Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4

Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4

I. Mụcđích yêu cầu:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trôi chảy cả bài chú ý đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai: luộc khoai, nắng cháy, giả gạo, thổi cơm, quét cổng, trắng tinh, quang vườn, khó nhọc,

-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

2.Rèn kĩ năng đọc-hiểu:

-Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài học (buổi, quang)

-Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu năng của bạn nhỏ: Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc.

 

doc 26 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1796Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm
Tiết 5	Tập Đọc
KHI MẸ VẮNG NHÀ
I. Mụcđích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trôi chảy cả bài chú ý đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai: luộc khoai, nắng cháy, giả gạo, thổi cơm, quét cổng, trắng tinh, quang vườn, khó nhọc,
-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2.Rèn kĩ năng đọc-hiểu:
-Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài học (buổi, quang)
-Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu năng của bạn nhỏ: Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc.
3.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài học trong SGK
-Bảng viết những khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III.Các Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi HS kể lại 1 đoạn của câu chuuyện.Ai có lỗi?
B.Dạy bài mới:Trong các tiết học từ đầu chủ điểm Măng non các em đã biết thiếu nhi thông minh, đáng yêu, biết quý tình bạn Bài thơ khi mẹ vắng nhà của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa sẽ cho các em biết:Thiếu nhi biết yêu thương giúp đỡ cha mẹ.GV ghi tên bài lên bảng.
2.Luyện đọc:
GV đọc bài thơ (giọng vui, dịu dàng, tình cảm)
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng dòng thơ:
GV nhắc nhở HS chú ý các từ khó phát âm.
b.Đọc từng khổ thơ trước lớp:
GV nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghĩ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ tho.
GV giúp HS hiểu nghĩa các :(buổi, quang)
c.Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d.Cả lớp đọc ĐT cả bài (giọng vừa phải)
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài
a.Tìm hiểu bài
Bạn nhớ làm những việc gì đỡ mẹ?
b.Tìm hiểu khổ thơ còn lại
-Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào
-Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
GV chốt lại: Bnạ nhỏ tự thấy mình chưa ngoan vì chưa gíp mẹ được nhiều hơn.Mẹ vẫn vất vả, khó nhọc ngày đêm nên áo bạc màu vì mưa, đầu cháy tóc vì nắng.
c.Em thấy bạn nhỏ có ngoan không?vì sao?
d.GV có thể hỏi thêm HS:
Em có thương mẹ như anh Khoa không? Ở nhà em có làm gì đỡ cha mẹ không?
4.Học thuộc lòng bài thơ:
-GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ theo cách xóa dần hoặc lấy giấy che từng dòng, từng khổ thơ,
5.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà HS tiếp tục HTL cả bài. Đc5 lại cho ông bà, cha mẹ nghe.
-Chuẩn bị bài sau.
-5HS tiếp nối nhau kể lời của mình.
-Nghe GV đọc mẫu
-HS tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ lần lượt từng em.
-HS tiép nối nhau đọc 2 khổ thơ.
-Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, các HS khác nghe, góp ý.
-HS đọc thầm khổ thơ 1.
-Luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng.
-Lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy mọi việc con đã làm xong đâu vào đấy: Khoai đã chín, gạo đã giã trắng tinh cơm dẻo và ngon cỏ, cỏ quang vườn, cổng nhà được quét dọn sạch sẽ mẹ khen bạn nhỏ ngoan.
-HS trao đổi trong nhóm rồi phát biểu những suy nghĩ của mình.
-Cả lớp đọc thầm lại bài thơ trả lời.
-Bạn nhỏ ngoan vì bạn thương mẹ, chăm chỉ làm việc hà đỡ mẹ phải là đúa con rất thương mẹ mới thấy có mẹ bạc màu, đầu mẹ nắng cháy tóc.
-HS thi học thuộc bài thơ.
-2 tổ thi đọc tiếp sức từng dòng thơ Tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2.Tổ nào đọc tiếp nối nhanh, đọc đúng là thắng.
-Thi thuộc cả khổ thơ theo hình thức nêu chữ đầu của mỗi khổ thơ.
-2,3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc (đọc đúng, đọc hay).
Thứ ngày tháng năm
Tiết 5	Tập Đọc
	CÔ GIÁO TÍ HON
I. Mụcđích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai:nón, khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính, bắt chước, khoai thai, khúc khích, tỉnh khô, ngọng líu, núng nính,
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới (khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trầm bầu, núng nính,)
-Hiểu nội dung bài:Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy các bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
II.Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGk.
-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ khi mẹ vắng nhà và trả lời cau hỏi.Em thấy bạn nhỏ trong bài thơ có ngoan không?Vì sao?
-GV nhận xét-ghi điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:Khi còn nhỏ, ai cũng thích trò chơi đóng vai. Một trong những trò chơi các em ưa thích là đóng vai thầy giáo, cô giáo.Bạn Bé trong bài cô giáo tí hon các em học hôm nay đng1 vai cô giáo trong hoàn cảnh rất đặc biệt.Ba má bạn ấy đang tham gia chiến đấu.Bé ở nhà một mình trông em, cùng các em bày trò chơi lớp học giữa lúc trận đánh diễn ra rất gần nhà.
GV ghi tên bài lên bảng.
2.Luyện đọc:
-GV đọc toàn bài: Giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng.
-GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu:
-GV theo dõi HS đọc, chú ý những từ ngữ các em dễ phát âm sai và viết sai.
b.Đọc từng đoạn trước lớp :
Đoạn 1:Từ Bé kẹp lại tóc đến chào cô.
Đoạn 2:Từ Bé treo nónđến Đàn em ríu rít đánh vần theo.
Đoạn 3:Còn lại.
GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới trong bài: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.
c.Đọc từng đoạn trong nhóm:
GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d.Các nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT từng đoạn.
3.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+Truỵên có những nhân vật nào?
+Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
+Những cử chỉ nào của “cô giáo” Bé làm em thích thú?
+Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò”
4.Luyện đọc lại:
-GV có thể treo bảng phụ, hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng ở 1 đoạn trong bài.
5.Củng cố,dặn dò:
-GV dặn những hS đọc chưa tốt về nhà luyện đọc thêm.
-GV nhận xét tiết học.
-2,3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
-HS quan sát tranh minh họa theo dõi GV đọc bài.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-1HS đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải sau bài học -Cả lớp đọc thầm theo.
-HS từng nhóm đọc và trao đổi với nhau về cách đọc.
-Cả lớp đọc ĐT cả bài.
-HS đọc thầm từng đoạn của bài văn.
-Bé và ba đứa em là Hiển Anh và Thanh.
-Các bạn nhỏ chơi trò chơi lớp học.Bé đóng vai học trò.
HS đọc thầm cả bài văn.
-Thch1 cử chỉ của Bé ra vẻ người lớn:kẹp lại tóc, thả ống quần xuống lấy nón của má đội lên đầu.
HS đọc thầm đoạn văn từ đàn em ríu rít đến hết.
-Làm y hệt các học trò thật đứng dậy, khúc khích cười chào cô, ríu rít đánh vần theo cô.
-Mỗi người một vẽ, trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu? thắng Hiển ngọng líu, cái Anh hai má núng nính ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phầ đọc xong trước; cái Thanh mở to mắt nhìn bảng,vừa đc5 vừa mân mê mớ tóc mai
-2HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài 1 lượt.
-3,4HS thi đọc từng đoạn 
-2,3HS thi đọc cả bài.
TUẦN 3	CHỦ ĐIỂM :MÁI ẤM
Thứ ngày tháng năm
Tiết 7	Tập Đọc -Kể Chuyện
CHIẾC ÁO LEN
I.Mục đích,yêu cầu:
A.Tập đọc:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai do phương ngữ: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, lất phất, bối rối, phụng phịu, Biết nghĩ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm:Lạnh buốt, âm ơi là ấm, bới rối, phụng phịu dỗi mẹ, thào,
2.Rèn kĩ năng đọc -hiểu:
-Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
-Nắm được diễn biến câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện:Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
B.Kể chuyện:
1.Rèn kĩ năng nói:Dựa vào gợi ý trong SGK, HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
2.Rèn kĩ năng nghe:Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II.Đồ dùng dạy -học:
-Tranh minh họa bài đọc
-Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của truyện Chiếc áo len.
III.Các Hoạt động dạy -học :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc bài cô giáo tí hon.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
Hôm nay, các em chuyển sang một chủ điểm mới-chủ điểm Mái ấm.Dưới mỗi mái nhà, chúng ta đều có một gia đình và những người thân với bao tình cảm ấm áp.Truyện chiếc áo len mở đầu chủ điểm sẽ cho các em biết về tình cảm mẹ con, anh em dưới một mái nhà.
-GV ghi tên bài lên bảng.
2.Luyện đọc:
-GV đọc toàn bài:Giọng tình cảm, nhẹ nhàng.Giọng Lan nũng nịu, giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục, giọng mẹ lúc bối rối, khi cảm động âu yếm.
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu
b.Đọc từng đoạn trước lớp.
GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng,đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
c.Đọc từng đoạn trong nhóm
d.3,4 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Chiếc áo len của bạn Hải đẹp và tiện lợi như thế nào?
-Vì sao Lan dõi mẹ?
-Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
-Vì sao Lan ân hận?
-GV có thể trao đổi thêm với hS những câu hỏi:-Các em có khi nào đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?Có khi nào em dỗi một cách vô lí không?
4.Luyện đọc lại
-GV nhận xét chọn nhóm đọc hay.
-2HS đọc bài, và trả lời câu hỏi 2,3 sau bài.
HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và bài đọc.
-Cả lớp theo dõi.
-HS tiếp nối nhau đọc.
-HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trng bài (nghĩ hơi đúng).
Nằm cuộn tròn trong chiếc khăn bông ấm áp./Lan ân hận quá.//Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh/nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ//
HS nhắc lại nghĩa những từ khó trong SGK:bối rối, thì thào, âu yếm.
-HS từng nhóm đọc.
-HS từng nhóm đọc đoạn 1 và 4.2,3 HS đọc cả bài.
-HS đọc từng đoạn và trao đổi tìm hiểu nội dung bài.
-Áo màu vàng có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
-1HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn:
-Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo len đắt tiền như vậy.Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
-Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
Cả lớp đọc thầm đoạn 4.
-HS phát biểu tự do.
-Cả lớp đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện.HS phát biểu tự do.
HS tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 4 em tự phân vai người dẫn chuyện, Lan, Tuấn Mẹ.3,4 HS thi đọc truyện theo vai.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhi ... uyện rất cảm động về tấm lòng người mẹ do nhà văn nổi tiếng thế giới tên là An-đec-xen viết cho thiếu nhi nhưng cả người lớn cũng say mê đọc truyện của ông. Các em cố gắng tìm đọc truyện của An-đéc-xen.
- GV ghi tên bài lên bảng
2.Luyện đọc:
-GV đọc toàn bài
Đoạn 1: Giọng đọc hồi hợp, dồn dập thể hiện tâm trạng hoảng hốt của người mẹ khi bị mất con. Nhấn giọng các từ ngữ: hớt hải,thiếp đi, nhanh hơn gió, chẳng bao giờ trả lại, khẩn khoản cầu xin.
Đoạn 2,3: Giọng đọc thiết tha thể hiện sự sẵn sàng hi sinh của người mẹ trên đường đi tìm con; nhấn giọng các từ ngữ:không biết, băng tuyết bám đầy ủ ấm, âm ghì, dâm, nhỏ xuống, đâm chồi, nảy lộc, nở hoa,..
Đoạn 4:Đọc chậm, rõ ràng từng câu. Giọng Thần Chết ngạc nhiên. Giọng người mẹ khi nói câu “Vì Tôi là mẹ” điềm đạm, khiêm tốn;khi yêu cầu Thần Chết “Hãy trả con cho tôi”-dứt doát 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a.Đọc từng câu:
b.Đọc từng đoạn truớc lớp:
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn được chú giải ở cuối bài và những từ ngữ khác mà hS chưa hiểu (VậN ĐộNG, hốt hải:hoảng hốt, vội vàng)
c.Đọc từng đoạn trong nhóm:
d.Các nhóm thi đọc:
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Tìm những từ ngữ nào trong đoạn 1 tả người mẹ mất con.
-Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
-Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường chỉ đường cho bà?
-Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ?
-Người mẹ trả lời như thế nào?
-GV chốt lại: Cả 3 ý đều đúng vì người mẹ quả là rất dũng cảm, rất yêu con. (ý đúng nhất là ý 3:Người mẹ có thể làm tất cả vì con)
4.Luyện đọc lại:
-GV đọc lại đoạn 3,4
-GV nhắc nhở các em cách nghỉ hơi, nhấn giọng, đọc đúng các kiểu câu.
-GV nhận xét
-HS quan sát tranh
-Theo dõi GV đọc bài
HS tiếp nối nhau đọc.
HS tiếp nối nhau 4 đoạn của truyện
-HS từng nhóm đọc
-HS từng nhóm đọc đoạn: 1,2,3,4 tiếp nối.
-HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
-Chạy, hớt hải gọi con, khẩn khoản cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho mình đuổi the Thần Chết.
-1HS đọc thành tiếng đoạn 2.
-Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai:Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm no, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
-Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
-Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước:Khóe đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành hai hòn ngọc 1-2HS đọc đoạn 4.
-Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
Người mẹ trả lời vì bà là mẹ -người có thể làm tất cả vì con, và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.
-HS đọc thầm toàn bài chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện.
HS chia thành các nhóm mỗi nhóm 6 em tự phân vai (người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Chết).thi đọc truyện theo vai.
-Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó//Gai đâm vào da thịt bà,//máu nhỏ xuống từnggiọt đậm//Bụi gai đâm chồi,/nảy lộc/đông buốt giá//Bụi gai chỉ đường cho bà//
-Thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên hỏi:-Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?//
-Bà mẹ trả lời//
-Vì tôi là mẹ//Hãy trả con cho tôi//
-Cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc phân vai tốt.
	KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ:
Vừa rồi các em đã thi đọc truyện Người mẹ theo cách phân vai. Sang phần kể chuyện, nội dung trên được tiếp tục nhưng nâng cao thêm một bước các em sẽ kẻ chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
2.Hướng dẫn HS dựng lại
Câu chuyện theo vai 
GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách (có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ.
GV nhận xét
c.Củng cố, dặn dò:
Qua truyện đọc này em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
Về nhà tập kể chuyện cho người thân nghe.
Xem bài tới :Mẹ vắng nhà ngày bão
Học sinh tự lập nhom và phân vai. Lần kể thứ nhất HS kể theo gợi ý của GV.
(Gợi ý là điểm tựa cho HS nhớ các ý trong truyệ)
Những lần kể sau HS tụ kể các vai.
Cả lớp nhận xét chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
Người mẹ rất yêu con rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
Người mẹ có thể hi sinh bản thân cho con được sống.
Thứ ngày tháng năm
Tiết 11	Tập Đọc -Kể Chuyện
MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO
I.Mục đích,yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Chú ý các từ ngữ HS dễ phát âm sai và viết sai: Bão nổi, chặn lối, thaothức, no bữa, về quê, bão nỗi, ướt, thao thức, củi mùn,..
-Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Nắm được nghĩa các từ được chú giải sau bài (thao thức, củi mùn, nấu chua)
-Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ, thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau, hết lòng thương yêu nhau.
II.Đồ dùng dạy -học:
-Tranh minh họa bài đọc trong SGK
-Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luỵên đọc.
III.Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS kể lại câu chuyện người mẹ.
GV nhận xét –ghi điểm
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:Trong gia đình người mẹ có vai trò rất quan trọng. vắng mẹ, cả nhà sẽ ra sao?Bài thơ mẹ vắng nhà ngày bão sẽ cho các em biết ba bố con một bạn nhỏ sống thế nào khi mẹ vắng nhà đúng vào những ngày bão tâm trạng của ba bố con ra sao khi mẹ trở về.
Ghi tựa bài
b.Luyện đọc:
GV đọc bài thơ
GV hướng dẫn.HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được giải nghĩa trong SGK.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài
+Vì sao mẹ vắng nhà ngày bão?
+Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào?
-Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau.
-Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về.
Khi mẹ đi vắng, em có cảm giác nhớ và thấy thiếu mẹ như bố con bạn nhỏ trong bài thơ này không?
d.Học thuộc lòng bài thơ:
GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài.
3.Củng cố, dặn dò:
GV hỏi HS về nội dung, ý nghĩa bài thơ.
Về nhà tiếp tục HTL bài thơ, đọc lại cho ông bà cha mẹ nghe.
Xem bài tới Ông Ngoại
Một tốp 6 HS kể lại chuyện.
Đọc từng câu thơ
Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ vài lượt.
HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (nghỉ hơi đúng giữa các dòng, các khổ thơ)
-Thao thức:Không ngủ đuợc vì có điều phải suy nghĩ; củi mùn, củi gổ vụn và mùn cưa; nấu chua; nấu canh chua.
-Năm nhóm tiép nối nhau thi đọc 5 khổ thơ.
-Cả lớp đọc ĐT bài thơ
1HS đọc khổ thơ 1:
Vì mẹ về quê gặp bão; mưa to gió lớn làm mẹ không trở về quê được.
Cả lớp đọc thầm các khổ thơ 2,3,4.
-Giường có hai chiếc thì một chiếc ướt nước mưa.
Củi mùn để nấu cơm cũng bị ướt.Ba bố con phải thay mẹ làm mọi việc.Chị hái lá nuôi thơ, em chăm đàn ngan, bố đội nón đi chợ nấu cơm.
-ba bố con luôn nghĩ đến mẹ: ba người nằm chung một chiếc giường vẫn thấy trống phía trong vì thiếu mẹ nên nằm ấm mà thao thức.
-Ở quê, mẹ cũng không ngũ được vì Thương bố con vụn về/Củi mùn thì lại ướt.
Mỗi HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
-Mẹ về như nắng mới làm cả gian nhà sáng ấm lên.
Năm HS đại diện 5 nhóm tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
Thi đọc thuộc khổ thơ theo chữ đầu của mỗi khổ,Hai, ba HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, mọi người luôn nghĩ đến nhau hết lòng thương yêu nhau.
Thứ ngày tháng năm
Tiết 12	Tập Đọc -Kể Chuyện
ÔNG NGOẠI
I.Mục đích,yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ : Cơn nóng, luồng khí, lặng lẽ, vắng lặng, nhường chổ, xanh ngắt, lặng lẽ,
Đọc đúng các kiểu câu.Phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa và biết cách dùng từ mới trong bài (loang lỗ)
Nắm được nội dung của bài, hiểu được tình cảm ông cháu rất sâu nặng:Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông. Người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường tiểu học.
II.Đồ dùng dạy -học:
Tranh minh học bài đọc SGK
Bnảg phụ ghi đọchủ nghĩa văn cần hướng dẫn luyện đọc
III.Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A.Kiểm tra bàicũ:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão và trả lời câu hỏi:
-Ngày bão vắng mẹ, ba bố con vất vả như thế nào?
-Tìm những câu thơ cho thấy cả nhà luôn nghĩ đến nhau.
-Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về.
GV nhận xét ghi điểm.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:Hôm nay các em sẽ đọc, các em sẽ tháy bạn nhỏ trong truyện có một người ông yêu cháu, chăm lo cho cháu và thấy được lòng biết ơn của cháu với ông thế nào?
-Ghi tực bài.
2.Luyện đọc
a.GV đọc bài với giọng chậm rãi, dịu dàng.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu
-Đọc từng đoạn trước lớp
HS tìm hiểu nghĩa từ loang lỗ
3.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
-Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích nhất trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường.
Vì saio bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên.
4.Luỵên đọc bài:
GV chọn đọc diễn cảm một đoạn văn.HDHS đọc đúng đoạn văn.
5.Củng cố, dặn dò:
Em thấy tình cảm của hai ông cháu trong bài văn này như thế nào?
Bạn nhỏ trong bài văn có một người ông hết lòng yêu cháu. Bạn nhỏ mãi mãi biết ơn ông, người thầy đầu tiên trước ngưỡng của nhà trường.
Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Xem bài tới :người lính dũng cảm.
3HS đọc HTL bài
Theo dõi GV đọc bài
Quan sát tranh.
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Đoạn 1: từ Thành Phốđến những ngọn cây hè phố.
Đoạn 2: từ năm nay đến ông cháu mình đến xem trường thế nào.
Đoạn 3:Từ ông chậm rãiđến âm vang mãi trong đởi đi học của tôi sau này.
Đoạn 4:Còn lại
Loang lổ:có nhiều mảng màu đen xen, lộn xộn
HS đọc từng đoạn trong nhóm cả lớp đọc đồng Thanh bài.
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 không khí mát dịu mỗi sáng trời xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
HS đọc tiếp đoạn 2
Ông dẫn bạn đi mua vở chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực dạy bạn những chử cái đầu tiên.
HS đọc tiếp đoạn 3.
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn nhỏ tới trường.
Một HS đọc câu cuối.
Vì ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên ông là người dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn trên tay, cho bạn gõ thử vào chếc trống trường nghe tiếng trống trường đầu tiên.
Thành phố sắp vào thu//
Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chổ/cho luồng không khí mát dịu buổi sáng//Trời xanh ngắt trên cao/ xanh như dòng sông trong,/ trôi lặng lẽ/ giữa những ngọn cây hè phố// 
HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1-4.doc