Giáo án môn học Tuần 4 Lớp 1

Giáo án môn học Tuần 4 Lớp 1

Tiết 2: TIẾNG VIỆT:

 BÀI 13: n – m( Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc đúng n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.

- Viết được n, m, nơ, me.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bố mẹ, ba má(2- 3 câu)

* HS khá giỏi biết đọc trơn.

- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.

II. Đồ dùng:

- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 4 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Ngày soạn: 22/ 9/ 2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 29/ 9/2009
Tiết 1: Chào cờ:
Tiết 2: Tiếng Việt: 
 Bài 13: n – m( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc đúng n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.
- Viết được n, m, nơ, me.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bố mẹ, ba má(2- 3 câu)
* HS khá giỏi biết đọc trơn.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : i, a, va li.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy chữ ghi âm n:
- GV ghi bảng: n
- GV giới thiệu chữ n viết thường.
- Cài âm n ?
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- Có âm n rồi muốn có tiếng nơ ta thêm âm gì? 
 cài âm ơ đứng sau.
- Cài tiếng nơ.
- 2 em đọc
- Phân tích tiếng nơ?
- GV ghi bảng: nơ
- Tìm thêm tiếng có âm n ?
- Giới thiệu tranh, ghi bảng: nơ
 * Dạy chữ ghi âm m (tương tự n).
- So sánh n với m?
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp).
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
giống ở nét móc; khác m có 2 nét móc xuôi.
- HS đọc lại toàn bài.
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
- Lớp quan sát
- Lớp tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
- Nhận xét sửa sai cho HS.
* Luyện đọc tiếng ứng dụng.
- GV ghi bảng từ khoá.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giảng từ, đọc mẫu.
- HS đọc 
- HS đọc (cá nhân, lớp).
4. Củng cố: 
 - Đọc lại bài,
 - Thi chỉ đúng chỉ nhanh
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
Tiết 3: Tiếng Việt: 
 Bài 13: n – m( Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc đúng n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.
- Viết được n, m, nơ, me.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề bố mẹ, ba má(2- 3 câu)
* HS khá giỏi biết đọc trơn.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc , viết bảng con, bảng lớp : n, m, nơ, me
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GV gọi HS đọc theo que chỉ
- HS cá nhân .
- Lớp nhận xét
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- Thế nào được gọi là con bê?
- Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- HS đọc thầm
- GV ghi bảng câu ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá.
- ? Tìm tiếng có âm vừa học?
- GV chỉnh phát âm.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
- Đọc cá nhân, lớp.
* Luyện nói: le le
+ Thảo luận cặp 3 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Quê em gọi người sinh ra mình là gì?
-Em còn biết cách gọi nào khác?
- Bố mẹ em làm nghề gì? 
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nhận xét, đanh giá.
- Nêu chủ đề luyện nói.
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- Em có yêu bố mẹ mình không?Vì sao?
- GV quan sát giúp đỡ
- GV nhận xét kết luận
* Luyện viết vở:
-GVviết mẫu, hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
- HS viết bài
4. Củng cố: Đọc lại bài
5. Dặn dò:
 - Nhận xét giờ.Tuyên dương HS. 
Tiết 4: Toán: 	
 Tiết 13: Bằng nhau . Dấu =
I. Mục tiêu: Sau bài học, hs có thể:
	- Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, biết mỗi số luôn bằng chính nó(3= 3, 4= 4)
	- Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = , để so sánh số lượng , so sánh các số.
II.Đồ dùng dạy học:
	- 3 lọ hoa, 3 bông hoa. 4 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.
	- Hình vẽ 8 ô vuông chia thành 2 nhóm mỗi bên 4 ô vuông.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.ổn định:
2.Bài cũ:
	- GV cho hs so sánh số các số trong phạm vi 5.
	- GV nhận xét đánh giá.
3.Dạy bài mới: 
Hoatj
a.Giới thiệu bài:
b. Nhận biết quan hệ bằng nhau
	*Hướng dẫn hs nhận biết 3 = 3
	- Có 3 lọ hoa và 3 bông hoa, ai có thể so sánh số lọ hoa và số bông hoa?
	- GV yêu cầu hs cắm số hoa vào lọ hoa để thấy số hoa và lọ hoa bằng nhau.
