Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 33: Ôn tập

Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 33: Ôn tập

I. Mục tiêu:

 Học sinh hiểu:

- Củng cố lại một số hành vi đạo đức đã học dưới hình thức hái hoa.

- Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

- Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt không đồng tình với cái ác, cái xấu, cái sai.

II. Đồ dùng dạy học:

 Các phiếu ghi nội dung câu hỏi.

III Hoạt động dạy học:

 .Giới thiệu bài : Ôn tập

 

doc 4 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2652Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức lớp 3 - Tiết 33: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 33 Đạo đức 
 ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
	Học sinh hiểu: 
- Củng cố lại một số hành vi đạo đức đã học dưới hình thức hái hoa.
- Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
- Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt không đồng tình với cái ác, cái xấu, cái sai.
II. Đồ dùng dạy học:
	Các phiếu ghi nội dung câu hỏi.
III Hoạt động dạy học:
 .Giới thiệu bài : Ôn tập 
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
 1
GV tổ chức cho HS ôn tập dưới hình thức hái hoa.
- GV chuẩn bị một số thăm có ghi nội dung các câu hỏi về các hành vi đạo đức đã học. Cứ mỗi câu hỏi có đính một bông hoa.
- Cứ một bông hoa trả lời đúng thì nhóm sẽ đạt được điểm 10.
- Nội dung các câu hỏi như sau.
1. Vì sao nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất?
2. Em biết bạn Hà nhặt được 1000 đồng nhưng không chịu trả lại. Em sẽ . . . 
3. Khi gọi điện thoại em cần chú ý thể hiện điều gì?
4. Thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà bạn?
5. Theo em thì ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, Vì sao?
a. Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
b. Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
c. Chỉ cư xử lịch sự khi đến nhà giàu.
d.Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh.
6. Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật?
7. Em chọn những ý kiến nào trong các ý sau:
a. Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
b. Chỉ cần giúp đỡ nguời khuyết tật là thương binh.
c. Phân biệt đối xử với người khuyết tật là góp phần giảm bớt những khó khăn thiệt thòi cho họ.
- Đại diện các nhóm sẽ lên lần lượt hái những bông hoa đó.
- Nếu đại diện nhóm đó không trả lời được thì các nhóm khác có quyền trả lời.
+ Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
+ Em khuyên bạn đem tiền lên văn phòng để nhà trường trả lại cho người mất, không nên tham của rơi. 
+ Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhắc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.
+ Cần cư xử lịch sự khi đến nhà bạn như: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi người lớn.
+ Theo em ý kiến a, d là đúng. ý kiến b, c là sai vì khi đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự.
+ Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống.
+ Em chọn các ý kiến a, c, d là đúng.
- ý kiến b là sai vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.
 2
Củng cố ; dặn dò:
- GV cùng học sinh công bố đội thắng thua trong cuộc thi.
- Nhận xét tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
- Thực hành tốt các hành vi đạo đức đã học.
- Nhận xét tiết học.
Tiết : 25 Đạo đức 
 Thực hành giữa HKII
I. Mục tiêu:
	Học sinh hiểu: 
- Củng cố lại một số hành vi đạo đức đã học dưới hình thức hái hoa.
- Biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
- Yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt không đồng tình với cái ác, cái xấu, cái sai.
II. Đồ dùng dạy học:
	Các phiếu ghi nội dung câu hỏi.
III Hoạt động dạy học:
 .Giới thiệu bài : 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
GV tổ chức cho HS ôn tập dưới hình thức hái hoa.
- GV chuẩn bị một số thăm có ghi nội dung các câu hỏi về các hành vi đạo đức đã học. Cứ mỗi câu hỏi có đính một bông hoa.
- Cứ một bông hoa trả lời đúng thì nhóm sẽ đạt được điểm 10.
- Nội dung các câu hỏi như sau.
1. Vì sao nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất?
2. Em biết bạn Hà nhặt được 1000 đồng nhưng không chịu trả lại. Em sẽ . . . 
3. Khi gọi điện thoại em cần chú ý thể hiện điều gì?
- Đại diện các nhóm sẽ lên lần lượt hái những bông hoa đó.
- Nếu đại diện nhóm đó không trả lời được thì các nhóm khác có quyền trả lời.
+ Khi nhặt được của rơi, cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
+ Em khuyên bạn đem tiền lên văn phòng để nhà trường trả lại cho người mất, không nên tham của rơi. 
+ Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhắc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.
 2
Củng cố ; dặn dò
- GV cùng học sinh công bố đội thắng thua trong cuộc thi.
- Nhận xét tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
- Thực hành tốt các hành vi đạo đức đã học.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 33.doc