Tuần 32
Tập đọc –kể chuyện
Người đi săn và con vượn
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng,.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Thái độ:
- GDHS ý thức bảo vệ môi trường.
Tuần 32 Tập đọc –kể chuyện Người đi săn và con vượn I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: tận số, tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi nhùi, vắt sữa, giật phắt, lẳng lặng,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường. 3. Thái độ: - GDHS ý thức bảo vệ môi trường. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Con cò Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi : + Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? + Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò. + Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ cảnh gì ? Giáo viên: Chuyện gì sẽ xảy ra cho vượn mẹ khi mũi tên của người thợ săn phóng ra. Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Người đi săn và con vượn” qua đó các em sẽ rút cho mình bài học về lòng nhân ái và ý thức bảo vệ môi trường. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: Đoạn 1: giọng kể khoan thai Đoạn 2: giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương ( giật mình, căm giận, không rời ) Đoạn 3: giọng cảm động, xót xa Đoạn 4: giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tận số, nỏ, bùi nhùi Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi : + Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi : + Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ? + Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ? Hát 3 học sinh đọc Học sinh trả lời Học sinh quan sát và trả lời Tranh vẽ cảnh hai mẹ con nhà vượn đang ôm nhau. Xa xa, một bác thợ săn đang giương nỏ nhắm bắn vượn mẹ. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Học sinh đọc thầm. Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn là con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc. Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống. Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đó, bác bỏ hẳn nghề thợ săn. Học sinh trả lời theo suy nghĩ. Không nên giết hại muông thú. Phải bảo vệ động vật hoang dã. Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta. Giết hại loài vật là độc ác Tập đọc –kể chuyện Người đi săn và con vượn I/ Mục tiêu : *Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2, 3 trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Phương pháp: Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Câu chuyện được kể theo lời của ai? Giáo viên lưu ý học sinh: bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bác thợ săn, ta cần xưng hô là tôi. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn ). Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu : Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động. Câu chuyện được kể theo lời của bác thợ săn. Học sinh quan sát và nêu nội dung tranh Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng. Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá. Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương. Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn. Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính. Rèn luyện kĩ năng giải toán. Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ ) Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và kĩ năng giải toán nhanh, đúng, chính ... ân chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát lịch, thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? + Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ? + Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ? Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: có những năm, tháng 2 có 28 ngày nhưng cũng có năm, tháng 2 lại có 29 ngày, năm đó người ta gọi là năm nhuận và năm nhuận có 366 ngày. Thường cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận. Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 122 và giảng cho học sinh biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Giáo viên hỏi: + Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được bao nhiêu vòng ? Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp ( 9’ ) Mục tiêu: Biết một năm thường có bốn mùa Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2 trong SGK trang 123, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: + Trong các vị trí A, B, C, D của Trái Đất trên hình, vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông ? + Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. + Tìm vị trí của nước Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trên quả địa cầu. + Khi Việt Nam là mùa hạ thì ở Ô-xtrây-li-a là mùa gì ? Tại sao ? Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét Giáo viên mở rộng cho học sinh biết: mùa xuân thường từ tháng 1 đến tháng 4, mùa hạ thường từ tháng 5 đến tháng 8, mùa thu thường từ tháng 9 đến tháng10, mùa đông thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau Kết luận: Có một số nơi trên Trái Đất, một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông ; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau. Hoạt động 3:củng cố: Chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông Mục tiêu: Học sinh biết đặc điểm khí hậu của bốn mùa Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên hỏi học sinh đặc trưng khí hậu 4 mùa: + Khi mùa xuân, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa hạ, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa thu, em cảm thấy như thế nào ? + Khi mùa đông, em cảm thấy như thế nào ? Giáo viên hướng dẫn cách chơi: + Khi nói mùa xuân thì học sinh cười. + Khi nói mùa hạ thì học sinh lấy tay quạt. + Khi nói mùa thu thì học sinh để tay lên má. + Khi nói mùa đông thì học sinh xuýt xoa. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm chơi hay. Hát Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Mỗi năm gồm 12 tháng Mỗi tháng thường có từ 30 đến 31 ngày. Những tháng có 31 ngày là: tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 Những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9, 11 Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó được 365 vòng Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi Học sinh tìm và chỉ trên quả địa cầu Việt Nam ở Bắc bán cầu, Ô-xtrây-li-a ở Nam bán cầu, các mùa ở Việt Nam và Ô-xtrây-li-a trái ngược nhau Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe và bổ sung. ( 8’ ) Khi mùa xuân, em cảm thấy ấm áp Khi mùa hạ, em cảm thấy nóng nực Khi mùa thu, em cảm thấy mát mẻ Khi mùa đông, em cảm thấy lạnh, rét Học sinh lắng nghe Học sinh chơi theo nhóm. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 65 : Các đới khí hậu. Rèn chữ viết GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con: chữ hoa X, T, Đ nhỏ Cho học sinh viết: Xuân Lộc Cho HS luyện viết ở vở HS viết bảng con. HS viết vào vở. Ôn Toán GV giúp học sinh giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. Bài 1: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 16kg : 8 hộp 10kg : hộp ? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Bài 2 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt : 20 cái : 5 phòng 24 cái : phòng? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. HS đọc Có 16kg kẹo đựng đều trong 8 hộp. Hỏi 10kg kẹo đựng đều trong mấy hộp như thế ? Bài giải Số kẹo trong mỗi hộp có là : 16 : 8 = 2 ( kg kẹo ) Số hộp cần để đựng 10kg kẹo là : 10 : 2 = 5 ( hộp ) Đáp số: 5 hộp HS đọc Các phòng học đều được lắp số quạt trần như nhau. Có 5 phòng học lắp 20 cái quạt trần. Hỏi có 24 cái quạt trần thì lắp được vào mấy phòng học? Bài giải Số cái quạt trần mỗi phòng có là : 20 : 5 = 4 ( cái ) Số phòng cần để lắp 24 cái quạt trần là 24 : 4 = 6 ( cái ) Đáp số: 6 cái Ôn Luyện từ và câu GV tiếp tục giúp học sinh tìm đúng bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Ôn luyện về dấu chấm, bước đầu học cách dùng dấu hai chấm Bài 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm để điền vào mỗi ô trống sau: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm: Dũng nói với Cường : Cậu dạy tớ bơi nhé! Được rồi. Trước khi xuống nước, cậu phải làm những việc này : bỏ bớt áo, chỉ mặc quần cộc, chạy nhảy một lúc cho cơ bắp quen với hoạt động. Được, tớ sẽ làm theo lời cậu. Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? trong mỗi câu sau: Gọi HS đọc yêu cầu Cho HS làm bài và thi đua sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm : Thành tích của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam trong Seagame 22 được tạo nên bằng công sức của các huấn luyện viên và cầu thủ toàn đội. Cô giáo em động viên học sinh học tập bằng những lời ân cần và dịu dàng. Nhân dân ta xây dựng đất nước bằng hàng triệu bàn tay lao động và hang triệu khối óc. Học sinh đọc HS làm bài và thi đua sửa bài Lớp bổ sung, nhận xét. Cá nhân HS làm bài và thi đua sửa bài Cá nhân Lớp bổ sung, nhận xét. Ôn Tập làm văn Giáo viên giúp học sinh viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài + Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường + Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ? Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp. Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường. Học sinh lắng nghe. Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ 4 tổ thi tổ chức cuộc họp Ôn Chính tả GV giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình: rong ruổi rong chơi thong dong trống giong cờ mở gánh hàng rong Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình cười rũ rượi nói chuyện rủ rỉ rủ nhau đi chơi lá rủ xuống mặt hồ Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Điền vào chỗ trống rong, dong hoặc giong: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Điền vào chỗ trống rủ hoặc rũ: Học sinh làm bài Học sinh sửa bài Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó: Học sinh làm bài và sửa bài Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi. Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào quý khách. Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra chợ. Ngày mai, chúng em rủ nhau đi chơi công viên. Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người.
Tài liệu đính kèm: