Giáo án Môn Chính tả HK 1 - Lớp 3 - Trường tiểu học Ngọc Đông 1

Giáo án Môn Chính tả HK 1 - Lớp 3 - Trường tiểu học Ngọc Đông 1

 TUẦN 1

 Chính tả (Tiết 1):

Đề bài: CẬU BÉ THÔNG MINH (Tập chép).

I.Mục tiêu:

1.Rèn kĩ năng viết chính tả:

- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài .

- Làm đúng bài tập ( 2 ) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn ; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng .

- Từ đoạn chép mẫu trên bảng của Gv, củng cố cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu phải viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào 2 ô. Kết thúc câu phải đặt dấu chấm, lời nói nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn: an/ang (bài tập lựa chọn).

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn GVcần chép, nội dung bài tập 2b.

- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 63 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1413Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Môn Chính tả HK 1 - Lớp 3 - Trường tiểu học Ngọc Đông 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
 Chính tả (Tiết 1):
Đề bài:	 CẬU BÉ THÔNG MINH (Tập chép).
I.Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài .
- Làm đúng bài tập ( 2 ) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn ; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng .
- Từ đoạn chép mẫu trên bảng của Gv, củng cố cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu phải viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào 2 ô. Kết thúc câu phải đặt dấu chấm, lời nói nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn: an/ang (bài tập lựa chọn).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn GVcần chép, nội dung bài tập 2b.
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Mở đầu
(3-4phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
(1-2phút)
2.HD hs tập chép
(18-20 phút)
3.HD hs làm bài tập
(6-7phút)
a.Bài tập 2a
b.Bài tập 3
Củng cố, dặn dò
(2-3 phút)
-GVnhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả.
-GVnêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Ghi đề bài.
a.Hướng dẫn hs chuẩn bị.
-GVđọc đoạn chép trên bảng.
-Gọi 2,3 hs đọc lại , hỏi:
+Đoạn này chép từ bài nào?
+Tên bài viết ở vị trí nào?
+Đoạn chép có mấy câu?
+Cuối mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết thế nào?
GVhướng dẫn hs luyện viết các từ khó vào bảng con: chim sẻ, mâm cỗ, sứ giả, kim khâu, sắc, xẻ thị.t
-GVdùng phấn màu gạch chân dưới các từ hs hay viết sai rồi xoá đi, nhận xét, sửa sai cho hs.
b.Hs chép bài vào vở.
-GVtheo dõi, uốn nắn thêm cho các em về tư thế ngồi, rèn chữ viế.
c.Chấm chữa bài:
-GVhướng dẫn hs nhìn bài mẫu trên bảng, tự đọc thầm từng cụm từ và tự chữa lỗi bằng bút chì, ghi số lỗi ra lề vở.
-GVchấm khoảng từ 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt : nội dung bài chép (đúng / sai), chữ viết (sạch / bẩn ; đẹp / xấu), cách trình bày bài (đẹp / xấu ; đúng sai).
-Bài tập lựa chọn.
-GVnêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài.
-GVcho hs nhận xét, chữa bài.
-Câu b: đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng.
-Điền chữ và tên chữ còn thiếu.
-GVmở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ, nêu yêu cầu bài tập (hs không cần kẻ bảng vào vở).
-Mời 1 hs làm mẫu: ă - á.
-Gọi một hs lên bảng làm bài, cho cả lớp làm vào bảng con.
-GVnhận xét, sửa sai.
-Cho nhiều hs đọc 10 chữ và tên chữ (nhìn bảng).
-Cho hs học thuộc thứ tự của 10 tên chữ và và chữ tại lớp.
-Cách làm:
-GVxoá hết những chữ đã viết ở cột chữ, yêu cầu 1 số hs nêu.
-GVxoá hết tên chữ viết ở cột tên chữ, yêu cầu một số hs nêu.
-GV xoá hết cả bảng, mời 2,3 hs đọc thuộc 10 tên chữ.
-Sau đó, cho cả lớp viết lại 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự vào vở:
Số thứ tự
Chữ
Tên chữ
1
a
a
2
ă
á
3
â
ớ
4
b
bê
5
c
xê
6
ch
xê hát
7
d
dê
8
đ
đê
9
e
e
10
ê
ê
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc nhở những hs còn thiếu sót về tư thế ngồi viết, cách giữ gìn vở sạch, chữ đẹp.
- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài
Từ đoạn chép mẫu trên bảng của Gv, củng cố cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu phải viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào 2 ô. Kết thúc câu phải đặt dấu chấm, lời nói nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng
-Chuẩn bị bài sau: Nghe viết: Chơi chuyền.
-Hs lắng nghe.
-2 hs đọc lại đề bài.
-Hs theo dõi.
-2,3 hs nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
-Cậu bé thông minh.
-Viết giữa trang vở.
-3 câu.
-Dấu chấm, chữ cái đầu câu phải viết hoa.
-Luyện viết các từ khó.
-Hs tập chép.
-Tự chấm chữa bài.
-Hs tự làm bài, 1 hs làm bài trên bảng.
-Nhận xét.
-Hs chú ý lắng nghe.
-1 hs làm mẫu
1 hs làm bài trên bảng lớp, lớp làm bài trên bảng con.
-Nhận xét bài làm của bạn.
-Luyện đọc nhiều lần cho thuộc tên các chữ và chữ.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm : 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................======– µ —======
TUẦN 1
Chính tả (Tiết 2):
Đề bài:	 NGHE-VIẾT : CHƠI CHUYỀN.
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Nghe - viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ .
- Điền đúng các vần ao / oao vào chỗ trống ( BT2 ) .
- Làm đúng BT (3) a / b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn 
- Từ đoạn viết, cung cấp cách trình bày bài thơ: Chữ đầu các dòng phải viết hoa, viết bài thơ ở giữa trang vở hoặc chia vở ra 2 phần để viết.
I. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2.
- Vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy học
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(3-4 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
(1-2 phút)
2.HD nghe viết
(18-20 phút)
3,HD hs làm bài tập
(6-7 phút)
4.Củng cố, ,dặn dò
(1-2 phút)
-GVđọc cho 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ: dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng.
-Nhận xét, GVyêu cầu hs sửa sai (nếu có).
-Kiểm tra 2 hs đọc thuộc lòng đúng thứ tự 10 tên chữđã học ở tiết trước:a, ă, ớ, bê, xê, xê hát, dê, đê,e, ê.
-GVnhận xét bài cũ.
-Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Ghi đề bài.
a.Hướng dẫn hs chuẩn bị:
-GVđọc 1 lần bài thơ.
-Giúp hs nắm nội dung bài thơ.
-Gọi 1 hs đọc khổ thơ 1, hỏi:
+Khổ thơ 1 nói lên điều gì?
-Gọi 1 hs đọc tiếp khổ 2, hỏi:
+Khổ thơ 2 nói lên điều gì?
-Giúp hs nhận xét:
+Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+Chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào?
+Những câu thơ nào được đặt trong dấu ngoặc kép? Vì sao?
-Hướng dẫn hs cách trình bày bài thơ.
-Cho hs tập viết bảng con các từ khó: hòn cuội, mềm mại, que chuyền, dây chuyền, mỏi, dẻo dai.
-GVnhận xét.
b.GVđọc bài cho hs viết.
-GVđọc thong thả từng dòng thơ cho hs viết vào vở.
c.Chấm chữa bài:
-Dựa bài 1 hs viết trên bảng, hs tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
-GVchấm tự 5-7 bài, nhận xét từng bài vè nội dung, chữ viết, cách trình bày.
a.Bài tập 2: Gọi 1 hs đọc yêu cầu
-GVtreo bảng phụ, mời 2 hs lên bảng thi điền vần nhanh.
-Cho cả lớp làm bài vào vở 2A.
-Cả lớp nhận xét, GVsửa sai cho hs
