Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 25 đến tuần 28

Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 25 đến tuần 28

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

Chú ý các từ ngữ :vật, nước chảy, Quắm Đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ,sới vật, khôn lường, keo vật, khố

- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng trai đô vật trẻ còn xốc nổi.

B. Kể chuyện:

1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội Vật- lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng nghe:

 

doc 17 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2065Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Chủ điểm : LỄ HỘI
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2006
Tập đọc - Kể chuyện
	Tiết 73: 	HỘI VẬT
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc : 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ :vật, nước chảy, Quắm Đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ,sới vật, khôn lường, keo vật, khố
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng trai đô vật trẻ còn xốc nổi.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội Vật- lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện
- Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện 
III. Các hoạt động dạy học:
TẬP ĐỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS đọc bài Tiếng đàn
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
4. Luyện đọc lại 
GV chọn một, hai đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc
 Kể Chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ :
Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn chuyện Hội Vật- Kể với giọng sôi nổi, hào hứng phù hợp với nội dung mỗi đoạn 
2. Hướng dẫn HS kể theo từng gợi ý 
 GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, sôi nổi ...
5. Củng cố, dặn dò : 
- Biểu dương HS kể chuyện hấp dẫn, sôi nổi ..
- Về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc
- HS lắng nghe
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Tiếng trống dồn dập cây cao để xem
Quắm Đen lăn xả  Ông Cản Ngũ chậm
- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua...
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao...
- Quắm Đen khỏe, hăng hái nhưng ...
Vài HS thi đọc đoạn văn
Một HS dọc cả bài
Thứ tư ngày 01 tháng 3 năm 2006
	Tiết 74: 	Tập đọc 
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
- Chú ý các từ ngữ : đua voi, phẳng lì, vang lừng, mangát, vuông vải đỏ thẳm, bình tĩnh, bỗng dưng, điều khiển, trúng đích, huơ vòi,...
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu 
- Nắm được nghĩa các từ ngữ: trường đua, chiêng, mangát, cổ vũ...
- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS tiếp nối nhau đọc truyện Hội vật
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Tìm những chi tiết miêu tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua
+ Cuộc đua voi diễn ra như thế nào? 
+ Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương 
4. Luyện đọc lại 
GV đọc diễn cảm đoạn 2
 Hớng dẫn HS luyện đọc...
5. Củng cố, dặn dò : 
- Chuẩn bị bài Ngày hội rừng xanh 
- Nhận xét tiết học
- 2 HS tiếp nối nhau đọc
- HS lắng nghe
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang...
- Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con...
- Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán gỉa
Vài HS thi đọc đoạn văn 
Một HS dọc cả bài
Thứ năm ngày 02 tháng 3 năm 2006
	Tiết 75: 	Tập đọc 
	 NGÀY HỘI RỪNG XANH
I. Mục đích yêu cầu :
	Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ : nổi mõ, vòng quanh, gãy đàn, khướu lĩnh xướng, diễn ảo thuật, đu quay
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong ngày Hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài thơ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên. 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh ?
+ Các sự vật khác tham gia vào ngày hội như thế nào? 
+ Hãy cho biết em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ? Giải thích vì sao em thích ?
4. Học thuộc lòng bài thơ
- Một HS đọc lại bài thơ
 - GV hướng dẫn HS học thuộc tại lớp
 - Nhiều HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
5. Củng cố, dặn dò : 
- GV hỏi HS nội dung bài 
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ 
- Nhận xét tiết học
- 2,3 HS tiếp nối nhau đọc
- Đọc từng khổ thơ
- Chim gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi...
- Tre , trúc, thổi nhạc sáo, khe suối, gãy nhạc đàn...
Miêu tả hoạt động rất sinh động đáng yêu của các con vật và sự vật
Tuần 26
Thứ hai ngày 06 tháng 3 năm 2006
	Tiết 76: Tập đọc - Kể chuyện
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục đích, yêu cầu: 
A. Tập đọc: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
 Chú ý các từ ngữ HS dễ viết sai do phát âm: lễ hội, Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, tình cảm, hiển linh,...
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu 
 Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe:
II. Đồ dùng dạy học: 
Các tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
 	Tập đọc 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài Ngày hội rừng xanh. Trả lời các câu hỏi.Nội dung bài
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? 
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
+ Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
4. Luyện đọc lại 
GV đọc diễn cảm 1,2 đoạn văn, HS chú ý theo dõi
 Hướng dẫn HS luyện đọc...
 Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp ra lệnh cắm thuyền lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm
 Kể chuyện 
I. GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại từng đoạn.
II. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn. Cả lớp và GV nhận xét
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện. 
Cả lớp và GV nhận xét
5. Củng cố, dặn dò : 
- Về nhà luyện kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét tiết học
- 2,3 HS tiếp nối nhau đọc
- HS lắng nghe
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố,... còn mình thì ở không
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn... Công chúa Tiên Dung tình cờ...
- Công chúa cảm động khi biết hoàn cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên...
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân...
- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ...
Vài HS thi đọc đoạn văn 
Một HS dọc cả bài
- HS quan sát theo dõi
- HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ trong SGK nhớ nội dung từng đoạn truyện, đặt tên cho từng đoạn.
- HS phát biểu ý kiến
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh( mỗi em kể một tranh)
Thứ tư ngày 08 tháng 3 năm 2006
	Tiết 77: 	Tập đọc 
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 Đọc đúng các từ ngữ: nườm nượp, trẩy hội, xúng xính, gặp gỡ, cởi mở, cổ tích, bổi hổi, vương,...
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nội dung bài : Tả hội chùa Hương. Người đi trẩy hội không chỉ lễ Phật mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu đất nước hơn, yêu con người hơn.
3. Học thuộc lòng khổ thơ em thích
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm tranh ảnh về chùa Hương, hội chùa Hương.
- Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
Gọi HS kể chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc diễn cảm toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Từ mới HS tìm được: nườm nượp, xúng xính, thanh lịch.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?
+ Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội
+ Theo em khổ thơ cuối nói điều gì?
4. Học thuộc lòng khổ thơ em thích
5. Củng cố, dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng khổ thơ em thích hoặc thuộc cả bài
 - Hỏi trước PH một số tên lễ hội, hội hoạt động...
- ,3 HS tiếp nối nhau kể
- HS theo dõi 
- Luyện đọc từng dòng thơ, mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ.
- Luyện đọc từng khổ thơ
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- HS tìm hiểu nghĩa các từ mới: nườm nượp, xúng xính
- HS luyện đọc từng khổ thơ 
- Cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên ...
- Cảm xúc hồ hởi, cởi mở đối với tất cả mọi người, với cảnh vật: Mỗi bước đi là mỗi bước say mê, tự hào về cảnh đẹp đất nước. Bước mỗi bước say mê
Lòng bổi hổi bởi mùi hương lẫn trong làn sương khói...
- Mọi người đi trẩy hội chùa Hương không phải để thắp hương cầu Phật. Đi hội chùa Hương còn là dịp đi ngắm cảnh đẹp của đất nước, hoà nhập với dòng người..
- Một HS đọc lại bài thơ
- HS lựa chọn khổ thơ mình thích . Tự nhẩm để đọc thuộc khổ thơ
- HS tiếp nối nhau thi đọc khổ thơ yêu thích . Giải thích vì sao em thích chọn khổ thơ đó
Thứ năm gày 09 tháng 3 năm 2006
	Tiết 78: Tập đọc 
Rước đèn ông sao
I. Mục đíc ... V đọc cho HS viết
c. Chấm, chữa bài
GV chấm chữa một số bài 
4. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu cả lớp về nhà đọc lại những bài Tập đọc có yêu cầu HTL (TV3 tập hai) để chuẩn bị KT trong tiết tới
- GV nhận xét tiết học
2 HS đọc lại - cả lớp theo dõi SGK
- Chiều chiều từ mái rạ vàng khói nhẹ nhàng bay lên...
- Khói ơi, vươn nhẹ lên mây khói đừng bay quẩn...
- Câu 6 tiếng viết lùi vào 3 ô
- Câu 8 tiếng viết lùi vào 1 ô
HS tập viết vào bảng con những từ dễ sai.
	Tiết 5:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ, văn có yêu cầu HTL
2. Ôn luyện vết báo cáo : Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3. HS viết lại một báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ yêu cầu HTL.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra HTL
GV nhận xét ... ghi điểm 
3. Bài tập 2: 
- Dựa vào bài TLV miệng tiết 3, hãy viết báo cáo gởi cô thầy tổng phụ trách theo mẫu.
- GV nhắc các em nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3, viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn báo cáo viết tốt.
4. Củng cố, dặn dò : 
Yêu cầu HS chưa có điểm HTL và KT chưa đạt về nhà tiếp tục ôn luyện.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và
mẫu báo cáo. Cả lớp theo dõi
- HS viết báo cáo vào vở 
- Một số HS đọc bài viết.
	Tiết 6:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL 
2. Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương r/d/gi;l/n;tr/ch;uôt/uôc;ât/âc;iêt/iêc;ai/ay.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ yêu cầu HTL.
 - 3 phiếu viết nội dung BT2
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra HTL
3. Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp mời 3 HS thi tiếp sức.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- Một số HS đọc lại đoạn văn 
- Cả lớp làm bài vào vở 
4. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhắc HS chưa có điểm HTL về nhà tiếp tục luyện đọc.
- GV nhận xét tiết học 
-----------------------------------------
	Tiết 7:
I. Mục đích yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL 
2. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ
II. Đồ dùng dạy học:
 - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ yêu cầu HTL.
 - Một số tờ giấy cỡ to phô tô ô chữ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra HTL
3. Giải ô chữ
- 1,2 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài 
- GV yêu cầu HS quan sát ô chữ SGK-hướng dẫn học sinh làm bài 
 + Bước 1: Dựa theo lời gợi ý - phán đoán đó là từ ngữ gì ?
 + Bước 2: Ghi từ ngữ vào ô trống... Viết bằng chữ in hoa .. có số chữ khớp với các ô trống trên từng dòng.
 + Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống... đọc từ mới... in màu
- GV chia lớp thành nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ phiếu... HS làm bài theo nhóm. Các nhóm dán nhanh bài lên bảng đại diện nhóm đọc kết quả .
- Cả lớp và GV nhận xét.
Lời giải:
 Dòng 1: PHÁ CỖ 	Dòng 5: THAM QUAN
 Dòng 2: NHẠC SĨ	Dòng 6: CHƠI ĐÀN
 Dòng 3: PHÁO HOA	Dòng7: TIẾN SĨ
 Dòng 4: MẶT TRĂNG	Dòng 8: BÉ NHỎ
 Từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu: PHÁT MINH
4. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhắc HS làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài
- Dặn HS chuẩn bị giấy, bút để làm bài KT giữa HKII.
	Tiết 9:
Kiểm tra : CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN
Tuần 28 	Chủ đề : THỂ THAO
Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2006
	Tiết 82: 	 Tập đọc - Kể chuyện 
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,....
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa cha và Ngựa con.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa con, biết phối hợp lời kể với điệu, biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe:
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
- Gọi HS kể lại câu chuyện Quả táo
- GV nhận xét
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV hướng dẫn các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
GV cho HS đọc thầm đoạn 1:
 + Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? 
HS đọc thầm đoạn 2:
 + Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì ?
 + Nghe cha nói Ngựa con phản ứng thế nào ?
 + Vì sao Ngựa con không đạt kết quả trong hội thi ?
 + Ngựa con rút ra bài học gì ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn văn
- Cả lớp, GV nhận xét
 Kể chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa con 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo lời Ngựa con :
GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng tranh trong SGK.
Tranh 1: Ngựa con mải mê soi bóng mình dưới nước.
Tranh 2 : Ngựa cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn.
Tranh 3: Cuộc thi các đối thủ đang ngắm nhau.
Tranh 4: Ngựa con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng mỏng.
Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện theo lời Ngựa con 
1,2 HS kể lại
HS lắng nghe
- HS đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS tìm hiểu nghĩa các từ mới: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan.
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Cả lớp đọc đồng thanh
+ Chú chuẩn bị cuộc đua không biết chán...
+ Ngựa cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt...cuộc đua hơn...đồ đẹp
+ Ngựa con ngúng nguẩy, đầy tự tin, đáp: Cha yên tâm đi...
+ Ngựa con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo...
+Đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất.
- HS đọc thể hiện đúng nội dung 
- Một, hai tốp HS tự phân vai đọc lại chuyện. 
1. HS khá, giỏi đọc yêu cầu của BT và mẫu 
Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa con là như thế nào? ( Nhập vai mình là Ngựa con, kể lại câu chuyện, xưng "tôi", "mình")
- 4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa con 
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện
Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2006
	Tiết 83: 	Tập đọc 
CÙNG VUI CHƠI
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Chú ý các từ ngữ : đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn xuống, trải, xanh xanh, vòng quanh quanh, tinh mắt, khỏe người, xem...
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nội dung bài: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mà dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn. 
3.Học thuộc lòng bài thơ 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
- Gọi HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Cuộc chạy đua trong rừng theo lời Ngựa con .
- GV nhận xét
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc bài thơ
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV lưu ý các em về cách ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ?
+ HS chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? 
+ Em hiểu "chơi vui học càng vui" là như thế nào? 
4. Học thuộc lòng bài thơ
 GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
5. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- GV nhận xét tiết học
2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện
- Đọc từng dòng thơ ( mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ)
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ
Chơi đá cầu trong giờ ra chơi 
- Trò chơi rất vui mắt quả cầu giấy màu xanh bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ...hát
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt...
- Một HS đọc lại bài..
- HS đọc thuộc từng khổ
- Cả lớp thi HTL từng khổ cả bài
Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2006
	Tiết 84: 	 Tập đọc 
TIN THỂ THAO
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ phiên âm tiếng nước ngoài, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: huy chương vàng, trường quyền, võ thuật, hoạ sĩ, nguy kịch, vô địch,...
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu được các bản tin thể thao: Thành công của vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền, quyết định của Ban tổ chức SEA Games chọn chú trâu vàng làm biểu tượng của SEA Games 22, gương luyện tập của Am-xtơ-rông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ảnh 2 vận động viên, ảnh biểu tượng Trâu Vàng
- Tờ báo thể thao hoặc tờ báo ở địa phương có đăng tin thể thao.
- Hình ảnh một vài vận động viên nổi tiếng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KT bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Cùng vui chơi.
- GV nhận xét ghi điểm
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài- Ghi tựa bài
2. Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 GV viết bảng : Hồng Kông, SEA Games 22, Am-xtơ-rông.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
a. Tóm tắt mỗi tin bằng câu
b. Tấm gương của Am-xtơ-rông nói lên điều gì ?
c. Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những tin gì ?
4. Luyện đọc lại
 GV hướng dẫn HS đọc đúng phong cách bản tin, nhấn giọng những từ ngữ quan trọng
5. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhắc HS về nhà tìm đọc các tin thể thao
- GV nhận xét tiết học
2 HS đọc thuộc lòng bài
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đọan 
- 2 HS đọc toàn bài 
- Cả lớp đọc thầm từng mẫu tin, tự tóm tắt tin ấy bằng một câu ngắn.
- HS nói lên lời tóm tắt của mình 
- Am-xtơ-rông đạt được kỉ lục cao nhờ anh biết kiên trì luyện tập, có ý chí vượt qua...
- Tin thời sự, giá cả thị trường, văn hoá giáo dục, dự báo thời tiết,...
- Một vài HS thi đọc đoạn văn
- Một HS đọc lại toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25-28.doc