	- Có thừa ra chiếc lọ hay bông hoa nào không?
=>KL: Ta nói số lượng ba bông hoa bằng sốlượng ba chiếc lọ. 
- Vài hs nhắc lại.
	- GV đưa ra 3 chấm tròn xanh và 3 chấm tròn đỏ, yêu cầu hs nối 3 chấm tròn xanh với 3 chấm tròn đỏ.
	- 3 chấm tròn xanh với 3 chấm tròn đỏ thì như thế nào?
 =>KL: Ba lọ hoa bằng ba bông hoa, ba chấm tròn xanh bằng ba chấm tròn đỏ, ta nói: “ Ba bằng ba”. 
Viết là: 3 = 3. Dấu = gọi là dấu bằng. Đọc là dấu bằng
	 * Giới thiệu 4 = 4 ( cũng tương tự như 3= 3)
c. Luyện tập
Bài 1(22): GV hướng dẫn hs viết dấu = theo mẫu, viết đúng, đẹp.
Bài 2(22): HS tập nêu cách làm bài, so sánh các nhóm đối tượng với nhau.
- HS làm bài vào SGK.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Chấm chữa nêu kết quả.
Bài 3(23): HS nêu yêu cầu BT.
- Làm vào sách.
- Chấm chữa bài cho HS.
- Nêu cách làm? 
4. Củng cố, dặn dò: Cho hs nhắc lại bài học.
	 GV nhận xét giờ học.
Tuần 4
 Ngày soạn: 25/ 9/ 2010
Ngày giảng: Thứ ba 28/9/2010
Tiết 1: Tiếng Việt: 
 Bài 14: d - đ 
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc, đúng d, đ, dê, đò; từ và câu ứng dụng.
- Viết được d, đ, dê, đò.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề dế, cá cờ, bi ve, lá đa(2- 3 câu).
* HS khá- Giỏi đọc trơn.
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng TV; Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : n, m, nơ, me.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy chữ ghi âm d:
- GV ghi bảng:d
- GV giới thiệu chữ d viết thường.
- Cài âm d ?
- Có âm d rồi muốn có tiếng dê ta thêm âm gì? 
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- cài âm ê đứng sau.
- Cài tiếng dê
- HS đọc cá nhân, lớp
- Phân tích tiếng dê?
- GV ghi bảng: dê
- Tìm thêm tiếng có âm d ?
- Giới thiệu tranh, ghi bảng: dê
- Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, lớp).
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- giống ở nét cong kín, nét móc; khác đ có nét ngang.
- HS đọc lại toàn bài.
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
- Lớp quan sát
- Lớp tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp 
- Nhận xét sửa sai cho HS.
* Luyện đọc tiếng ứng dụng.
- GV ghi bảng từ khoá.
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giảng từ, đọc mẫu.
- HS đọc 
- HS đọc (cá nhân, lớp).
4. Củng cố : Đọc lại bài
 Thi chỉ đúng chỉ nhanh.
5.Dặn dò:
 Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
 Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GV gọi HS đọc theo que chỉ
- HS cá nhân .
- Lớp nhận xét
- Chỉnh sửa phát âm
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- Để biết cò kiếm mồi như thế nào ?
- Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- HS đọc thầm
- GV ghi bảng câu ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS đọc
- Nhận xét đánh giá.
- ? Tìm tiếng có âm vừa học?
- GV chỉnh phát âm.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
- Đọc cá nhân, lớp.
* Luyện nói: 
+ Thảo luận cặp 3 phút:
- Tranh vẽ gì?
- Cá cờ sống ở đâu?
-Dế sống ở đâu?
- Em có thích chơi các con vật này không? 
- HS đọc thầm
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- Nhận xét, đanh giá.
- Nêu chủ đề luyện nói.
- Các cặp trình bày, nhận xét bổ sung.
- Tại sao nhiều trẻ em thích nó?Vì sao?
- GV quan sát giúp đỡ
- GV nhận xét kết luận
* Luyện viết vở:
-GVviết mẫu, hướng dẫn viết từng dòng.
- Nhắc tư thế ngồi cầm bút, để vở
- GV quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm nhận xét một số bài.
- HS viết bài
4. Củng cố: 
 Đọc lại bài
5. Dặn dò:
 Nhận xét giờ.Tuyên dương HS. 
 **************************************************
Tiết 3: Đạo Đức: 
 Bài 2: gọn gàng, sạch sẽ( tiết 2)
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Lợi ích của ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
- Biết ăn mặc gọn gàng sạch sẽ .
- Thực hiện được nếp sống vệ sinh cá nhân.
* Phân biệt được ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ
- Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng thể hiện người có nếp sống sinh hoạt văn hoá góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường làm cho môi trường thêm đẹp thêm sinh
II. Đồ dùng: 
- Lược, bấm móng tay, cặp tóc, gương.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Giờ trước học bài gì? 
- ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có lợi gì?
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập:
* HĐ1:Hát bài; Rửa mặt như mèo
- Bạn mèo trong bài hát có sạch sẽ không?Vì sao?
- Rửa mặt không sạch như mèo có hại gì?
=>Hằng ngày các em phải ăn ở sạch sẽ đểcơ thể luôn sạch sẽ phòng tránh được các bệnh tật 
*HĐ2: Kể về việc thực hiện ăn mặc gọn gàng.
 - Kể theo cặp trong 5 phút.
 =>Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở HS 
*HĐ2: Sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho gọn gàng: 
- HS thực hành theo nhóm 4.
- GV quan sát chung.
=>KL:Hằng ngày cần phải ăn mặc chải tóc gọn gàng, cắt móng tay tắm giặt hàng ngày.Ăn ặc gọn gàng sạch sẽ thể hiện nếp sống sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường làm cho môi trường thêm đẹp, văn minh
Cả lớp hát
Không sạch sẽ vì bạn mèo không rửa mặt
 sẽ bị đau mắt
- Các cặp trình bày, nhận xét, bổ sung.
HS thực hành trong nhóm
4. Củng cố, dặn dò:
- Ăn mặc gọn gàng có lợi gì?
- Làm thế nào để ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS hăng hái phát biểu.
 *******************************************
Tiết 4: Mĩ thuật: GV chuyên dạy
******************************************************************
 Ngày soạn :26/9/2010
Ngày giảng: Thứ tư 29/9/ 2010
Tiết 1+2: Tiếng Việt :
 Bài 15: t - th
I/ Mục tiêu:
- Học sinh đọc, viết được t, th, tổ, thơ.
- Đọc được câu ứng dụng : Bố thả cá mè, bé thả cá cờ. 
- Luyện nói theo chủ đề “ổ , tổ”( nói được từ 2-3 câu)
-Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học.
* HSKG: Biết đọc trơn
II/. Chuẩn bị :
- Tranh minh họa, SGK, Bộ thực hành, mẫu chữ.
- SGK, Bộ thực hành
III/. Hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc SGK, viết bảng con, bảng lớp : n, m, nơ, me.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 Tiết 1
* Giới thiệu bài bằng tranh
* Dạy chữ ghi âm t:
- GV ghi bảng:t
- GV giới thiệu chữ t viết thường.
- Cài âm t ?
- HS đọc
- HS đọc (cá nhân- cặp- lớp)
- Có âm t rồi muốn có tiếng tổ ta thêm âm gì? 
- cài âm ô đứng sau.
- Cài tiếng tổ
- HS đọc cá nhân, lớp
- Phân tích tiếng tổ?
- GV ghi bảng:tổ
- Giảng tranh, ghi bảng: tổ 
* Dạy chữ ghi âm t(tương tự th).
- So sánh t với th?
- Đánh vần, đọc trơn (cá  ... bài 12 đến bài 16
- Nghe hiểu và kể lại được 1 đoạn theo tranh truyện kể: Cò đi lò dò..
- Giáo dục HS có ý thức trong giờ học.
* HS khá giỏi : kể lại được 2-3 đoạn theo tranh
II. Đồ dùng:
- Bộ đồ dùng TV; Bảng ôn; Tranh phục vụ câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết bảng con, bảng lớp: t, th, tổ, thỏ.
- Đọc SGK.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
Tiết 1
* Giới thiệu bài.
*Hướng dẫn ôn tập:
- Quan sát khung phần đầu bài cho biết gì?
- Phân tích tiếng đa?
-...tiếng được phân tích.
- Phân tích tiếng đa?
-Ngoài âm đ và âm a tuần qua các em còn được học những âm nào?
- GV gắn bảng ôn (như SGK).
- Yêu cầu HS theo dõi xem nêu đã đủ như bảng ôn chưa?
-n, m, d, t, th
- HS đọc theo cô chỉ.
* Luyện ghép tiếng:
- Hướng dẫn ghép chữ ở cột dọc ghép với chữ ở dòng ngang.
- HS ghép tiếng.
- HS đọc (cá nhân, tổ, lớp).
- GV ghi bảng.
- Chỉnh sửa phát âm.
- Tương tự với bảng ôn thứ hai.
* Luyện đọc từ ứng dụng:
- GV viết bảng: tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.
- HS đọc cá nhân, lớp.
- Đọc, giải nghĩa từ.
* Luyện viết bảng con:
- GV hướng dẫn viết mẫu:
- Lớp quan sát
- Lớp tô khan
- Viết bảng con, bảng lớp. 
- Nhận xét sửa sai cho HS.
4. Củng cố:
- Đọc lại bài, thi chỉ đúng nhanh tiếng cô đọc.
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, tuyên dương tổ, các nhân đọc tốt.
 ********************************************
 Tiết 2
* Giới thiệu bài 
* Luyện đọc:
Luyện đọc bài tiết 1
- GV gọi HS đọc theo que chỉ.
- Chỉnh sửa phát âm
-HS (cá nhân- nhóm- lớp).
- Lớp nhận xét
Luyện đọc câu ứng dụng.
-? Tranh vẽ gì?
- HS đọc thầm
- Yêu cầu đọc thầm câu ứng dụng trong SGK.
- GV ghi bảng: cò bố mò cá, 
 cò mẹ tha cá về tổ.
- GV đọc mẫu.
Luyện đọc SGK.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
- HS đọc cá nhân, lớp.
* Kể chuyện: cò đi lò dò
+ GV giới thiệu, kể hai lần.
- Hướng dẫn kể (theo 4 tranh):
- Anh nông dân đã làm gì với chú cò bị gãy chân?
- Khi khỏi bệnh cò làm gì?
- Khi nhìm thấy bố mẹ cò như thế nào?
- Trở về với bố mẹ cò có về thăm anh nông dân không?
+ Học sinh kể:
- HS kể nối tiếp theo nhóm 4 (5 phút).
- Quan sát giúp các nhóm.
- Câu chuyện cho em biết tình cảm giữa cò và anh nông dân như thế nào?
- Vài nhóm kể trước lớp.
4. Củng cố :
- Đọc lại bài
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.Tuyên dương HS. 
- Xem trước bài sau
 ****************************************************
Tiết 3: Toán:( tiết 15)
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
	Qua bài học , hs củng cố được về:
	- Khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau.
	- Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 và cách dùng các từ: lớn hơn, bé hơn, bằng nhau ( >, <, = ) để đọc ghi kết quả so sánh.
 - BT cần làm: 1,2,3
II.Đồ dùng dạy- học:
	- Tranh, bút màu.
 - Bộ thực hành
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định:
2.Bài cũ:
	- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
	- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
	5...3	4...2
	1...4	3...5
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Bài 1(25): Làm cho bằng nhau:
- HS nêu yêu cầu BT. 
a. Em hãy nhận xét số hoa ở hai bình hoa?
- Làm thế nào để số hoa ở hai bình bằng nhau?
 - Hs vẽ.
b.Số con kiến ở hai hình có bằng nhau không?
- Làm thế nào để số kiến ở hai bên bằng nhau? 
- HS làm bài.
c. Tương tự các ý trên.
- HS làm bài.
Bài 2(25):Nối với ô trống với số thích hợp.
- GV hướng dẫn hs làm bài
- Có thể nối ô trống với một hay nhiều số ?
- GV cho hs làm bài vào SGK.
- Nêu kết quả bài làm của mình.
Bài 3(25):
- Làm tương tự như bài tập 2.
- Chấm chữa, nêu cách làm ?
vẽ thêm 1 bông nữa 
 phải gạch đi một con kiến
4.Củng cố:
- GV củng cố thực hành so sánh số trong phạm vi 5.
- GV nhận xét giờ học. Khen những hs làm bài đúng nhanh.
 *************************************************
Tiết 4: Thủ công:
Bài 3: Xé, dán hình vuông, hình tròn( t1)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách xé, dán hình vuông
- Dán hình cân đối, phẳng.
- Giáo dục ý thức giữ an toàn, vệ sinh trong giờ học.
II.Đồ dùng:
- Mẫu hình vuông, hình tròn dán sẵn; tranh quy trình.
- Giấy màu có kẻ ô, bút chì, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng của HS; GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:Học xé dán hình vuông
* Quan sát mẫu:
- GV treo mẫu dán sẵn: Cô có hình gì?
- Hình vuông có mấy cạnh?
- Em nhìn thấy đồ vật nào có dạng hình hình vuông
- hình vuông.
* Hướng dẫn xé dán hình vuông:
- Treo tranh quy trình, giới thiệu.
GV thực hiện theo 3 bước:
Bước 1: đánh dấu điểm.
Bước 2: Nối hình.
Bước 3: Xé rời hình.
- Nhắc lại các bước ?
- Lớp quan sát.
- 1 hs nhắc lại trên tranh quy trình
- Gọi 1 HS lên thực hành xé.
- Lớp quan sát, nhận xét.
* Hướng dẫn dán :
- GV hướng dẫn lật mặt sau bôi hồ, bôi hồ vừa phải để khi dán hình không bị nhăn
* Thực hành:
- Cần lưu ý điều gì khi xé dán? 
- Giao nhiệm vụ: 
+HS làm cá nhân sau đó trình bày sản phẩm theo nhóm vào phiếu.
+ Chia nhóm 4, bầu nhóm trưởng, phát phiếu.
- GV quan sát giúp đỡ HS.
-tiết kiệm, vệ sinh, an toàn
- Các nhóm thực hành xé hình.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp.
* Nhận xét đánh giá:
- GV nêu tiêu chí đánh giá.
- Nhắc lại tiêu chí đánh giá ?
- GV kết luận đánh giá.
- 1 hs nhắc lại
- Lớp nhận xét đánh giá sản phẩm của cá nhân, nhóm.
4. Củng cố : Nhắc lại các bước xé hình vuông?
5. Dặn dăn: 
 Nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm làm tốt
 Chuẩn bị giờ sau xé dán hình tròn 	 
*****************************************************************
Ngày soạn : 23/9/ 2009
Ngày giảng: Thứ sáu 2/ 10/ 2009 
Tiết 1: Tập viết: 
lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng mẫu, đúng cỡ quy định.
- Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp cho HS.
- Giáo dục tính cẩn thận và ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
* HS khá giỏi viết đủ số dòng theo quy định trong vở tập viết
II.Đồ dùng:
- Bài viết mẫu.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra bút, vở của HS.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
*Quan sát phân tích chữ mẫu.
- GV treo bảng chữ mẫu.
- Bài viết có chữ ghi âm nào cao 5 li?
- Chữ ghi âm nào có độ cao 2 li?
- Khoảng cách giữa các con chữ ?
- Vị trí của dấu thanh?
- HS đọc.
-l, b, h
-ê, o, ô, ơ
* Luyện viết:
+Viết bảng con:
- GVviết mẫu.
- Nhận xét sửa sai.
- Lớp viết bảng con, bảng lớp.
+ Viết vở:
- GV hướng dẫn viết từng dòng.
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi, để vở, cầm bút
- Quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm, nhận xét một số bài.
- Lớp viết bài vào vở tập viết.
4. Củng cố:
- Nhắc lại chữ vừa viết?
5.Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về luyện viết thêm cho đẹp.
 ******************************************
Tiết 2: :Tập viết:
mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng các chữ : mơ, do, ta , thơ, thợ mỏ
- Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp cho HS.
- Giáo dục tính cẩn thận và ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
* HS khá giỏi :viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết
II.Đồ dùng:
- Bài viết mẫu.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra bút, vở của HS.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
*Quan sát phân tích chữ mẫu.
- GV treo bảng chữ mẫu.
- Bài viết có chữ ghi âm nào cao 5 li?
- Chữ ghi âm nào có độ cao 4 li?
- Chữ ghi âm nào có độ cao 3 li?
- Các chữ còn lại cao mấy li?
- Khoảng cách giữa các con chữ ?
- Vị trí của dấu thanh?
- HS đọc.
-h
-d
-t
-2 li
-cách nhau nửa nét tròn. 
-đặt trên âm chính.
* Luyện viết:
+Viết bảng con:
- GVviết mẫu.
- Nhận xét sửa sai.
+ Viết vở:
- GV hướng dẫn viết từng dòng.
- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi, để vở, cầm bút
- Quan sát giúp HS yếu.
- Thu chấm, nhận xét một số bài.
- Lớp viết bảng con, bảng lớp.
- Lớp viết bài vào vở tập viết.
4. Củng cố :
 Hôm nay viết chữ gì?
5. Dặn dò:
 Nhận xét giờ học.
 Về luyện viết thêm cho đẹp.
 ***********************************************
Tiết 3: Toán: ( tiết 16) 
Số 6
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	- Có khái niệm ban đầu về số 6.
	- Biết đọc, biết viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6.
	- Nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
 - BT cần làm: Bài 1,2,3
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình 6 bạn trong sgk.
- Nhóm các đồ vật có đến 6 phần tử. ( có số lượng là 6)
- Mẫu chữ số 6 in và viết.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định: 
2. Bài cũ: Làm bảng con, lớp: 4.4; 24 ; 53; 41
3. Bài mới: 
a. giới thiệu bài.
b.Giới thiệu số 6:
*Lập số 6: GV treo hình các bạn trong sgk, hỏi:
- Có mấy bạn đang chơi ?(5 bạn)
- Có mấy bạn đang tới ?( 1 bạn)
	- 5 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
 GV yêu cầu hs lấy 5 que tính rồi thêm 1 que tính, hỏi:
- Em có tất cả bao nhiêu que tính? ( 6 que tính)
Cho hs quan sát hình và hỏi:
- Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn có tất cả bao nhiêu chấm tròn? ( có 6 chấm tròn)
	- Các bức tranh có 6 bạn, 6 chấm tròn, 6 con tính, 6 que tính, như vậy các nhóm đồ vật này đều có số lượng là 6.
* GV giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết.
	- Số 6 được biểu diễn bằng chữ số 6.
 - GV chỉ cho hs chữ số 6 in, chữ số 6 viết
 - HS đọc CN- Lớp đọc
*Nhận biết chữ số 6 trong dãy số 1,2,3,4,5,6
	- Cho vài hs đếm lần lượt từ 1 đến 6
- Cả lớp đếm
	- Số 6 đứng liền sau số nào? ( số 5)
 - Số nào đứng liền trước số 6?( số 5)
	- Những số nào đứng trước số 6?( số 5,4,3,2,1)
 - Số nào lớn nhất trong dãy từ 1 đến 6?
- Số nào bé nhất trong dãy từ 1 đến 6?
c.Luyện tập:
Bài 1(26): Viết số 6 
 Nêu yêu cầu
 Cho hs viết vào sách
Bài 2(27): Viết số thích hợp vào ô trống
 Nêu yêu cầu
 Cho hs làm bài vào sách 
 Đọc kết quả.
 Nhận xét bài bạn
Bài 3(27): GV gọi hs nêu yêu cầu của bài tập 3
 HS làm bài.
 HS đọc kết quả của dãy số.
 Nhận xét bài bạn
4.Củng cố:
	Nêu cấu tạo số 6?.
 Đếm từ 1 đến 6?.
5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
 Về ôn lại bài
 ***********************************************
Tiết 4: Sinh hoạt lớp:
Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần
1) Các tổ báo cáo về việc thực hiện nề nếp và học tập trong tuần
2) ý kiến bổ sung của các bạn khác
3) Nhận xét của cô:
- Nề nếp thực hiện tốt
- Chăm chỉ học bài
- Thực hiện việc nuôi lợn nhựa tiết kiệm tương đối tốt
4) Phương hướng tuần tới : 
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại
- Một vài em cần cố gắng hơn nữa để có kết quả cao hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc