Giáo án môn Đạo đức Lớp 4 - Chương trình cả năm

Giáo án môn Đạo đức Lớp 4 - Chương trình cả năm

TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

I.Mục tiêu

HS nhận thức được:

 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập

 - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ được mọi người yêu mến

 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh

 - Học sinh có thái độ và hành vi trong thực trong học tập

II.Đồ dùng dạy học

 -SGK Đạo đức 4, tranh ảnh

 -Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.

 

doc 63 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 4 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1
TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu
HS nhận thức được:
 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập
 - Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ được mọi người yêu mến
 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh
 - Học sinh có thái độ và hành vi trong thực trong học tập
II.Đồ dùng dạy học
 -SGK Đạo đức 4, tranh ảnh 
 -Các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 - Yêu cầu HS xem và nhận xét tranh trong SGK.
 -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/ Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/ Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/ Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV chia lớp thành nhóm thảo luận. 
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân 
Bài tập 1- SGK trang 4
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
 -GV kết luận:
 +Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
 +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
 Bài tập 2- SGK trang 4
 -GV nêu từng ý trong bài tập.
a/.Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/.Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/.Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
 -GV kết luận:
 +Ý b, c là đúng.
 +Ý a là sai.
4.Củng cố - Dặn dò
 -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
 -Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4.
-HS chuẩn bị.
-HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long.
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
-3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
-HS trình bày ý kiến
-HS lắng nghe.
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-HS kể các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
Tiết: 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Bài tập 3- SGK trang 4
 -GV chia lớp thành 3 nhóm:
̣Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra?
̣Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bị điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi?
̣Nhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em?
 -GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống:
a/. Chịu nhận điểm kém và cố gắng học để gỡ điểm lại.
b/. Báo cho cô biết để sữa điểm lại cho đúng.
c/. Nói cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân 
Bài tập 4- SGK trang 4
 -GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày.
 -GV kết luận:
 Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
*Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5- SGK trang 4)
 -GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị
 - GV cho cả lớp thảo luận chung:
 +Em có suy nghĩ về tiểu phẩm vừa xem?
 +Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
 -GV nhận xét, kết luận:
 Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh.
4.Củng cố - Dặn dò:
 - HS nêu lại ghi nhớ chung.
 -Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp góp ý trao đổi.
-HS kể trước lớp.
-Cả lớp cho ý kiến, những suy nghĩ về mẫu chuyện vừa nghe.
-Đại diện HS trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình trước lớp.
-HS cả lớp thảo luận và đại diện trả lời.
-HS nghe và thực hành làm bài tập trong Vở bài tập.
-2 HS nêu.
-HS cả lớp thực hiện.
BÀI 2
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I.Mục tiêu
 Giúp HS:
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ.
 - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
 - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
II.Đồ dùng dạy học
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
 -GV nhận xét, đánh giá
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó.
 -GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận?
 Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào?
 -GV kể chuyện.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6)
 -GV chia lớp thành 2 nhóm.
 ̣Nhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
 ̣Nhóm 2: Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
 -GV ghi tóm tắt các ý trên bảng.
 -GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
*Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6)
 -GV nêu yêu cầu câu 3:
 +Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì?
 -GV ghi tóm tắt lên bảng 
 -GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
*Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7).
 -GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
 -GV hỏi:
 Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài tập 2- 3 trong SGK trang 7.
 -Thực hiện các hoạt động:
 +Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập.
 +Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập.
- 2-3 HS kể 
-HS nhắc lại.
-HS lắng nghe.
 -Cả lớp nghe.1-2 HS tóm tắt lại câu chuyện.
-Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết.
-HS làm bài tập 1
-HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
-HS phát biểu
-1- 2 HS câu ghi nhớ trong SGK/6
-Cả lớp chuẩn bị.
-HS cả lớp thực hành.
Tiết: 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2-SGK trang 7, Bài tập 3-VBT trang 6)
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm:
 +Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4- SGK 
 -GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. 
 -GV kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trong học tập, đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn.
+ Yêu cầu HS làm bài tập 3 trong VBT
+GV chốt lại các cách xử lý hay
*Hoạt động 2: Trình bày ý kiến và Làm việc nhóm đôi (Bài tập 3-SGK và Bài tập 4-VBT)
Lần lượt nêu các ý kiến:
a)Nhà giàu thì không cần vượt khó trong học tập
b)Vượt khó trong học tập là một cách giúp đỡ bố mẹ
c) Khi gặp khó khăn trong học tập, phải biết cố gắng vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh.
GV chốt lại: 
+Không tán thành: a)
+ Tán thành: b), c)
Tự liên hệ và trao đổi với các bạn về việc em đã vượt khó trong học tập
 -GV cho HS trình bày trước lớp.
 -GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập.
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân (bài tập 4-SGK/ 7)
 -GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập:
 +Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để khắc phục những khó khăn đó theo mẫu- GV đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
 -GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng.
 -GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6
 -Thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập; động viên, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập.
-Các nhóm thảo luận 
+HS nêu cách giải quyết.
-Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
-HS lắng nghe.
+3 HS lần lượt đọc các tình huống 
+ Các nhóm thảo luận 
+Đại diện các nhóm trình bày
+HS đưa thẻ bày tỏ ý kiến
+Vài HS giải thích ý kiến 
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét.
-HS cả lớp thực hành.
BÀI 3 
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản than và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II.Đồ dùng dạy học
 - SGK, VBT Đạo đức lớp 4
 - Các tranh ảnh, mẫu chuyện liên quan.
III.Hoạt động trên lớp
Tiết: 1	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp
2.KTBC
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Giải quyết tình huống bài tập 4. (SGK/7)
 “Nhà Nam rất nghèo, bố Nam bị tai nạn nằm điều trị ở bệnh viện. Nếu em là bạn Nam, em sẽ làm gì? Vì sao? chúng ta sẽ làm gì để giúp đỡ bạn Nam tiếp tục đi học.”
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến.
b.Nội dung: 
*Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”-Nhận xét tranh VBT (trang 8)
 ... Sử dụng, chế biến lại các vật đã cũ là một cách bảo vệ môi trường.
đ) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người.
-GV kết luận 
+ a), c), đ): tán thành
+ b) Không tán thành
ØHoạt động 3: Xử lí tình huống (BT4-SGK/45, BT4-VBT/43)
 -GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
Nhóm 1 : Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong ở lối đi chung để đun nấu.
Nhóm 2 : Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn.
Nhóm 3 : Lớp em thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
-GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và hoàn thành BT4-VBT/43
4.Củng cố - Dặn dò
-Hoàn thành các bài tập còn lại trong VBT
-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
-HS thảo luận và giải quyết.
-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
-Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
Nhóm 1: Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này.
Nhóm 2: Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
Nhóm 3: Gây ra hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ 
Nhóm 4: Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
Nhóm 5: Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn)
Nhóm 6: Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
-HS sử dụng các thẻ màu, bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc phân vân theo quy ước 
-Đại diện HS giải thích
-Lớp nhận xét, bổ sung
-Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
+Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
+ Đề nghị giảm âm thanh.
+Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
-HS cả lớp thực hiện.
BÀI 15
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 1: XỬ LÍ RÁC THẢI
I. Mục tiêu 
 Giúp HS: 
-Hiểu được cần phải xử lí rác thải đúng, bảo vệ môi trường sống.
-Giáo dục cho HS có thói quen giữ vệ sinh nơi công cộng, môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy học 
-Bài báo: “Sóc Trăng: Khắc phục ô nhiễm môi trường từ rác thải đô thị” (tác giả: Trung Hiếu)
-Tranh ảnh liên quan
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. KTBC 
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi đã học ở bài “Bảo vệ môi trường” (Tiết 2)
-GV nhận xét, đánh giá 
 3. Bài mới 
Giới thiệu: Tại nhiều địa phương tình trạng rác thải là vấn đề đặc biệt cần được quan tâm. Sóc Trăng là một tỉnh đông dân cư nên việc xử lí rác thải càng trở nên vấn đề bức xúc. 
ØHoạt động 1: Đọc báo
Tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm bài báo về “Sóc Trăng: Khắc phục ô nhiễm môi trường từ rác thải đô thị”
ØHoạt động 2: Xem tranh 
 -GV treo các tranh về tình trạng rác thải và cách xử lý rác thải tại Sóc Trăng, chia HS thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm xem tranh, thảo luận theo các câu hỏi:
+Bức tranh nói về điều gì?
+Những việc làm đó là đúng hay sai?
1
+Nên xử lý rác thải thế nào cho đúng?
2
4
3
GV kết luận:
- Tranh 1, 2: Xử lí rác thải chưa đúng: đổ rác xuống sông, trên đường phố gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, gây nhiều mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, mất cảnh quang môi trường
-Tranh 3, 4: Xử lí rác thải đúng cách, thể hiện lối sống văn minh
ØHoạt động 3: Xử lí tình huống
GV nêu tình huống 
+Đến lớp em thấy bạn xé giấy vất bừa bãi trong lớp học.
+Em nhìn thấy bạn nhỏ ăn quà bánh xong là vất bao bọc ngay trên mặt đường.
+ Bạn em có thói quen chỉ khi thấy thầy cô mới bỏ rác vào thùng 
GV nhận xét, thống nhất cách xử lí của HS, kết luận chung: Bỏ rác đúng nơi quy định là giữ gìn vệ sinh nơi cộng cộng, thực hiện nếp sống mới, nếp sống của một xã hội văn minh.
 4. Củng cố, dặn dò
Thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện
Hát 
-3 em trả lời 
-HS nhận xét 
-Các nhóm đọc báo, đại diện nhóm phát biểu cảm tưởng
-Từng nhóm HS xem tranh tìm hiểu
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả
-Các nhóm khác bổ sung.
-HS thảo luận nhóm đôi, trình bày cách giải quyết:
+Em khuyên bạn không nên làm vậy vì làm như thế sẽ mất vệ sinh lớp học, làm bẩn phòng học.
+Em giải thích cho bạn nhỏ hiểu làm vậy gây bẩn đường, làm mất vẻ đẹp của mặt đường. Khuyên bạn nhặt bao bọc bỏ vào thùng rác
+Em cần khuyên bạn rèn luyện thói quen giữ gìn vệ sinh ở bất kì lúc nào, bất kì nơi nào
HS ghi nhớ
Tiết 2: VĂN HÓA GIAO THÔNG
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu được khi tham gia giao thông mỗi người đều phải ứng xử một cách có văn hóa, thể hiện tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
II.Đồ dùng dạy học
- Bài báo: Người tham gia giao thông cần có “Văn hóa giao thông” của tác giả Ngọc Thanh
III.Hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Nêu cách xử lý rác đúng
-GV nhận xét đánh giá
3.Bài mới
ØHoạt động 1: Đọc báo
Tổ chức lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm bài báo về Người tham gia giao thông cần có “Văn hóa giao thông” của tác giả Ngọc Thanh
ØHoạt động 2: Thảo luận nhóm
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát bảng nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc lại bài báo, rút ra các cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông
-GV thống nhất các cách ứng xử, kết luận chung: Trong khi tham gia giao thông mỗi người đều phải ứng xử một cách có văn hóa, thể hiện tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông 
ØHoạt động 3: Liên hệ bản thân
-GV yêu cầu HS liên hệ bản thân về việc thực hiện “văn hóa giao thông”
4.Củng cố - Dặn dò
- Nhắc nhở HS rèn luyện văn hóa giao thông và tuyên truyền chho mọi người cùng thực hiện
-Một số HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Các nhóm đọc báo, đại diện nhóm phát biểu cảm tưởng
-Các nhóm HS thảo luận.
-Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh
+Giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật khi họ tham gia giao thông.
+Tôn trọng, lịch sự khi tiếp xúc với hành khách và người đi đường.
+Ôn hòa bình tĩnh, hợp tác khi giải quyết các vụ va chạm.
+Nhường nhịn nhau khi ách tắc đường
+Vận động mọi người cùng thực hiện, đấu tranh, lên án những người có hành vi thiếu văn hóa khi đi đường. 
-Nhiều HS trình bày những việc mình làm được thể hiện “văn hóa giao thông” cũng như những hạn chế cần khắc phục 
Tiết 3: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I.Mục tiêu
Giúp HS:
- Hiểu được chăm làm việc nhà là một cách giúp đỡ bố mẹ, thể hiện sự hiếu thảo.
- Rèn luyện thói quen siêng năng, chăm chỉ, phấn đấu trở thành một người con ngoan, hiếu thảo
II.Đồ dùng dạy học
 -Tranh ảnh liên quan nội dung bài.
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2.KTBC
-GV nêu yêu cầu kiểm tra: Kể các việc em đã làm thể hiện văn hóa khi tham gia giao thông
-GV nhận xét, đánh giá
3.Bài mới:
*Hoạt động1: Xem tranh 
-GV treo các tranh chủ đề: "Việc nhà" chia HS thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm xem tranh, thảo luận theo các câu hỏi:
+ Các tranh vẽ gì?Em biết làm những việc đó không?
+ Em đã từng làm những việc nào trong số các việc đó?
-GV kết luận: Chăm làm việc nhà là một cách giúp đỡ bố mẹ, thể hiện sự hiếu thảo, em nên rèn luyện thói quen siêng năng, chăm chỉ làm những việc nhà vừa sức, phù hợp khả năng
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-GV phát bảng nhóm, nêu yêu cầu thảo luận: Tìm những việc nhà các em có thể phụ giúp bố mẹ:
GV kết luận: 
+Nấu cơm
+Cùng mẹ chế biến thức ăn
+Chăm sóc em nhỏ
+Quét nhà
+Đổ rác 
+Gập quần áo.
+Dọn phòng riêng 
+Chuẩn bị giường ngủ.
........
*Hoạt động 3: Lập kế hoạch 
- GV yêu cầu HS tự lên kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lý vừa học tập vừa giúp bố mẹ làm việc nhà 
4.Củng cố - Dặn dò
Nhắc HS về nhà rèn luyện thói quen siêng năng, chăm chỉ làm việc nhà theo kế hoạch để trở hành một người con ngoan, hiếu thảo
-HS hát.
-3 HS trình bày
-Lớp nhận xét.
-HS xem tranh 
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả
-Các nhóm khác bổ sung.
-HS cả lớp thảo luận, trình bày vào bảng nhóm
-Lớp nhận xét, bổ sung
-Xây dựng kế hoạch
-Nhiều HS trình bày kế hoạch 
-Lớp nhận xét, bổ sung
THỰC HÀNH KĨ NĂNG
CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM.
I.Mục tiêu 
-Giúp HS nhớ lại một số kiến thức đã học.
-Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II.Đồ dùng dạy học 
-Hệ thống câu hỏi ôn tập.
-Một số tình huống cho HS thực hành.
III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Ôn tập
Ø Ôn tập và nhớ lại kiến thức đã học
- GV yêu cầu HS nêu tựa bài đạo đức đã học từ giữa kì II đến cuối năm, GV ghi bảng
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi ôn tập:
+ Em có thể tham gia các hoạt động nhân đạo nào?
+Tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra?
+Hãy kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết?
+Theo em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
+Hiến máu tại các bệnh viện là việc làm đúng hay sai? Vì sao?
+Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo là đúng hay sai? Vì sao?
+Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt là đúng hay sai? Vì sao?
+Vứt xác xúc vật ra đường là đúng hay sai? Vì sao?
+Em có nhận xét gì về việc trồng cây gây rừng?
3.Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
-Nhắc HS tiếp tục rèn luyện theo các nội dung đã học
Hát 
-HS nhắc lại tựa bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, Tôn trọng luật giao thông, Bảo vệ môi trường.
-Lớp tham gia trò chơi, 1 bạn lên hái hoa và trả lời câu hỏi đính kèm, lớp nhận xét, bổ sung, tuyên dương bạn trả lời đúng
+Em sẽ góp tiền để ủng hộ người dân ở vùng bị thiên tai, lũ lụt, những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
+Vì còn có người không chấp hành luật giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
+Biển báo đường một chiều, biển báo có HS đi qua, biển báo có đường sắt, biển báo cấm dừng xe. 
+Không xả rác bừa bãi, không khạc nhổ bậy, không vất xác súc vật chết ra đường, phải bảo vệ cây xanh.
+Đúng, vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu để giúp bệnh nhân khi cần thiết.
+Sai, vì không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thân.
+Sai, vì sẽ làm gây ô nhiễm nguồn nước, gây bệnh tật cho con người.
+Sai, vì xác súc vật sẽ bốc mùi hôi thối làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
+Trồng cây gây rừng là một việc làm đúng, vì cây xanh giúp cho không khí trong lành, giúp cho sức khoẻ con người càng tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam.doc