I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Ôn tập một số kiến thức về đọc, chép nhạc.
- Kĩ năng: Học sinh nhớ được các vấn đề lý thuyết kí âm, các vị trí, các hình nốt đã học.
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát, hiểu biết về các kiến thức âm nhạc cơ bản
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Đọc lại các bài tập đọc nhạc, xem kĩ lại các phần về lí thuyết, các kí hiệu âm nhạc.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5.
Môn: ÂM NHẠC Khối lớp: NĂM Tiết 31: ÔN LẠI CÁC KIẾN THỨC VỀ ĐỌC CHÉP NHẠC MỤC TIÊU: Kiến thức: Ôn tập một số kiến thức về đọc, chép nhạc. Kĩ năng: Học sinh nhớ được các vấn đề lý thuyết kí âm, các vị trí, các hình nốt đã học. Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát, hiểu biết về các kiến thức âm nhạc cơ bản CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc lại các bài tập đọc nhạc, xem kĩ lại các phần về lí thuyết, các kí hiệu âm nhạc. Học sinh: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Phần mở đầu (1’): Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn lại các kiến thức về đọc chép nhạc Phần hoạt động (30’): Hoạt động 1: Ôn các kiến thức về đọc chép nhạc (23’): Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ được các vấn đề lý thuyết kí âm, vị trí, các hình nốt đã học - Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 5 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương pháp: Trực quan, thực hành 1. Nốt pha và nốt Xi trên khung nhạc: Giáo viên cho học sinh xem hình trong Sách giáo khoa và đọc tên 7 nốt nhạc. Chú ý nốt Đô là nhắc lại Đô ở 1 quãng 8 trên. Giáo viên đặt câu hỏi: + Ở lớp 5, các em đã đọc thêm 2 nốt mới đó là những nốt nào ? + Chỉ vị trí của nốt Fa và Si trên khuông nhạc. 2. Hình nốt có chấm dôi: Giáo viên viên 1 vài nốt chấm dôi lên bảng và giải thích lại cho học sinh nhớ: hình nốt có chấm dôi thì độ ngân được tăng thêm 1 nửa độ ngân của nốt đó. Ví dụ: = + ; = + 3. Dấu luyến, dấu nối, lặng đen và lặng đơn: Nhịp và phách: Giáo viên viết lên bảng một số hình vẽ để khai thác các câu hỏi Giáo viên hỏi: + Ô nhịp dấu trong hình gọi là nhịp lấy đà. Vì sao ? + Thử so sánh dấu luyến và dấu nối ? 4. Nhịp và : + Nhịp có mấy phách ? Độ ngân của mỗi phách ? + Trong 2 phách của nhịp, phách nào mạnh, phách nào nhẹ ? Giáo viên hỏi các kiến thức về nhịp : + Nhịp có mấy phách ? Độ ngân của mỗi phách ? + Trong 2 phách của nhịp, phách nào mạnh, phách nào nhẹ ? 5. Dấu quay lại và khung thay đổi: Giáo viên cho học sinh tìm trên hình trong SGK đâu là dấu quay lại, đâu là khung thay đổi. Giáo viên hỏi: + Trong khung thay đổi có ghi số 1, 2, ý nghĩa của các con số là gì ? Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp Học sinh thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên Fa, Si Nốt Fa nằm ở khe thứ 1, nốt Si nằm ở dòng thứ 3. Học sinh theo dõi Vì nhịp đầu dư có phách yếu, không có phách mạnh, nó lấy đà cho ô nhịp sau. Dấu luyến: nối 2 nốt có độ cao khác nhau Mi-La Dấu nối: nối 2 nốt Đô trắng với Đô đen để tăng độ ngân. Nhịp có 2 phách, mỗi phách tương ứng với 1 nốt đen. Phách thứ 1 mạnh, phách thứ 2 nhẹ Nhịp có 3 phách, mỗi phách tương ứng với 1 nốt đen. Phách thứ 1 mạnh, phách thứ 2 và thứ 3 là phách nhẹ Học sinh nghe và trả lời câu hỏi Là hát lại 2 lần. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của Giáo viên. C. Phần kết thúc (5’): - Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài Những bông hoa những bài ca và vỗ tay theo phách. - Dặn học sinh về nhà ôn lại các kiến thức về âm nhạc đã học chuẩn bị kiểm tra cuối kì 2 - Nhận xét tiết học. NHẬN XÉT TIẾT DẠY: RÚT KINH NGHIỆM: NgàythángNăm NgàythángNăm. Khối trưởng Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: