Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 (Chương trình cả năm)

Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 (Chương trình cả năm)

BÀI 1- THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ

I. Mục tiêu.

Kiến thức: HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm và biết vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

Kỹ năng: nêu được ý kiến của cá nhân về tác giả, tác phẩm.

Thái độ: cảm nhân được vẻ đẹp của tranh.

II. Chuẩn bị.

GV: Tranh phiên bản Thiếu nữ bên hoa huệ (khổ 28cm x 40cm); Các tranh Thiếu nữ bên hoa sen, Bừa trên đồi, Thuyền trên sông Hương, Đốt đuốc đi học, Buổi trưa in trong SGV và tranh Nghỉ chân bên đồi in trong SGK. Phiếu thảo luận (3 nhóm)

HS: Sưu tầm tranh của hoạ sĩ (mỗi nhóm 1 tranh); SGK, bút viết, ngồi theo nhóm.

 

doc 39 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 5 (Chương trình cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 1- Thường thức mĩ thuật
xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm và biết vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
Kỹ năng: nêu được ý kiến của cá nhân về tác giả, tác phẩm.
Thái độ: cảm nhân được vẻ đẹp của tranh.
II. Chuẩn bị.
GV: Tranh phiên bản Thiếu nữ bên hoa huệ (khổ 28cm x 40cm); Các tranh Thiếu nữ bên hoa sen, Bừa trên đồi, Thuyền trên sông Hương, Đốt đuốc đi học, Buổi trưa in trong SGV và tranh Nghỉ chân bên đồi in trong SGK. Phiếu thảo luận (3 nhóm)
HS: Sưu tầm tranh của hoạ sĩ (mỗi nhóm 1 tranh); SGK, bút viết, ngồi theo nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài 
(3 phút)
Yêu cầu các nhóm nhận xét tranh sưu tầm của mình
Nhận xét về: hình ảnh, bố cục, màu sắc; nêu cảm nhận riêng.
HĐ1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
(10 phút)
- Giao việc:
Nhóm 1: Nêu tóm tắt tiểu sử hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
Nhóm 2: Nêu quá trình tham gia cách mạng của hoạ sĩ.
Nhóm 3: Nêu tên những tác phẩm của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân mà em biết.
- Tổ chức các nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung.
Các nhóm trưởng điều hành công việc thảo luận, ghi chép, trình bày.
HĐ2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
( 12 phút)
- Giao việc:
Nhóm 1: Nhận xét về bố cục, hình ảnh.
Nhóm 2: Nhận xét về màu sắc.
Nhóm 3: Nhận xét về chất liệu và cảm nhận về tranh.
- Tổ chức các nhóm trình bày. Nhận xét, nêu bật trọng tâm nội dung tranh và vẻ đẹp nghệ thuật.
- Kết luận: Đây là một bức tranh đẹp nổi tiếng của hoạ sĩ. Hiện nay phiên bản của nó được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.
Các nhóm thảo luận dựa vào quan sát tranh phiên bản gắn trên bảng lớp.
HĐ3: Xem thêm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
(8 phút)
Hướng dẫn HS nhận xét dựa trên các nội dung chính: hình ảnh, bố cục, màu sắc và nêu cảm nhận.
HS quan sát và nhận xét tranh gắn trên bảng(không chia nhóm). 
Quan sát tranh và thi đua phát biểu.
HĐ4: Nhận xét giờ học.
(2 phút)
- Nhận xét chung.
- Biểu dương các cá nhân và nhóm tích cực hoạt động có hiệu quả và nhắc nhở HS chưa nhiệt tình tham gia thảo luận.
- Dặn dò chuẩn bị hoạ cụ học vẽ trang trí (bài 2)
- Tham gia nhận xét.
- Khen ngợi các cá nhân, nhóm tiêu biểu, tích cực nhất.
Bài 2 - Vẽ trang trí
màu sắc trong trang trí
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS biết sơ lược về vai trò, ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. Biết cách sử dụng màu trong các bài thực hành trang trí.
Kỹ năng: HS vẽ được màu có hoà sắc theo ý thích vào bài thực hành.
Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của sự phối màu hợp lý trong bài vẽ.
II. Chuẩn bị.
GV: Đồ vật được trang trí (khăn trải bàn, khay đựng chén, quạt giấy, viên gạch hoa)
	Bài trang trí (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật)
	Hộp màu bột, nước sạch, bút lông, paleter, giấy A3.
HS: SGK, giấy A4, sáp màu, chì, tẩy, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và
thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(2 phút)
Gợi ý HS nhận xét các đồ vật và các bài trang trí.
Rút ra kết luận: Màu sắc làm cho đồ vật cũng như các bài trang trí đẹp hơn; Có thể vẽ trang trí bằng nhiều loại màu.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(5 phút)
- Cố định các bài trang trí lên bảng lớp. Gợi ý HS nhận xét.
- Kể tên các màu.
- Hoạ tiết giống nhau và bằng nhau được vẽ cùng màu.
- Màu nền khác màu các hoạ tiết.
- Độ đậm nhạt của màu sẳc trong các bài trang trí không giống nhau.
- Trong một bài trang trí chỉ nên dùng 3-5 màu.
- Cần vẽ màu đều, kín hình, có đậm, có nhạt kết hợp hài hoà và làm nổi bật phần trọng tâm.
HĐ2: Cách vẽ màu
(6 phút)
Thị phạm: tạo dáng và vẽ màu một cái quạt nan.
(chú trọng phần pha màu và đặt màu vào các mảng hình)
Theo dõi cách vẽ màu. Liên hệ với kiến thức đã biết từ lớp 4: qui luật sắp xếp hoạ tiết, màu sắc, yêu cầu vẽ màu cho các hoạ tiết,...
HĐ3: Thực hành
(17 phút)
- Yêu cầu HS tự trang trí một đường diềm có chiều rộng 6cm trên khổ giấy A4 tại lớp. Thực hiện theo nhóm nhỏ 3 em/ nhóm.
- Quan sát và gợi ý thêm với các nhóm gặp khó khăn về thực hành.
Chọn bạn lập nhóm cùng sở thích và làm bài theo hướng dẫn của GV.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(4 phút)
- Gắn các bài vẽ lên bảng.
- Tổ chức nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và đánh giá.
- Khen ngợi HS tích cực và có bài vẽ đẹp.
Trọng tâm cần nêu:
- Bài em thích nhất và lý do ( chọn màu, sắp đặt các màu cạnh nhau, đậm nhạt, cảm nhận qua màu sắc)
- Bình chọn bài tốt và xếp loại.
- Biểu dương bạn có thành tích tốt.
Nhận xét giờ học, dặn dò
(1phút)
- Nhận xét ưu điểm, hạn chế của giờ học; nhắc nhở HS.
- Chuẩn bị cho bài 3: giấy A4, màu vẽ, chọn một cảnh sinh hoạt ở trường để vẽ tranh.
bài 3 - vẽ tranh
đề tài trường em
I.Mục tiêu.
Kiến thức: HS biết chọn hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh; biết cách vẽ tranh theo trình tự, rõ chủ đề.
Kỹ năng: HS vẽ được tranh đúng đề tài nhà trường theo khả năng của mình.
Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh đề tài trường em và năng cao ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Chuẩn bị.
GV: Tranh trong SGK, SGV và 4 tranh chọn trong bộ ĐDDH.
	Minh hoạ cách vẽ.
HS : Giấy A4, màu, chì và chọn bạn vẽ cùng sở thích ( nhóm 2-3 người).
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
( 2 phút)
Bắt nhịp bài hát Em yêu trường em
Hát tập thể 1 lượt.
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(4 phút)
- Giao việc: nhóm 1+2 nhận xét tranh trong SGK; nhóm 3+4 nhận xét tranh trong Vở tập vẽ.
- Bổ sung, nhấn mạnh về bố cục và cách lựa chọn hình ảnh.
- Gợi ý cá lớp nhận xét 4 tranh gắn trên bảng.
Trọng tâm:
- nêu các hình ảnh chính, phụ; 
- cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc.
- cảm nhận về bức tranh.
HĐ2: Cách vẽ tranh
( 5 phút)
- Yêu cầu HS nêu trình tự vẽ một tranh đề tài.
- Minh hoạ 1 tranh ( giờ ra chơi).
Nêu được các bước chính: 
- chọn hình ảnh, chọn cách sắp xếp; 
- vẽ hình ảnh chính trước; 
- vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp; 
- chọn và vẽ màu.
HĐ3: Thực hành.
(18 phút)
- Tổ chức HS vẽ theo nhóm nhỏ cùng sở thích (2,3 em/nhóm).
- Gợi ý thêm với các nhóm còn lúng túng khi chọn nội dung và thể hiện.
- Chọn bạn vẽ, thảo luận và thể hiện.
- Vẽ xong gắn bài vẽ lên bảng.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức gắn bài vẽ lên bảng.
- Hướng dẫn HS nêu nhận xét.
- Bổ sung ý kiến và kết luận , xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi nhóm hoạt động hiệu quả nhất.
Trọng tâm: cách chọn nội dung; cách thể hiện đề tài (bố cục, tạo dáng,hình ảnh động, vẽ màu có đậm nhạt, ...)
- Tham gia bình chọn, xếp loại bài vẽ.
- Biểu dương nhóm hoạt động tốt và có bài vẽ đẹp.
Kết thúc
(1 phút)
 Nhận xét giờ học và dặn dò HS chuẩn bị cho bài 4 (vẽ theo mẫu)
bài 4 - vẽ theo mẫu
khối hộp và khối cầu
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS nhận biết cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh hình dáng chung của mẫu và hình dáng từng vật mẫu; biết cách vẽ mẫu có 2 vật mẫu là khối hộp và khối cầu.
Kỹ năng: Vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu (bố cục hợp lí, mô tả được đặc điểm mẫu, vẽ được 3 độ đậm nhạt).
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối qua phân tích cấu trúc và đậm nhạt; biết quan tâm đến các đồ vật có dạng khối hộp và khối cầu.
II. Chuẩn bị.
GV: - Mẫu vẽ = khối hộp 20 x 20 x 20 (cm) & khối cầu R = 12 cm ( màu ghi trắng, vải nền màu nâu nhạt).
	- 1 bài vẽ khối hộp và khối cầu;
	- Minh hoạ.
HS : Giấy vẽ 15cm x 20cm. Chì, tẩy.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài
(2 phút)
Giới thiệu từng vật mẫu và gợi ý HS gọi tên, lấy ví dụ các đò vật có dạng tương tự.
Nhận biết tên vật mẫu và liên hệ, lấy ví dụ.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Bày mẫu. Điều chỉnh hướng ánh sáng.
- Gợi ý HS nhận xét mẫu.
- Gợi ý HS nhận xét bài vẽ.
*Nhận ra được:
 - Khối hộp có 6 mặt bằng nhau, ta nhìn thấy 3 mặt; độ đậm nhạt ở 3 mặt khác nhau. Khối hộp có thể nằm trong khung hình vuông hoặc hình chữ nhật tuỳ góc quan sát.
 - Khối cầu nhìn từ mọi phía ta đều thấy một nửa, chu vi là hình tròn; độ đậm nhạt chuyển dần từ chỗ đậm nhất đến nhạt nhất. Khối cầu nằm trong khung hình vuông.
*Nhận xét về khung hình mẫu và từng vật mẫu; đặc điểm từng mẫu và đậm nhạt trên các vật mẫu; bố cục hình vẽ.
HĐ2: Cách vẽ.
( 5 phút)
- Gợi ý HS nêu các bước tiến hành và minh hoạ bảng.
Nêu được 5 bước vẽ:
- So sánh chiều ngang, chiều dọc toàn bộ mẫu, phác khung hình chung cân đối trên mặt giấy vẽ.
- Xác định vị trí từng vật mẫu, so sánh các chiều dọc, ngang mỗi vật và phác khung hình của chúng.
- Xác định tỉ lệ các mặt khối hộp và phác chu vi từng mặt của nó; phác chu vi hình khối cầu bằng các nét thẳng.
- Vẽ chi tiết.
- Tìm vị trí đậm nhạt trên mẫu và vẽ đậm nhạt.
HĐ3: Thực hành
(19 phút)
Quan sát và hướng dẫn thêm với HS còn lúng túng.
Vẽ cá nhân.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 8 bài điển hình vẽ khá và chưa đạt về bố cục, hình và đậm nhật để gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung, đánh giá. Khen ngợi, động viên và nhắc nhở HS cách sửa những thiếu sót trong quan sát, vẽ hình.
- Nhận xét giờ học, dặn dò: chuẩn bị đủ đất nặn (bài tập nặn)
- So sánh và thấy được bài vẽ đúng, sai về từng tiêu chí: bố cục, đặc điểm từng mẫu vật, đậm nhạt.
- Tham gia xếp loại bài và biểu dương bạn có bài vẽ khá.
bài 5 - tập nặn tạo dáng
nặn con vật quen thuộc
I. Mục tiêu.
Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, đặc điểm, tư thế vận động của các con vật quen thuộc. Biết cách nặn con vật dạng đơn giản.
Kỹ năng: Nặn được một con vật theo cảm nhận riêng.
Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ các con vật nuôi và giữ gìn vệ sinh môi trường học tập.
II. Chuẩn bị.
GV: - Đất nặn (thị phạm)
	- ảnh chụp bài nặn của HS (bộ tranh ĐDDH) và ảnh chụp về gà, vit, trâu, mèo.
HS : Đất nặn thủ công, bảng nặn, dao gọt, tăm tre.
Lớp học có: xô nước sạch và giẻ lau tay.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (2 phút)
Gợi ý HS nhận xét các con vật qua ảnh chụp.
Nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các bài nặn con vật qua ảnh chụp.
- Mở rộng , liên hệ.
- Nhận xét về: hình dáng , màu sắc các phần của cơ thể con vật; động tác, quan hệ giữa các con vật trong nhóm bài nặn.
- Nêu ý tưởng: nặn gia đình con vật; con vật và cảnh quan xung quanh; ...
HĐ2: Cách nặn
(5 phút)
- Giới thi ... nh : Chọn tên tờ báo, chọn bố cục, chọn kiểu chữ =>Phác mảng chữ và mảng hình =>Phác dòng chữ và hình minh hoạ =>Kẻ chữ, vẽ hình =>Chọn màu bổ túc, tương phản để vễ cho chữ, hinh và nền.
HĐ3:Thực hành
(19 phút)
Theo dõi, gợi ý HS chọn chủ đề , , tên báo, chọn cách sắp xếp bố cục và vẽ hình minh hoạ.
Vẽ cá nhân.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 6 bài đã hoàn thành để gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn cách chỉnh sửa bài cho đẹp hơn. 
- Tổ chức đánh giá bài đã hoàn thành tại lớp.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS có bài vẽ tốt nhất.
- Dừng vẽ, tham gia nhận xét.
- Bình chọn bài vẽ đẹp. Nhận ra chỗ còn vẽ chưa tốt và cách chỉnh sửa.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân có kết quả tốt.
Dặn dò
(1 phút)
HS vẽ chưa xong tiếp tục hoàn thành bài ở nhà để đánh giá vào buổi học sau. Chuẩn bị giấy vẽ tranh 15cm x 21cm cho bài học sau.
Bài 31 - vẽ tranh
đề tài ước mơ của em
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS hiểu nội dung đề tài; Biết cách chọn nội dung phù hợp để thể hiện.
Kỹ năng : Vẽ tranh theo ý thích.
Thái độ : Phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và ước mơ trong sáng của tuổi thơ.
II. Chuẩn bị
GV : - 5 tranh in trong SGK (tr.94 - 96);
	- 2 tranh TTMT.
	- minh hoạ.
HS : Giấy vẽ, chì, màu.
II. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài 
(2 phút)
Tổ chức múa hát tập thể.
Bài hát "Em mơ bầu trời xanh".
HĐ1: Tìm , chọn nội dung đề tài
(5 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tranh in trong SGK và tranh gắn trên bảng.
- Gợi ý HS liên hệ với mơ ước của bản thân.
* Nhận xét, thấy được : 
 - Các nội dung tranh thể hiện ước muốn, khát vọng chính đáng của tuổi thơ; 
 - Cách chọn hình ảnh, cách sắp xếp và vẽ các hình ảnh trong tranh;
 - Cách chọn và vẽ màu của tranh.
 - Nêu cảm nhận về các tranh.
* Nêu những ước mơ cụ thể, chọn những hình ảnh và cách sắp xếp để thành bức tranh.
HĐ2: Cách vẽ tranh
(3 phút)
Minh hoạ hình gợi ý theo một ý tưởng, mơ ước của HS trong lớp.
Theo dõi trình tự tiến hành vẽ tranh.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Theo dõi, gợi ý HS chọn hình ảnh, cách thể hiện phù hợp với khả năng.
Vẽ cá nhân, vẽ vào giấy.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức HS gắn các bài đã vẽ xong lên bảng theo số thứ tự các tổ đã chia sẵn .
- Gợi ý nhận xét.
- Bổ sung nhận xét và tổ chức đánh giá.
- Khen ngợi, khích lệ HS vẽ thêm bài khác vào giấy A3 ở nhà để tham gia các cuộc thi vẽ tranh sau này.
- Các tổ trưởng điều hành tổ đem bài vẽ đã hoàn thành gắn lên bảng
- Tha gia nhận xét.
- Tham gia đánh giá, bình chọn bài đẹp nhất.
- Biểu dương các cá nhân có nhiều cố gắng và có bài vẽ đẹp. Động viên các bạn vẽ bài khác vào giấy khổ to để dự thi.
Dặn dò
(1 phút)
- HS chưa kịp vẽ xong ở lớp tiếp tục hoàn thành bài ở nhà. 
- Chuẩn bị giấy vẽ tĩnh vật màu (bài 32).
Bài 32 - vẽ theo mẫu
Vẽ tĩnh vật ( vẽ màu )
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS biết cách quan sát, so sánh, nhận ra đặc điểm mẫu vẽ; Biết cách vẽ theo mẫu bằng màu.
Kỹ năng : Vẽ được hình có đặc điểm của mẫu, màu sắc theo cảm nhận riêng.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị
GV : - Mẫu vẽ : lọ hoa màu da lươn có cắm 3 bông hoa đồng tiền đơn + một quả táo chín + vải nền màu vàng đất.
	- 2 tranh tĩnh vật , mối tranh được cắt thành 4 mảnh rời ( để HS ghép lại ).
	- 2 bài vẽ của HS cũ trên giấy A4.
	- Minh hoạ.
HS : SGK, Giấy vẽ 15cm x21cm, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (1 phút)
Tổ chức trò chơi "Thi ghép các mảnh rời thành bức tranh".
2 đội x 2 người. Trong 1 phút, chọn và ghép các mảnh rời để thành bức tranh hoàn chỉnh. Đội ghép đúng và xong trước sẽ thắng.
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(4 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các bài vẽ in trong SGK và 2 bài vẽ của HS cũ gắn trên bảng.
- Mời 2 HS cùng GV bày mẫu , điều chỉnh hướng ánh sáng và gợi ý HS khác nhận xét.
- Nhận xét về : cách sắp xếp hình trên giấy, cách diễn tả đặc điểm của mẫu vẽ, cách vẽ đậm nhạt bằng màu.
- Nhận xét về : thành phần, vị trí sắp xếp các vật mẫu, đặc điểm mẫu, màu sắc và đậm nhạt,...
HĐ2: Cách vẽ
(4 phút)
Yêu cầu HS nêu các bước vẽ mẫu nhiều vặt mẫu;
Kết hợp giảng giải và minh hoạ từ góc nhìn chính giữa lớp học,
Nêu được trình tự vẽ : Ước lượng các chiều, phác khung hình chung => Phác khung hình từng vật mẫu => Phác vị trí, khung hình các bộ phận => Vẽ hình chi tiết =>Vẽ đậm nhạt bằng màu theo cảm nhận.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Yêu cầu HS vẽ theo mẫu bày. Theo dõi và hướng dẫn thêm với HS còn gặp khó khăn khi dựng hình.
Vẽ cá nhân.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày kết quả.
- Gợi ý nhận xét.
- Nhận xét bổ sung , cho HS thấy chỗ chưa đạt cần chỉnh sửa khi vẽ theo mẫu; Xếp loại bài vẽ.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi những cá nhân tích cực và bài vẽ tốt nhất.
- Gắn bài lên bảng.
- Tham gia nhận xét, chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương những bạn học có kết quả tốt nhất.
Dặn dò (1phút)
Xem trước nội dung bài 33 trong SGK, tr.101 - 103.
Bài 33 - vẽ trang trí
Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS hiểu vai trò, ý nghĩa của trại thiếu nhi; Biết cách trang trí cổng trại và lều trại.
Kỹ năng : Tạo dáng và trang trí được cổng trại (hoặc mái lều trại) theo ý thích.
Thái độ : Khơi dậy rí tưởng tượng, sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của các kiểu dáng cổng trại, lều trại thiếu nhi; Yêu thích các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị
GV : - ảnh chụp một số trại của thanh - thiếu niên trong các kỳ hội trại ở địa phương.
	- các hình in trong SGK (tr. 101 - 103) và trong Vở tập vẽ (tr.56).
	- Minh hoạ.
HS : Vở tập vẽ, chì, màu.
III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (1 phút)
Giới thiệu ảnh chụp và gợi ý HS nhận xét.
Nhận ra : chủ đề hội trại, nơi cắm trại, cấu trúc một trại, vật liệu làm trại, các hình thức trang trí, trưng bày của trại,...
HĐ1: Quan sát, nhận xét
(5 phút)
Gợi ý HS nhẫn ét các hình ảnh và hình vẽ in trong tài liệu.
Nhận biết : 
- Cổng trại và lều trại là các phần chính của một trại, thường trang trí lộng lẫy, cuốn hút sự chú ý của mọi người; 
- Có nhiều kiểu dáng và cách trang trí cho cổng trại, lều trại,...
HĐ2: Cách trang trí
(4 phút)
Minh hoạ cách tạo dáng, cách trang trí cổng trại và lều trại.
Theo dõi cách tiến hành.
HĐ3: Thực hành
(19 phút)
Chỉ yêu cầu HS chọn một nội dung để thực hiện : cổng hoặc lều trại. 
Vẽ cá nhân hoặc cặp đôi nếu cùng sở thích trang trí.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Chọn 8 bài đã hoàn thành để gợi ý HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn cách chỉnh sửa bài cho đẹp hơn. 
- Tổ chức đánh giá bài đã hoàn thành tại lớp.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS có bài vẽ tốt nhất.
- Dừng vẽ, tham gia nhận xét.
- Bình chọn bài vẽ đẹp. Nhận ra chỗ còn vẽ chưa tốt và cách chỉnh sửa.
- Tham gia đánh giá.
- Biểu dương cá nhân có kết quả tốt.
Dặn dò
(1 phút)
- HS vẽ chưa xong tự hoàn thành bài vẽ ở nhà. Đánh giá vào buổi học sau.
- Chuẩn bị giấy vẽ A4 và xem trước nội dung bài 34.
Bài 34 - vẽ tranh
đề tài tự chọn
I. Mục tiêu
Kiến thức : HS biết cách tìm, chọn nội dung đề tài phù hợp; biết cách vẽ tranh đề tài.
Kỹ năng : Vẽ được tranh theo ý thích, rõ nội dung, phù hợp với khả năng.
Thái độ : Cảm nhận được sự phong phú và vẻ đẹp của tranh đề tài tự chọn; có ý thức luôn quan tâm khám phá cuộc sống.
II. Chuẩn bị
GV : - 5 tranh thuộc các đề tài : phong cảnh, con vật, sinh hoạt, tĩnh vật, chân dung.
	- Tranh in trong SGV, SGK và Vở tập vẽ.
HS : SGK, Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu.
III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
Giới thiệu bài (1 phút)
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung các đề tài đã học trong năm.
Nêu các đề tài đã vẽ tranh.
HĐ1: Tìm, chọn nội dung đề tài
(5 phút)
- Gợi ý HS nhận xét các tranh gắn trên bảng.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh in trong SGK , Vở tập vẽ và nhận xét về : nội dung, cách chọn và vẽ các hình ảnh, cách sắp xếp hình và màu.
- Liên hệ với những hoạt động thực tiễn và cuộc sống để gợi ý HS có thể lựa chọn nội dung phù hợp vẽ tranh.
- Nhận xét về : cách chọn và thể hiện hình ảnh, màu sắc, bố cục của mỗi tranh. Nhận ra đề tài của tranh
- Thấy được : có rất nhiều đề tài để vẽ tranh.
- Có thể vẽ về : gia đình, cảnh làng quê, con vật em thích, ước mơ,...
HĐ2: Cách vẽ tranh(3ph)
Nêu yêu cầu : đây là bài vẽ cuối cùng trong năm để đánh giá hiểu biết của các em về môn học. Hãy thể hiện hết khả năng của mình để hoàn thành bài tập.
HĐ3: Thực hành
(20 phút)
Theo dõi và gợi ý để HS thêm tự tin, thể hiện khả năng sáng tạo khi làm bài.
Vẽ cá nhân.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
(5 phút)
- Tổ chức trưng bày bài vẽ và gợi ý nhận xét.
- Tổ chức HS đánh giá. 
- Kết luận chung, nhận xét giờ học. Khen ngợi, động viên HS.
- Gắn các bài vẽ lên bảng theo vị trí các tổ. Tham gia nhận xét, bình chọn bài đẹp.
- Tham gia xếp loại bài vẽ.
- Biểu dương những cá nhân có nhiều cố gắng, tích cực và có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
(1 phút)
Chọn mỗi em 1 - 2 bài vẽ ưng ý nhất trong năm học , cắt rời và đem đến lớp triển lãm kết quả học mĩ thuật cả năm vào tuần sau (bài 35).
Bài 35 - tổng kết
Trưng bày kết quả học tập
I. Mục tiêu.
Kiến thức : HS tự đánh giá được sự tiến bộ của mình sau một năm học vẽ.
Kỹ năng : Trưng bày, diến đạt được nhận xét của mình về các sản phẩm tiêu biểu trong năm.
Thái độ : Nhận thấy sự tiến bộ của mình qua năm học, thêm tự tin, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
GV : - 6 tờ giấy A0 12 kẹp, hồ dán, móc treo, dây buộc.
HS : cắt mỗi em 1 bài tốt nhất trong năm học để tham gia trưng bày.
III. Các hoạt động chính trong giờ học.
Nội dung và thời lượng
Giáo viên
Học sinh
1. Dán các bài vẽ lên giấy A0
( 10 phút)
Hướng dẫn HS chọn bài theo phân môn để dán lên giấy nền, ghi tên bài vẽ, tên người vẽ.
Chia 4 nhóm/ 4 phân môn; chọn lọc, cắt xén cho gọn, dán, ghi nội dung yêu cầu phía dưới mỗi bài vẽ
2. Trưng bày và nhận xét
( 20 phút)
Treo các tờ giấy A0 đã dán bài vẽ lên tường.
Tổ chức HS quan sát và nhận xét
Quan sát, nhận xét, bình chọn những bài đẹp nhất trong năm của lớp.
3. Đánh giá
(5 phút)
Nhận xét kết quả học tập.
Biểu dương các cá nhân có thành tích học tập tốt nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_mi_thuat_lop_5_du_35_bai.doc