Giáo án môn Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 5 - Bài: Người lính dũng cảm

Giáo án môn Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 5 - Bài: Người lính dũng cảm

I/ Mục tiêu:

 A. Tập đọc.

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, , ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Khi mắc lỗi phải nhận dám lỗi và sữa lỗi. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.

- Đọc trôi chảy cả bài.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên

- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.

 - Giáo dục HS lòng chân thật, biết nhận lỗi khi mình làm một việc sai trái

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 5 - Bài: Người lính dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết: 9 Tuần: 5
	 Ngày dạy: Lớp: 3	 Tập đọc – Kể chuyện
 Người lính dũng cảm
	I/ Mục tiêu:
	A. Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, , ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Khi mắc lỗi phải nhận dám lỗi và sữa lỗi. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.
- Đọc trôi chảy cả bài.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên
- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.
 - Giáo dục HS lòng chân thật, biết nhận lỗi khi mình làm một việc sai trái.
	B. Kể Chuyện.
 - Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện.
 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ Các hoạt động:
Hoạt động cùa Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
+ HT : cá nhân, nhóm.
- HS đọc thầm theo GV.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
-HS giải nghĩa từ. Đặt câu với những từ đó.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn..
-HS đọc lại toàn chuyện.
* MT: Giúp HS nắn được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
+ HT: cá nhân, nhóm đôi.
-HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+Các bạn chơi trò chơi đánh trận giả trong vườn trường..
+Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường. 
-1 HS đọc đoạn 2.
+Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
- HS đọc đoạn 3.
+Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
-Đại diện các nhóm lên cho ý kiến của mình.
-HS nhận xét.
-HS đọc bài.
+Chú lính đã chui qua lỗ hỏng dưới chân hàng rào lại là người lính dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi.
* MT: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài.
+ HT: nhóm.
-HS theo dõi.
-HS lắng nghe.
-4 HS thi đọc đoạn văn.
-2 nhóm thi đọc truyện theo vai.
-HS nhận xét.
* MT: Dựa vào các tranh minh họa kể lại câu chuyện.
+ HT: cá nhân, nhóm.
-HS quan sát lần lượt 4 tranh minh họa.
-4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn câu chuyện.
-HS tự lập nhóm và phân vai.
+Vượt rào bắt sống nó.chú lính nhỏ nhìn thủ lĩnh ngập ngừng.
+Leo lên hàng rào. Chú lính nhỏ chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào. Kết quả hàng rào đổ.
+Thầy hỏi “ Hôm qua em nào phá hàng rào”?. Thầy mong học sinh dũng cảm nhận lỗi.
-2 HS lên thi kể chuyện.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV cho HS xem tranh minh họa.
GV mời HS đọc từng câu.
GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV mời HS giải thích từ mới: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.
GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
GV theo dõi HS, hướng dẫn HS đọc đúng.
- GV cho HS các nhóm thi đọc. Lớp chia thành 4 nhóm.
- GV mời 1 HS đọc lại toàn truyện.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+ Đoạn 1. 
 + Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
 + Đoạn 2.
 + Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì?
+ Đoạn 3.
+ Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?
- GV cho HS thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi :
+ Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
- GV nhận xét, chốt lại .
+ Đoạn 4.
+ Ai là người dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV đọc lại đoạn 4.
- GV hướng dẫn Hs đọc.
- GV mời 4 HS thi đọc đoạn văn.
- GV nhận xét , công bố bạn nào đọc hay nhất.
- GV mời 4 HS các em tự phân theo các vai, đọc lại truyện.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV treo tranh minh họa sau đó mời 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện.
. Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
. Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?
. Tranh 3: Thầy giáo nói gì với Hs? Thầy mong điều gì ở các bạn?
. Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV mời 2 HS thi kể chuyện.
- GV nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
* Hoạt động 5: Dặn dò.
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Cuộc họp của chữ viết.
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết: 5 Tuần: 5
	Ngày dạy:	 Lớp: 3	 
	 Tập viết
Bài : C – Chu Văn An
I/ Mục tiêu:
- Giúp HScủng cố cách viết chữ hoa C (CH). Viết tên riêng “Chu Văn An” bằng chữ nhỏ.Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
- Rèn HS viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
- Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa Ch.
	 Các chữ Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp cho HS nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ Ch.
-HS quan sát.
-HS nêu.
* MT: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
-HS tìm: Ch, V, A, N. 
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS viết các chữ vào bảng con.
-HS đọc: tên riêng Chu Văn An..
-HS lắng nghe.
-HS viết trên bảng con.
-HS đọc câu ứng dụng.
 Chim khôn kiêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
-HS lắng nghe.
-HS viết trên bảng con các chữ: Chim, Người.
* MT: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
-HS lắng nghe.
HS nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
-HS viết vào vở
* MT: Giúp cho HS nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
-HS nộp bài.
-Đại diện 2 dãy lên tham gia.
-HS nhận xét.
Hoạt động 1: Giới thiệu chữ Ch hoa.
- GV treo chữõ mẫu cho HS quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ Ch?
* Hoạt động 2: HD HS viết trên bảng con.
Luyện viết chữ hoa.
 GV cho HS tìm các chữ hoa có trong bài. 
- GV viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV yêu cầu HS viết chữ “Ch, V, A” vào bảng con.
Luyện viết từ ứng dụng.
- GV gọi HS đọc từ ứng dụng: 
 Chu Văn An.
 - GV giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần (1292 – 1370) . ông có nhiều học trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
GV mời HS đọc câu ứng dụng.
- GV giải thích câu tục ngữ: Con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
* Hoạt động 2: HDHS viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- GV thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- GV nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Ch. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- GV công bố nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Kim Đồng.
- Nhận xét tiết học.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
	 Phan Thị Hồng Nghi
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết: 9 Tuần: 5
	Ngày dạy: Lớp: 3	
Chính tả
Người lính dũng cảm
I/ Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đoạn một trong bài “ Người lính dũng cảm” .
- Biết viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn. 
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ cái vào ô trống trong bảng. Học thuộc 9 chữ cái trong bảng.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng lớp viết BT2.
	 Bảng phụ kẻ bảng chữ BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
+ HT: cá nhân, cả lớp.
-HS lắng nghe.
-1- 2 Hs đọc đoạn viết.
-HS lắng nghe.
-HS viết trên bảng con.
-Học sinh nêu tư thế ngồi.
-Học sinh viết vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-HS tự chữ lỗi.
* MT: Giúp HS điền đúng chữ n/l, en/eng vào các câu trong bài tập.
+ HT: nhóm, cả lớp.
-1HS đọc yêu cầu của đề bài.
-HS thảo luận.
-Đại diện hai nhóm lên thi làm bài trên bảng.
-Cả lớp làm bài vào nháp.
-HS nhận xét.
-Cả lớp làm vào vào VBT.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS lên bảng điền.
-Cả lớp sửa bài vào VBT.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- GV đọc một lần đoạn văn viết chính tả.
- GV yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
-GV HDHS cách trình bày. 
- GV cho HS viết những chữ dễ viết sai: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay.
- GV đọc thong thả từng cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận.
- Sau đó đại diện các nhóm lên thi làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại.
 Câu a):
 Hoa lựa nở đầy một vườn đỏ nắng.
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua. 
Câu b): 
- Tháp mười đẹp nhất bông sen.
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Bước tới đèo ngang bóng xế tà.
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
+ Bài tập 3 :
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 9 HS tiếp nối nhau điền đủ 9 chữ và tên chữ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV chốt lời giải đú ...  đọc yêu cầu bài.
-Cả lớp đọc thầm.
-1HS lên bảng làm.
-HS nhận xét.
-Cả lớp làm vào VBT.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Đại diện HS lên trình bày.
-Cả lớp sữa bài vào VBT.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
. Bài tập 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
- GV mời 3 HS đại diện 3 nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng:
 Hình ảnh so sánh. Kiểu so sánh.
Cháu khỏe hơn ông nhiều ! Hơn kém.
Ông là buổi trời chiều. Ngang bằng .
Cháu là ngày rạng sáng. Ngang bằng.
Trăng khuya trăng sáng hơn đèn. Hơn kém.
Những ngôi sao thức ngoài kia.
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Đêm nay con nghủ giấc tròn.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
* Hoạt động 2: Thảo luận.
. Bài tập 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
Câu a) : Hơn – là – là.
Câu b) : Hơn.
Câu c) : Chẳng bằng – là.
. Bài tập 3: 
- GV mời một HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 HsSlên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Thân dừa bạc phếch tháng năm.
 Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
 Đêm hè, hoa nở cùng sao.
 Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Bài tập 4: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 + Quả dừa: như, là, như là, tựa, tựa như, như thể đàn lợn con nằm trên cao.
 + Tàu dừa: như là, là, tựa, tựa như, như là, như thể chiếc lược chải vào mây xanh.
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Nhắc HS ghi nhớ những điều đã học.
- Nhận xét tiết học.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
 Phan Thị Hồng Nghi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết: 10 Tuần: 5
	 Ngày dạy: Lớp: 3	 Chính tả
Tập chép : Mùa thu của em
I/ Mục tiêu:
- Chép lại chính xác bài thơ “ Mùa thu của em”.
 - Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n; en/eng
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ chép bài Mùa thu của em.
	 Bảng phụ viết BT2.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp HS nhìn viết đúng bài thơ vào vở.
+ HT: cá nhân, cả lớp.
-HS lắng nghe.
-2HS đọc bài thơ.
+Thơ bốn chữ.
+Viết giữa trang vở.
+Các chữ đầu dòng, tên riêng.
+Viết lùi vào 2 ô so với lề vở.
-HS viết trên bảng con.
-HS nêu tư thế ngồi,cách cầm bút,để vở.
-Học sinh viết vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-HS tự chữa bài.
* MT: Giúp HS làm đúng bài tập trong VBT.
+ HT: nhóm, cả lớp.
-1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm vào VBT.
-HS nhận xét.
-Cả lớp chữa bài vào VBT.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm vào VBT.
-Đại diện các nhómlên viết lên bảng.
-HS nhận xét.
-HS chữa bài đúng vào VBT.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
- Gv đọc bài thơ trên bảng.
GV mời 2 HS nhìn bảng đọc lại bài.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài thơ: 
 + Bài thơ viết theo thể thơ nào?
 + Tên bài thơ viế ở vị trí nào?
 + Những chữ nào trong bài viết hoa?
 + Các chữ đầu câu thường viết thế nào?
 - GV HDHS viết những từ dễ viết sai. 
 - GV quan sát HS viết.
 - GV theo dõi, uốn nắn.
- GV yêu cầu HS tự chữ lỗi bằng bút chì.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- GV cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV chia bảng làm 3 cột, mời 3 nhóm thi.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Sóng vỗ oàm oạp.
Mèo ngoạm miếng thịt.
Đừng nhai nhồm nhoàm.
+ Bài tập 3:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận:
Nhóm 1 làm bài 3a).
Nhóm 2 làm bài 3b).
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a) Nắm – lắm – gạo nếp.
Câu b) Kèn – kẻng – chén.
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Về xem và tập viết lại từ khó.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhận xét tiết học.
 HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
	 Phan Thị Hồng Nghi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết: 5 Tuần: 5
	 Ngày dạy: Lớp: 3	
Tập làm văn
Tập tổ chức cuộc họp
 I/ Mục tiêu:
- HS biết tổ chức một cuộc họp.
- Xác định được rõ nội dung cuộc họp.
- Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.
- Giáo dục HS biết tổ chức một cuộc họp.
 II/ Chuẩn bị:	
 * GV: Bảng lớp ghi gợi ý nội dung cuộc họp.
	 Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
 * HS: VBT, bút.
 III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động của Thầy
* MT: Giúp cho HS biết cách tổ chức một cuộc họp.
+ HT: cá nhân, cả lớp.
-HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS xem tranh.
+Phải xác định rõ nội dung cuộc họp. Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp.
Nêu mục đích cuộc họp ® Nêu tình hình của lớp ® Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó ® Nêu cách giải quyết ® Giao việc cho mọi người.
* MT: Giúp HS tự mình tổ chức một cuộc họp giữa các bạn trong tổ với nhau.
+ HT: tổ, nhóm.
-HS ngồi theo tổ bắt đầu tiến hành cuộc họp dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
-HS tiến hành thi tổ chức cuộc họp giữa các tổ với nhau.
-HS nhận xét.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
GV giúp HS xác định yêu cầu của bài tập.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS xem tranh.
- GV hỏi:
+ Bài “ Cuộc họp chữ viết” đã cho em các em biết: Để tổ chức tốt một cuộc họp, em phải chú ý những gì?
+ Hãy nêu trình tự tổ chức cuộc họp.
* Hoạt động 2: Từng tổ làm việc.
GV yêu cầu HS ngồi theo tổ. Các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung cuộc họp.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em.
- GV cho các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
- GV bình chọn cuộc họp có hiệu quả nhất.
* Hoạt động 3: Dặn dò.
- Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
- Nhận xét tiết học.
HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Tiết: 10 Tuần: 5
	 Ngày dạy: Lớp: 3	
	Tập đọc
Cuộc họp của chữ viết
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được nội dung bài: tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Khi đặt dấu sai sẽ làm câu sai nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười.
- Hiểu cách tổ chức một cuộc họp.
- Rèn cho HS đọc trôi chảy cà bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai. 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. 
- Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn cùng để cùng tiến bộ
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK..
	 Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Trò
Hoạt động cùa Thầy
* MT: Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng giữa câu câu văn dài.
+ HT: cá nhân, nhóm,cả lớp.
-HS lắng nghe, 2HS đọc lại.
-HS đọc từng câu.
-HS đọc từng đoạn trước lớp.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
-1 HS đọc lại toàn bài.
* MT: Giúp HS hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
+ HT: nhóm, cả lớp.
- 1HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
+Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. 
+Bạn này không biết dùng dấu chấm câu.
-2 HS đọc.
+ Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
-HS các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình bằng cách dán giấy lên bảng.
-HS nhận xét.
-1HS đọc lại cả bài.
-HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
* MT: Giúp HS nối tiếp nhau đọc đúng toàn bộ bài.
+ HT: nhóm, cả lớp.
-4 HS đọc lại bài.
-2nhóm thi đua đọc .
-HS nhận xét. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc toàn bài.
- GV mời HS đọc từng câu.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - GV mời 1HS đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn chuyện gì?
- GV mời 1 HS đọc thành tiếng đoạn còn lại. 
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
- GV chia lớp thành 5 nhóm. Thảo luận.
Mỗi nhóm sẽ được phát 1tờ giấy khổ A4, các em sẽ điền vào những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến cuộc họp.
- GV nhận xét, chốt lại.
Nêu mụch đích cuộc họp: Hôm nay chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.
Nêu tình hình của lớp: Hoàng hoàn toàn hông biết dấu chấm câu. Có đoạn em viết thế này “ Chú lính bước vaò đầu chú. Đội chiếc mũ sắc dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.
Nêu nguyên nhân dẫn tới tình hình đó: Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ naò, cậu ta chấm chỗ ấy.
Nêu cách giải quyết: Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu chấm câu, Hoàng phải đọc lại câu văn một lần nữa.
Giao việc cho mọi người: Anh dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa trước khi Hoàng định chấm câu.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV mời 4HS đọc bàitheo vai ( người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm).
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ai đọc diễn cảm
- GV mời 2 nhóm thi đua đọc cả bài.
- GV nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
* Hoạt động 4: Dặn dò.
- Về luyện đọc thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài :Bài tập làm văn.
- Nhận xét tiết học.
 HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN 
 Phan Thị Hồng Nghi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_5_tiet_9_bai_nguoi_linh.doc