Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 34

Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 34

Tuần 34

Tập đọc –kể chuyện

Sự tích chú Cuội cung trăng

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, bã trầu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài:

+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

+ Giới thích các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm ) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1327Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tập đọc –kể chuyện
Sự tích chú Cuội cung trăng 
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bỗng đâu, liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, bã trầu, cựa quậy, vẫy đuôi, lừng lững,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu các từ ngữ trong bài: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt  
Hiểu nội dung, ý nghĩa bài:
+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
+ Giới thích các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm ) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Quà của đồng nội 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sẽ đến ?
+ Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
+ Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ? 
Giáo viên giới thiệu: Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Sự tích chú Cuội cung trăng” qua đó các em sẽ hiểu được lí do đáng yêu của nhân dân ta thời xưa giải thích vì sao chú Cuội lại ở trên cung trăng. 
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài:
Đoạn 1: đọc nhanh, khẩn trương, hồi hộp 
Đoạn 2: đọc giọng chậm rãi, thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái
Đoạn 2, 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì ?
+ Thuật lại những chuyện xảy ra với vợ chú Cuội.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào ? Chọn một ý em cho là đúng.
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho.
Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
Học sinh thảo luận, trao đổi về lí do chọn ý a, b, c. các em có thể chọn ý a, c với các lý do: 
+ Sống trên cung Trăng, chú Cuội rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranh, chú ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ.
+ Chú Cuội sống trên cung trăng rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăngrất khác Trái Đất. Chú cảm thấy rất cô đơn, luôn mong nhớ Trái Đất 
Tập đọc –kể chuyện
Sự tích chú Cuội cung trăng 
I/ Mục tiêu : 
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Dựa vào các gợi ý trong SGK, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.
Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh ( 20’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào các gợi ý trong SGK, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng
Phương pháp: Quan sát, kể chuyện
 Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào các gợi ý trong SGK, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên cho học sinh nêu các gợi ý trong SGK
Gọi 1 học sinh kể mẫu đoạn 1.
Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Giáo viên: câu chuyện các em học hôm nay là cách giải thích của ông cha ta về các hiện tượng thiên nhiên ( hình ảnh giốngngười ngồi trên cung trăng vào những đêm trăng tròn ), đồng thời thể hiện ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Dựa vào các gợi ý trong SGK, học sinh kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
Học sinh nêu 
Ý 1: Chàng tiều phu.
Ý 2: Gặp hổ 
Ý 3: Phát hiện cây thuốc quý.
Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện 
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 
100 000 (tiếp theo)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh: 
Tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính. 
Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo )( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ) ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100 000, trong đó có trường hợp cộng nhiều số. Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò ch ... Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) 
Giáo viên cho học sinh đọc trong sổ tay ghi chép những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn
Giáo viên nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay ( 1’ )
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành ( 20’ ) 
Mục tiêu: Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại ( kể ) được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
 Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe
Phương pháp: thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh quan sát từng ảnh minh hoạ (tàu vũ trụ Phương Đông 1, Am-xtơ-rông, Phạm Tuân)
Yêu cầu học sinh đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.
Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe bài, ghi ra nháp những nội dung chính, ghi lại chính xác những con số, tên riêng, sự kiện
Giáo viên đọc bài với giọng chậm rãi, tự hào
Đọc xong từng mục, Giáo viên hỏi học sinh:
+ Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên gì ?
+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ?
+ Ai là người bay trên con tàu đó ?
+ Con tàu đã bay mấy vòng quanh Trái Đất ?
+ Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai ? Vào ngày nào?
+ Con tàu nào đã đưa Am-xtơ-rông lên mặt trăng?
+ Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ ?
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu nào ? Vào năm nào ?
Giáo viên đọc lại lần thứ 3, cho học sinh theo dõi, bổ sung các thông tin
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm
Giáo viên chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt:
+ Nội dung: nêu được ý chính, viết cô đọng, ngắn gọn.
+ Hình thức: trình bày sáng tạo, rõ.
Hát
Học sinh đọc 
Ghi lại nội dung chính của từng mục trong bài Vươn tới các vì sao
Học sinh quan sát 
Học sinh đọc
Học sinh lắng nghe
Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là tàu Phương Đông 1
Ngày 12 – 4 – 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1
Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin là người bay trên con tàu đó
Con tàu đã bay 1vòng quanh Trái Đất
Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông vào ngày 21 – 7 – 1969 
Con tàu A-pô-lô đã đưa nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông lên mặt trăng 
Anh hùng Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ 
Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1972
Học sinh theo dõi
Học sinh làm bài
Cá nhân
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII. 
Toán
Ôn tập về giải toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh: 
Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính. 
Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Ôn tập về hình học ( tiếp theo )( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Ôn tập về giải toán ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
hai năm trước : 53 275 người
năm ngoái tăng : 761 người
năm nay tăng : 726 người
năm nay :  người ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
Có : 2345kg gạo
Đã bán : số gạo 
Còn lại :  kg gạo ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
8 thùng : 1080 gói mì
3 thùng :  gói mì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Bài 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Giáo viên cho lớp nhận xét 
Hát
HS đọc 
Hai năm trước đây số dân của một huyện là 53 275 người, năm ngoái số dân của huyện này tăng thêm 761 người, năm nay tăng thêm 726 người. 
Hỏi năm nay huyện đó có số dân là bao nhiêu người ? 
Bài giải
Số dân năm ngoái là:
53 275 + 761 = 54036 ( người )
Số dân năm nay là :
54036 + 726 = 54762 ( người )
Đáp số: 54762 người 
HS đọc 
Một cửa hàng có 2345kg gạo, đã bán được số gạo đó. 
Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? 
Bài giải
Số kg gạo đã bán được là:
2345 : 5 = 469 ( kg )
Số kg gạo cửa hàng còn lại là :
2345 – 469 = 1876 ( kg )
Đáp số: 1876kg gạo 
HS đọc 
Có 1080 gói mì đựng đều vào 8 thùng, đã bán được 3 thùng đó
Hỏi đã bán được bao nhiêu gói mì ? 
Bài giải
Số gói mì 1 thùng có là:
1080 : 8 = 135 ( gói mì )
Số gói mì 3 thùng có là :
135 x 3 = 405 ( gói mì )
Đáp số: 405 gói mì 
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài: 
135 – 35 : 5
 135 – 35 : 5
246 + 54 x 2 
 246 + 54 x 2
S 
= 100 : 5
= 20
Đ 
= 135 – 7 
= 128
Đ 
= 246 + 108
= 354
S 
= 300 x 2 
= 600
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập về giải toán ( tiếp theo ). 
Tự nhiên xã hội 
Bài 68: Bề mặt lục địa 
(tiếp theo) 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp học sinh:
Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.
Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
Kĩ năng : thực hành vẽ mô hình thể hiện đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
Thái độ : Tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 130, 131 trong SGK, tranh, ảnh về đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Bề mặt lục địa ( 4’ ) 
Mô tả bề mặt lục địa
Con suối thường bắt nguồn từ đâu ?
Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?
Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào ?
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Bề mặt lục địa ( tiếp theo ) 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm ( 9’ )
Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi
Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130, thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoai thoải
Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và có sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoai thoải.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp (9’ )
Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng, cao nguyên.
Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng 
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. 
Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi núi, cao nguyên và đồng bằng ( 8’ )
Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu các biểu tượng về đồi núi, cao nguyên và đồng bằng
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4 trong SGK trang 131, yêu cầu học sinh vẽ hình mô tả đồi núi, cao nguyên và đồng bằng. Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh vẽ đơn giản thể hiện được các dạng địa hình trên bề mặt lục địa đó.
Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp
Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 
Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp
Hát
( 1’ )
Học sinh quan sát, thảo luận và hoàn thành bảng
Đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi
Giống nhau: cùng tương đối bằng phẳng
Khác nhau: Cao nguyên: cao, đất thường màu đỏ ; đồng bằng: thấp hơn, đất màu nâu.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát và vẽ
Học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 69 : Ôn tập và kiểm tra HKII. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc