Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Tiết:7,8 bài: Chiếc áo len ( sgk/ 20 )
Thời gian: 80
I. Mục tiêu
1. Tập đọc
1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu,
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật.
1.2 Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: ( SGK ).
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khuyên các em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình.
2. Kể chuyện
2.1 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK lại được từng đoạn của câu chuyện.
2.2 Rèn kĩ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn
II Đồ dùng dạy học:
Tranh trong sách giáo khoa
Môn: Tập đọc- Kể chuyện Tiết:7,8 bài: Chiếc áo len ( sgk/ 20 ) Thời gian: 80 I. Mục tiêu 1. Tập đọc 1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ: Năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu, - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. 1.2 Đọc hiểu - Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: ( SGK ). - Hiểu nội dung của câu chuyện: Khuyên các em cần biết yêu thương, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình. 2. Kể chuyện 2.1 Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK lại được từng đoạn của câu chuyện. 2.2 Rèn kĩ năng nghe: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn II Đồ dùng dạy học: Tranh trong sách giáo khoa III Hoạt động dạy học Tập đọc 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc b.1 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài b.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh ) - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời kể của các nhân vật. - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới: bối rối, thì thào. - Đọc đoạn trong nhóm + Chia nhóm và giao nhiện vụ + Học sinh hoạt động trong nhóm. GV hướng dẫn các nhóm đọc đúng. b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài * Gọi một học sinh đọc đoạn một, cả lớp đọc thầm. - Mùa đông năm nay như thế nào ? - Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những chiếc áo len rất cần thiết và được mọi người chú ý.hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi. * Gọi H đọc đoạn 2 và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Vì sao Lan dỗi mẹ ? + Gọi đại diện của từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ xung. * Học sinh đọc đoạn 3. - Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không có tiền mua, Tuấn đã nói với mẹ điều gì ? - Tuấn là người như thế nào ? * Yêu cầu cả lớp đọc thầm cả bài. - Vì sao Lan ân hận ? - Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong truyện này ? - Yêu cầu học sinh đọc thầm lại cả câu chuyện để tìm tên khác cho chuyện. * Luyện đọc lại - GV đọc mẫu đoạn 2 - Một học sinh giỏi đọc mẫu đoạn 2 - Hai tốp học sinh đọc phân vai - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. Kể chuyện I. Giáo viên giao nhiệm vụ: - Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Kể theo lời của Lan là kể như thế nào ? II. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn chuyện . 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh kể mẫu đoạn một theo một só câu hỏi sau: - Nội dung của đoạn một là gì ? - Nội dung cần thể hiện mấy ý ? - Hãy nêu cụ thể nội dung từng ý? - Yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý kể lại đoạn một của chuyện 2. Kể theo nhóm . - Chia học sinh thành năm nhóm, yêu cầu các học sinh nối tiếp nhau kể chuyện trong nhóm. 3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp - Bốn học sinh đại diện của bốn nhóm nối tiếp nhau thi kể bốn đoạn của câu chuyện - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất 3. củng cố, dặn dò - GV hỏi: Theo em, câu chuyện Chiếc áo len muốn khuyên chúng ta điều gì ? - Em thích nhất đoạn nào trong truyện? Vì sao ? - Nhận xét giờ học + Ưu điểm. + Nhược điểm. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau ** Rút kinh nghiệm: Môn: Chính tả Tiết: 5 bài: Chiếc áo len ( sgk/ 22 ) Thời gian: 40 I. Mục tiêu 1. Rèn chính tả. - Nghe và viết chính xác đoạn bốn của bài Chiếc áo len. - Làm đúng các bài tập về phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn 2. Ôn bảng chữ cái. - Điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào bảng. - Thuộc lòng tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng trong bảng. II. Đồ dùng dạy học Sách Tiếng Việt và sách bài tập Tiếng Việt III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn nghe viết a. Chuẩn bị *Giáo viên đọc đoạn chuẩn bị viết, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi. * Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài - Hỏi: Vì sao Lan ân hận? - Những chữ nào trong bài được viết hoa ( Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng) - Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con một số tiếng khó trong đoạn ( nằm, cuộn tròn, xin lỗi, xấu hổ) b. GV đọc cho học sinh viết bài c. Chấm và chữa bài 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả Bài 2b: Điền vào chỗ chấm. - Học sinh đọc yêu cầu của bài và nội dung của câu 2b, T hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập + Đọc thầm nội dung của bài 2 ý b + Suy nghĩ viết ra giấy nháp những phụ âm mà các em sẽ điền ( dựa vào bài học và dựa vào phát âm - Gọi học sinh nêu các từ các em vừa điền, GV chốt ý đúng. Yêu cầu nhiều học sinh phát âm. - Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng : Vừa dài mà lại vừa vuông Giúp nhau kẻ chỉ vạch đường thẳng băng Bài 3: Viết vào bảng chữ và tên chữ - Học sinh tự làm bài vào vở bài tập, GV chữa bài. - Học sinh đọc đồng thanh, tự chữa bài vào vở theo lời giảo đúng 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. ** Rút kinh nghiệm: Môn: Tập đọc Tiết: 9 bài: Quạt cho bà ngủ ( dgk/ 23 ) Thời gian: 40 I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài - Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, câu thơ, các tiếng khó do ảnh hưởng của phương ngữ: ( Có phụ âm đầu là l/n ) 2. Đọc hiểu: Hiểu nội dung của bài thơ ( Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà) II. Đồ dùng: Tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học 1. Bài cũ: gọi học sinh đọc 1 đoạn trong bài Chiếc áo len, GV nhận xét và cho điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện đọc b.1 GV đọc mẫu b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ - Đọc từng dòng thơ (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh) - Nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng sau dấu câu, cụm từ. - Đọc từng khổ thơ trước lớp. + Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Bốn nhóm nối tiếp nhau đọc bốn khổ thơ. b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài H: đọc thầm bài thơ. - Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì? ( Quạt cho bà ngủ ). - Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào? - Bà mơ thấy gì? ( Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới ) * Học sinh trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy? - Các nhóm thảo luận sau đó trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Cả lớp đọc thầm bài thơ để trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào? - GV chốt lại: Người cháu trong bài rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà. c. Học thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ theo cách xoá dần từng dòng, khổ thơ. - Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo nhình thức hái hoa. - Ba học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc. d. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ. ** Rút kinh nghiệm: Môn: Tập viết Tiết: 3 bài: Ôn chữ hoa B (sgk/ 25 ) Thời gian: 40 I. Mục tiêu - Củng cố cách viết chữ hoa b thông qua bài tập ứng dụng - Viết tên riêng bố hạ bằng cỡ chữ nhỏ - Viết câu ứng dụng: bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn bằng cỡ chữ nhỏ. II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa HS: Tìm các chữ hoa có trong bài GV: Viết mẫu và nhắc lại cách viết HS: Luyện viết trên bảng con chữ b, h, t * Luyện viết từ ứng dụng HS: Đọc từ ứng dụng GV: bố hạ là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng. HS: Tập viết trên bảng con * Luyện viết câu ứng dụng HS: Đọc câu ứng dụng GV: Giúp học sinh hiểu câu tục ngữ: Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu thương bí là khuyên người trong một nước thương yêu đùm bọc lẫn nhau. - Học sinh tập viết các chữ bầu, tuy c. Hướng dẫn học sinh viết vào vở GV: Nêu yêu cầu HS: Viết vào vở GV: Bao quát chung d. Chấm và chữa bài - GV chấm khoảng 5 đến 6 bài và chữa cho học sinh 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học: + Ưu điểm. + Nhược điểm. - Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà ** Rút kinh nghiệm: Môn: Luyện từ & câu Tiết: 3 bài: So sánh - dấu chấm ( sgk/ 24 ) Thời gian: 40 I. Mục tiêu 1. Tìm được hình ảnh so sánh trong câu thơ, câu văn. 2. Ôn luyện về dấu chấm: Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây. - Học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK - Gọi học sinh đọc lân lượt từng câu thơ - Một học sinh lên làm mẫu ý a - Cả lớp làm bài vào vở bài tập - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng tìm hình ảnh so sánh trong 3 câu còn lại. - Cả lớp và giáo viên nhận xét , GV chốt lời giải đúng. - Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 2:Tìm những sự vật được so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây. - Một học sinh nêu yêu cầu của bài. - Cả lớp làm bài vào vở, gọi học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp đọc thầm lại các câu thơ ở bài tập 1, viết ra giấy nháp những từ chỉ sự so sánh . - Gọi học sinh lên bảng gạch dưới từ chỉ sự so sánh. Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Cả lớp chữa bài vào vở theo lời giải đúng. Bài 3: - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - GV: Các em cần đọc kĩ đoqạn văn để chấm câu cho đúng. Nhớ viết hoa lại ở những chữ đầu câu. - Học sinh làm việc cá nhân. - Gọi một học sinh lên bảng chữa bài - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Học sinh chữa bài vào vở theo lừi giải đúng. ( Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi. ) Củng cố, dặn dò - Một học sinh nhắc lại nội dung bài học ( tìm hình ảnh so sánh và từ chỉ sự so sánh; ôn luyện về dấu chấm.) - Nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh học tốt - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. ** Rút kinh nghiệm: Môn: Chính tả T ... ên được h 5. + Gấp hai nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phía trên (H 5) theo đường dấu gấp sao cho hai nửa cạnh đáy nằm sát vào đường dấu giữa. + Gấp hai đỉnh của hình vuông trong hình 6 vào theo đường dấu gấp sao cho hai đỉnh tiếp giáp nhau ở đường giữa hình, được hai chân trước của con ếch. Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch: - Giáo viên vừa gấp, vừa hướng dẫn để học sinh nghe và quan sát: - Hướng dẫn học sinh cách làm con ếch nhảy. - Học sinh ứng dụng phần GV vừa hướng dẫn để gấp Con ếch ( theo nhóm bàn ) 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau ** Rút kinh nghiệm: Môn: Mỹ thuật Tiết: 3 bài: Vẽ theo mẫu:Vẽ quả cây Thời gian: 35 I. Mục tiêu: - HS nhận biết phân biệt màu sắc, hình dáng một số loại quả. - HS biết cách vẽ hình một số loại quả và vẽ màu theo ý thích. - HS cảm nhận vẻ đẹp của quả cây. - HS Khá giỏi:Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV chuẩn bị: + Một vài mẫu quả thật: Táo, bí đỏ. + Bài vẽ minh hoạ . + Bài vẽ của HS năm trước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng học tập của HS * Giới thiệu bài và Ghi bảng * Hoạt động1: Quan sát và nhận xét - GV bày mẫu quả, đặt câu hỏi: - HS quan sát và Trả lời câu hỏi + Tên các loại quả?+ Quả táo, bí ngô, xoài. + Đặc điểm, hình dáng? + Quả táo tròn, quả bí ngô có múi. + Màu sắc của quả? + Quả đỏ, quả vàng. - GV tóm tắt đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại quả. *Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ - GV thị phạm trên bảng: + Bước 1: Vẽ phác khung hình chung cân đối. +Bước 2: Vẽ phác hình dáng quả + Bước 3: Sửa hình quả cho giống mẫu + Bước 4:Vẽ màu quả theo ý thích. - GV cho HS quan sát bài của HS năm trước *Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn HS làm bài- HS vẽ quả cây - GV động viên HS hoàn thành bài tập. *Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét bài - HS nhận xét chọn bài đep mình ưa thích về: + Hình dáng quả + Màu sắc quả - Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV nhận xét HS về mức độ bài vẽ. - GV nhận xét chung giờ học * Dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau. ** Rút kinh nghiệm: MÔN: THỂ DỤC TIẾT: 5 BÀI: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ Thời gian: 35 I./ Mục tiêu : -Ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu học sinh thực hiện thuần thục những kỹ năng này ở mức tương đối chủ động. -Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. -Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và biết tham vào trò chơi. II./ Địa điểm phương tiện : -Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện . -Phương tiện : Chuẩn bị còi. Kẻ sân cho trò chơi “Tìm người chỉ huy”. III./ Nội dung và phương pháp lên lớp : NỘI DUNG Đ- LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1) Phần mở đầu : -Lớp trưởng tập hợp báo cáo. GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . -Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp. Hát. -Chạy quanh sân tập khởi động. *Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức”. 2) Phần cơ bản : -Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái : GV hô khẩu lệnh cho lớp tập . Cho cán sự lớp điều khiển giáo viên sửa động tác sai cho học sinh . +Chia tổ tập luyện . GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh . +Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét – GV nhận xét tuyên dương. -Học tập hợp hàng nagng, dóng hàng điểm số . Giáo viên giới thiệu, làm mẫu một lần . Cho học sinh tập theo động tác mẫu của giáo viên. +Chia tổ tập luyện . GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh . + Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét – GV nhận xét tuyên dương. - Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cho HS chơi thử sau đó cho cả lớp chơi. Nhận xét tuyên dươn 3) Phần kết thúc: -Cho học sinh thả lỏng . -GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học . -Về nhà :Ôn động tác ĐHĐN đã học. 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 phút 1 phút 1 - 2 phút 19-25phút 3 - 4 phút 9 – 10 phút 2 - 3 phút 6 - 8 phút 3 - 4 phút 1 - 2 phút 2 phút x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Lớp tập theo sự điều khiển của GV. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Chia tổ tập luyện. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ** Rút kinh nghiệm: MÔN: THỂ DỤC TIẾT: 6 BÀI: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ Thời gian: 35 I./ Mục tiêu : -Ôn tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. -Ôn động tác đi đều từ 1 – 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. -Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và biết tham vào trò chơi chủ động. II./ Địa điểm phương tiện : -Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện . -Phương tiện : Chuẩn bị còi. Kẻ sân cho trò chơi “Tìm người chỉ huy”. III./ Nội dung và phương pháp lên lớp : NỘI DUNG Đ- LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1) Phần mở đầu : -Lớp trưởng tập hợp báo cáo. GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . -Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp. Hát. -Chạy quanh sân tập khởi động. * Chơi trò chơi “Chui qua hầm”. 2) Phần cơ bản : -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số : GV hô khẩu lệnh cho lớp tập . Cho cán sự lớp điều khiển giáo viên sửa động tác sai cho học sinh . -Chia tổ tập luyện . GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh . +Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét – GV nhận xét tuyên dương. -Ôn đi đều 1 – 4 hàng dọc theo vạch kẻ thẳng: -GV hô khẩu lệnh cho lớp tập . Cho cán sự lớp điều khiển giáo viên sửa động tác sai cho học sinh . Chia tổ tập luyện . GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh . +Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét – GV nhận xét tuyên dương. - Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cho HS chơi thử sau đó cho cả lớp chơi. -Nhận xét tuyên dương 3) Phần kết thúc: -Cho học sinh thả lỏng . -GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học . -Về nhà :Ôn động tác ĐHĐN đã học. 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 phút 1 phút 1 - 2 phút 19 -25phút 8 - 10 phút 1 – 2 lần 6 – 8 phút 5 - 7 phút 3 - 4 phút 1 - 2 phút 2 phút x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Lớp tập theo sự điều khiển của GV. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Chia tổ tập luyện. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x ** Rút kinh nghiệm: MÔn:TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 5 : bài: BỆNH LAO PHỔI ( sgk/ 12 ) Thời gian: 35 I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. Nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi. Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đưa đi khám và chữa bệnh kịp thới. Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các hình trong SGK trang 12, 13. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2,3 / 6 VBT Tự nhiên xã hội Tập 1. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Làm việc với SGK Mục tiêu : Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 12. - HS quan sát hình 1trong SGK trang 12. - Yêu cầu các nhóm cùng lần lượt thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 28 -Làm việc theo nhóm. Bước 2 : - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Kết luận : + Nguyên nhân : Do vi khuẩn lao gây ra + Biểu hiện : Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, gầy đi và sốt nhẹ về chiều. + Đường lây : Bệnh lây từ người bệnh sang người lành bằng đường hô hấp. + Tác hại : Làm suy giảm sức khỏe người bệnh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hại đến tính mạng. Làm tốn kém tiền của. Có thể lây sang mọi người xung quanh nếu không giữ vệ sinh. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm Mục tiêu : Nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 13 ; kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi SGV trang 29. - HS quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi. Bước 2 : - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV giảng thêm cho HS những việc làm và hoàn cảnh dễ làm mắc bệnh viêm phổi. Bước 3 :Liên hệ - GV hỏi : Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi ? - Luôn quét dọn nhà cửa, mở cửa cho ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà ; không hút thuốc lá, thuốc lào ; làm việc và nghỉ ngơi điều độ ; Kết luận : - Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. - Ngày nay, không chỉ có thuốc chữa khỏi bệnh lao mà còn có thuốc tiêm phòng lao. - Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh này trong suốt cuộc đời. Hoạt động 3 : Đóng vai Mục tiêu : - Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đưa đi khám và chữa bệnh kịp thới. - Biết tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị nếu có bệnh. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV nêu tình huống : - Nghe GV nêu tình huống. Bước 2 : - Gọi các nhóm xung phong lên trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét xem các bạn đã biết cách nói để biết bố mẹ hoặc bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của mình chưa. - Các nhóm xung phong lên trình diễn. Kết luận : Khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta cần phải nói ngay với bốmẹ để được đưa đi khám bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ, chúng ta cần phải nói rõ xem mình bị đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh ; nếu có bệnh phải uống thuốc đủ liều theo đơn của bác sĩ. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - 1, 2 HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. ** Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: