểu câu chuyện : Tiếng hát Đào Thị Huệ.
	Giáo viên kể chuyện cho học sinh nghe.
	Giáo viên đặt câu hỏi để củng cố nội dung câu chuyện bằng một trò chơi: “Truyền tin”: Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ truyền một tin, sau khi kết thúc bài hát “Bạn ơi lắng nghe”, em nào bắt được tin phải trả lời câu hỏi trong tin:
 Tin 1: Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn nào trong lịch sử nước ta?
 Tin 2: Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà lại đem niềm vui đến cho dân làng?
 Tin 3: Vì sao nhân dân lại lập đền thờ cô Đào Thị Huệ?
 Tin 4: Cô Đào Thị Huệ dùng cách gì để trả thù cho quê hương?
	Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về câu chuyện.
	Giáo viên nêu ý nghĩa của câu chuyện: Âm nhạc không những giúp cho ta giải trí, ngoài ra âm nhạc còn có rất nhiều tác dung trong cuộc sống.
	Lắng nghe câu chuyện.
	Chơi trò chơi truyền tin và trả lời câu hỏi trong tin.
	Câu chuyện xảy ra ở giai đoạn thời Lê trong lịch sử nước ta.
	Cô có tiếng hát mượt mà như tơ lục, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng suối đã đem lại niềm vui, hạnh phúc cho dân làng.
	Vì cô đã góp phần đẩy lùi giặc Minh giải phóng quê hương mình.
	Cô đã dùng tiếng hát ngọt ngào của mình để trả thù cho quê hương.
	Học sinh phát biểu.
	Lắng nghe.
C. Phần kết thúc: (3’)
- 	Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe” cùng với băng nhạc.
- 	Dặn học sinh ôn lại bài hát và tập vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca cho thật thuộc.
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
RÚT KINH NGHIỆM:
 NgàythángNăm. NgàythángNăm.
 Khối trưởng	 Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_4_tiet_4_hoc_hat_bai_ban_oi_lang_ngh.doc