Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Tuần 29 - Bài: Chào hỏi và tạm biệt

Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Tuần 29 - Bài: Chào hỏi và tạm biệt

II.Chuẩn bị:

 Vở bài tập đạo đức.

-Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.

 -Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.

 -Bài ca “Con chim vành khuyên”.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1.ổn định : Hát tập thể

 2.Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước.

-Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt?

-GV nhận xét KTBC.

 3.Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 06/01/2022 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 1 - Tuần 29 - Bài: Chào hỏi và tạm biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tuần: 29 Môn: Đạo đức
 Tiết: Bài:CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2)
I.Mục đích yêu cầu:
1. Học sinh hiểu:
-Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạ biệt khi chia tay.
	-Cách chào hỏi, tạm biệt.
	-Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
-Quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
2. HS có thái độ:
	-Tôn trọng, lễ độ với người lớn.
	-Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
3. Học sinh có kĩ năng hành vi:
 	-Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
	-Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
II.Chuẩn bị: 
 Vở bài tập đạo đức.
-Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
	-Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.
	-Bài ca “Con chim vành khuyên”.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1.ổn định : Hát tập thể
 2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinh đọc lại câu tục ngữ cuối bài tiết trước.
-Tại sao phải chào hỏi, tạm biệt?
-GV nhận xét KTBC.
 3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi chú
Giới thiệu bài:
-Giới thiệu bài ghi tựa.
-Cho học sinh khởi động, hát bài: Con chim vành khuyên.
Hoạt động 1 : Học sinh làm bài tập 2:
-Giáo viên nêu yêu cầu và tổ chức cho học sinh làm bài tập trong VBT.
-Giáo viên chốt lại:
Tranh 1: Các bạn cần chào hỏi thầy giáo cô giáo.
Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3:
Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, tổ chức cho lớp trao đổi thống nhất.
Nội dung thảo luận:
	Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau:
Em gặp người quen trong bệnh viện?
Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn?
Giáo viên kết luận :
Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy.
Hoạt động 3: Đóng vai theo bài tập 1:
-Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
-Tổ chức cho các em thảo luận rút kinh nghiệm.
-Nhóm 1: tranh 1.
-Nhóm 2: tranh 2.
Hoạt động 4: Học sinh tự liên hệ.
-Giáo viên nêu yêu cầu cần liên hệ
Trong lớp ta bạn nào đã thực hiện chào hỏi và tạm biệt?
-Tuyên dương học sinh thực hiện tốt theo bài học, nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
-HS nhắc lại.
-Cả lớp hát và vỗ tay.
Học sinh ghi lời các bạn nhỏ trong tranh 1 và tranh 2
Tranh 1 : Chúng em kính chào cô ạ !
Tranh 2 : Cháu chào tạm biệt.
-Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải quyết các tình huống.
Chào hỏi ôn tồn, nhẹ nhàng, không nói tiếng lớn hay nô đùa .
Giơ tay vẫy, gật đầu, mỉm cười
Trình bày trước lớp ý kiến của nhóm mình.
-Học sinh trao đổi thống nhất.
-Nhắc lại.
-3 học sinh đóng vai, hoá trang thành bà cụ và 2 bạn nhỏ. Hai bạn nhỏ đang chào bà cụ. Bà cụ khen hai bạn nhỏ ngoan.
-3 học sinh đóng vai đi học và chào tạm biệt nhau khi chia tay để vào trường, lớp.
-Học sinh tự liên hệ và nêu tên các bạn thực hiện tốt chào hỏi và tạm biệt.
4. Củng cố:
-Hỏi tên bài.
-Nhận xét, tuyên dương. 
5. Dặn dò: 
-Học bài, chuẩn bị tiết sau.
-hực hiện nói lời chào hỏi và tạm biệt đúng lúc.
Điều chỉnh và bổ sung.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_1_tuan_29_bai_chao_hoi_va_tam_biet.doc