-Gọi 2,3 hs nhìn bảng đọc lại kết quả bài làm trên bảng, GVsửa lỗi phát âm cho hs
-Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
b.Bài tập 3b (lựa chọn):
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập.
-HD hs làm bài vào bảng con, sau một thời gian quy định, Hs giơ bảng con và đọc lời giải.
-GVnhận xét, cho hs làm bài vào vở.
-Giải đáp: ngang, hạn, đàn.
-Nhận xét tiết học.
- Từ đoạn viết, cung cấp cách trình bày bài thơ: Chữ đầu các dòng phải viết hoa, viết bài thơ ở giữa trang vở hoặc chia vở ra 2 phần để viết.
- Điền đúng vào chỗ trống các vần: ao/oao. Tìm đúng các tiếng có vần an /ang theo nghĩa đã cho.
-Chuẩn bị bài sau: nghe-viết: Ai có lỗi?
-Hs viết lại các từ khó.
-2 hs đọc thuộc lòng 10 tên chữ đã học.
-2 hs đọc lại đề bài.
-1 hs đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
-Tả các bạn đang chơi chuyền, miệng nói: chuyền chuyền một, mắt sáng ngời, nhìn theo hòn cuội, tay mềm mại vơ que chuyền.
-Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức khoẻ dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc dây chuyền trong nhà máy.
-3 chữ.
-Viết hoa.
-Hs nêu các câu đó, vì đó là câu nói của khi chơi trò chơi.
Tập viết các từ khó.
-Hs viết bài.
-Tự chấm chữa bài.
-1 hs đọc yêu cầu
-2 hs thi làm bài nhanh.
-Lớp làm bài vào. 
-Nhận xét.
-1 hs đọc yêu cầu.
-Hs làm bài vào bảng con.
@ Bổ sung – rút kinh nghiệm : 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................======– µ —======
 TUẦN 2 
Chính tả (tiết 3)
 Đề bài:	NGHE - VIẾT : AI CÓ LỖI ?
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch / uyu ( BT 2 ) .Nhớ cách viết những tiếng có 
âm vần dễ lẫn ăn / ăng.
- Làm đúng BT (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 hoặc 3 lần nội dung bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học:
- Vở bài tập 
Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ
(3-4 phút)
B.Bài mới
1,Giới thiệu bài
(1-2 phút)
2.HD hs nghe, viết
(18-20 phút)
3.Hd hs làm bài tập
(5-7phút)
4.Củng cố, dặn dò
(1-2 phút)
-GVđọc cho 2,3 hs lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: ngọt ngào, ngao ngán, cái đàn, đàng hoàng, hạn hán, hạng nhất
-GVnhận xét
-Nêu mục đích yêu cầu của bài học
-Ghi đề bài
a.Hướng dẫn hs chuẩn bị
-GVđọc 1 lần đoạn văn cần viết chỉnh tả
-HD nhận xét
+Đoạn văn nói về điều gì?
+Tìm tên riêng trong bài chính tả
+Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên?
-GVyêu cầu hs tập viết vào bảng con những tiếng dễ sai: Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ, vác củi
-GVnhận xét
b.GVđọc bài cho hs viết.
-GVđọc bài, hs viết, 1 hs lên bảng viết
c.Chấm chữa bài.
-HD hs dựa vào bài viết trên bảng, các em đọc từng cụm từ, tự chữa lỗi bằng bút chì.
-GVchấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, cách trình bày, về chữ viết.
a.Bài tập 2:
-Gọi 1,2 hs nêu yêu cầu của bài tập
-GVchia bảng thành 3 cột, chia lớp thành 3 nhóm, mời các nhóm chơi trò chơi tiếp sức: hs mỗi nhóm tiếp nối nhau viết lên bảng các từ có chứa tiếng có vần: uêch / uyu.
-Hs cuối cùng của nhóm thay mặt nhóm đọc kết quả.
-Cả lớp và GVnhận xét, rút kinh nghiệm
-GVcho cả lớp viết vào vở các từ chứa tiếng có vần khó vừa tìm được:
+Nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác, trống huếch.
+Khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khuỵu, khúc  ... ....................................................
===========–v—=============
TUẦN 17
Chính tả (Tiết 33):
Đề bài: 	NGHE- VIẾT : VẦNG TRĂNG QUÊ EM.
I.Yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ phiếu to viết nội dung bài tập 2b.
- Vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(3-4 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
(1-2 phút)
2.Hd hs nghe- viết
(18-22 phút)
3.Hd hs làm bài tập chính tả
(10 phút)
4.Củng cố, dặn dò
(1-2 phút)
-Gv mời 1 hs đọc cho 2,3 bạn viết bảng lớp, lớp viết vào bảng con các từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã (bài tập 2 b-tiết 32): lưỡi bằng gang, thuở bé, thẳng băng, tuổi đã già.
-Nhận xét bài cũ.
-Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Ghi đề bài.
a.Hd hs chuẩn bị:
-GV đọc đoạn văn.
-Gọi 2 hs đọc lại bài.
-Giúp hs nắm nội dung bài chính tả: 
+Vầng trăng quê em nhô lên đẹp như thế nào?
-Giúp hs nhận xét chính tả, Gv hỏi:
+Bài chính tả gồm mấy đoạn? Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?
-Yêu cầu hs đọc thầm lại bài, tự ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai để không mắc lỗi khi viết bài như: luỹ tre, làn gió nồm nam, đáy mắt, khuya, thao thức.
b.GV đọc cho hs viết bài.
c,Chấm chữa bài:
-Yêu cầu hs đổi vở, chữa bài, ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
-Gv chấm từ 5-7 bài, nhận xét về nội dung, cách trình bày,chữ viết của hs.
a.Bài tập 2b (lựa chọn).
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập.
-GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, mời 2 tốp hs (mỗi tốp 5 em) tiếp nối điền vần ăc /ăt vào 5 chỗ trống.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Mời 1 số hs đọc lại kết quả.
-Câu b: mắc trồng khoai, bắc mạ, gặt hái, mặc đèo cao, ngắt hoa.
-Nhận xét tiết học.
-Gv nhắc hs về nhà học thuộc lòng các câu đố và câu ca dao ở bài tập 2.
-Chuẩn bị bài sau: Nghe- viết: Âm thanh thành phố.
-Hs viết lại các từ có thanh hỏi, thanh ngã đã học.
-2 hs đọc lại đề bài.
-Hs chú ý lắng nghe.
-2 hs đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.
-Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.
-2 đoạn, chữ đầu mỗi đoạn viết hoa, lùi vào 2 ô.
-Hs tự đọc thầm lại đoạn chính tả, viết ra các từ khó.
-Hs viết bài vào vở.
-Hs đổi vở, chấm bài.
-1 hs đọc yêu cầu.
-2 tốp hs làm bài trên bảng.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
-Một số hs đọc lại kết quả, làm bài vào vở.
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========–v—=============
TUẦN 17
Chính tả (Tiết 34):
Đề bài: 	 NGHE- VIẾT : ÂM THANH THÀNH PHỐ.
I.Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Tìm được từ có vần ui / uôi ( BT2)
- Làm đúng BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ, 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng bài tập 2.
- 4 hoặc 5 tờ giấy khổ A4 để hs viết lời giải bài 3b.
- Vở bài tập 
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.Bài cũ
(3-4 phút)
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
(1-2 phút)
2.HD hs nghe-viết
(18-22 phút)
3.HD hs làm bài tập chính tả
(10 phút)
4.Củng cố, dặn dò
(1-2 phút)
-Gv mời 1 hs khá đọc cho 2,3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con 5 từ có vần ăc /ăt như: bắc mạ, gặt hái, ngắt hoa, mặc đèo cao, mắc trồng khoai.
-Nhận xét bài cũ.
-Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Ghi đề bài.
a.Hd hs chuẩn bị:
-GV đọc 1 lần đoạn chính tả.
-Mời 1,2 hs đọc lại đề bài.
GV hỏi:
+Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
b.Gv đọc cho hs viết.
c.Chấm chữa bài:
-Yêu cầu hs đổi vở, chấm bài, ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
-GV chấm từ 5-7 bài, nhận xét về nội dung, cách trình bày, chữ viết của hs.
a.Bài tập 2:
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
-GV dán bảng 3 từ phiếu đã viết nội dung bài tập 2, mời 3 nhóm lên bảng thi tiếp sức (Gv khuyến khích các nhóm viết được càng nhiều càng tốt).
Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-Gọi nhiều hs đọc kết quả.
-5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi:
 ui
củi, gùi, túi, vui, lúi húi
 uôi
chuối, suối, muối, buổi sáng, tuổi thơ
b.Bài tập 3b (lựa chọn)
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Mời 1 hs lên bảng làm bài.
-Gv nhận xét, chữa bài:
Lời giải: bắc, ngắt, đặc.
-Nhận xét tiết học.
-Gv nhắc hs về nhà đọc lại bài tập 2,3, ghi nhớ chính tả.
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
-Viết lại một số từ có vần ăc /ăt đã học.
-2 hs đọc lại đề bài.
-Hs chú ý lắng nghe.
-2 hs đọc, cả lớp theo dõi.
-Các chữ đầu câu, đầu đoạn (Hải, Mỗi, Anh), các địa danh( Cẩm Phả, Hà Nội), tên người nước ngoài (Bét-tô-ven - viết hoa chữ cái đầu câu, có dấu gạch nối giữa các tiếng), tên tác phẩm (Ánh trăng).
-Hs tự đổi vở, chấm bài.
-1 hs đọc yêu cầu, lớp theo dõi và tự làm bài.
-Hs thi làm bài theo nhóm: mỗi em viết nhanh lên phiếu từ có vần ui hoặc uôi rồi chuyền bút cho bạn, sau thời gian quy định, Hs viết cuối cùng đọc kết quả.
-Cả lớp nhận xét.
-Hs viết các từ tìm được vào vở.
-1 hs đọc , lớp theo dõi và làm bài cá nhân.
-Nhận xét bài của bạn.
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========–v—=============
TUẦN 18
Tập đọc (Tiết 73):
Đề bài: ÔN TẬP- KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (T4)
I,Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
2. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
- 3 tờ phiếu viết đoạn văn trong bài tập 2+ tranh ảnh minh hoạ cây bình bát, cây bần (nếu có).
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1,Giới thiệu bài
(1-2 phút)
2.Kiểm tra tập đọc
(14-15 phút)
3.Bài tập 2
(15-17 phút)
.Củng cố, dặn dò
(1-2 phút)
-Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-Kiểm tra số hs còn lại.
-Cách kiểm tra:
-Gọi từng hs lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
-Từng hs đọc một đoạn văn theo chỉ định của phiếu.
-Gv nhận xét, ghi điểm.
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu, 1 hs đọc chú giải từ khó trong SGK.
-Gv nhắc hs chú ý viết hoa những chữ đầu câu sau khi đã điền đấu chấm.
-Gọi 1 hs lên bảng làm bài.
-Nhận xét, phân tích từng câu trong đoạn văn, chốt lại lời giải đúng.
 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS.
-Hs lên bốc thăm, chọn bài, xem lại bài khoảng 1,2 phút.
-Cả lớp đọc , làm bài cá nhân.
-1 hs làm bài trên bảng.
-Lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
@ Rút kinh nghiệm - bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========–v—=============
Duyệt BGH 	 Duyệt Tổ chuyên môn 
.......................................................	...............................................................................
......................................................	...............................................................................
.......................................................	...............................................................................
........................................................	...............................................................................	
.......................................................	...............................................................................
Ngày.....Tháng.....Năm 200......	Ngày.....Tháng.....Năm 200......
 Hiệu trưởng 	 Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta HK 1 lop 3 - da sua.doc