I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ dễ phát âm sai do phương ngữ loạt đạt, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã,.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời ??? nhân vật ( chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( nứa tép ô quả tranh, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết).
- Hiểu chuyện và điều câu chuyện muốn nói với em. Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
MÔN TẬP ĐỌC Chủ điểm TỚI TRƯỜNG TUẦN 5 Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2005 Tiết 13 Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM I. Mục đích, yêu cầu: A. Tập đọc: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ dễ phát âm sai do phương ngữ loạt đạt, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã,... - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời ??? nhân vật ( chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo) 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( nứa tép ô quả tranh, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết). - Hiểu chuyện và điều câu chuyện muốn nói với em. Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. B. Kể chuyện: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoa truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS đọc bài Ông ngoại. Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét- ghi điểm cho HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học . - GV giới thiệu chủ điểm tới trường. Những bài học trong chủ điểm này nói về học sinh và nhà trường. Truyện đọc mở đầu chủ điểm là người lính dũng cảm. Các em hãy đọc truyện và cùng tìm hiểu xem như thế nào là người dũng cảm. - GV ghi tựa bài, giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và tranh minh hoạ bài học trong SGK. 2. Luyện đọc: a. GV đọc toàn bài (đọc phân biệt giọng người dẫn truyện, giọng viên tướng, giọng chú lính nhỏ, giọng thầy giáo. b. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Học sinh tìm hiểu nghĩa những từ ngữ mới được chú giải SGK. - Tập đặt câu với các từ: thủ lĩnh, quả quyết. - Đọc từng đoạn trong nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? ở đâu? - Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? - Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì? - Thầy giáo đang đợi điều gì ở học sinh trong lớp? - Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi? - Phản ứng của chú lính như thế nào? khi nghe lệnh về thôi của viên tướng? - Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ? - Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao? 4. Luyện đọc lại: - GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài. - Hướng dẫn học sinh đọc: thi đọc truyện theo vai. - GV gọi học sinh nhận xét. KỂ CHUYỆN 1. GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào trí nhớ và 4 bức tranh minh hoạ cho 4 đoạn học sinh tập kể lại chuyện trên. 2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh cho học sinh lần lượt xem các tranh minh hoạ và kể lại chuyện. 3. GV gợi ý nội dung 4 bức tranh. GV gọi học sinh xung phong kể lại toàn chuyện. - Cả lớp-GV nhận xét - Cách diễn đạt - cách thể hiện. 5. Củng cố-dặn dò: - Câu chuyện trên giúp các em hiểu điều gì? - Về nhà đọc lại bài tập kể chuyện cho gia đình nghe-chuẩn bị bài tới: “Mùa thu của em”. - Nhận xét tiết học 2 HS đọc bài HS quan sát tranh. HS tiếp nối nhau đọc. Đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi. Bốn tổ tiếp nối nhau đọc đoàn thoại 4 đoạn của truyện. Một HS đọc toàn truyện. Một HS đọc thành tiếng đoạn 1, cả đọc thầm theo. - Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường. Cả lớp đọc thầm đoạn.2 - Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường. - Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên đám hoa, đè lên chú lính nhỏ. - Thầy mong học sinh dũng cảm nhận lỗi - Học sinh tự phát biểu. - Chú nói: Nhưng như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường. - Mọi người sững nhìn chú rồi bước nhanh theo chú như bước theo người chỉ huy dũng cảm. Chú lính đã chui qua hàng rào - vì dám nhận lỗi và sửa lỗi. Phân nhóm mỗi nhóm 4 em tự phân vai (Người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo). Học sinh quan sát lần lượt 4 bức tranh minh hoạ 4 đoạn. Học sinh quan sát từng nhóm học sinh xung phong kể. Thứ tư ngày 05 tháng 10 năm2005 Tiết 14: Tập đọc MÙA THU CỦA EM I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng. - Hướng dẫn đọc và hiểu nội dung bài chú ý đọc trôi chảy diễn cảm, chú ý phát âm đúng các từ ngữ, lá sen, rước đèn, họäi rằm, lật trang vở... - Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hỏi đúng sau mỗi dòng và giữa các khổ thơ. 2. Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu: - Hướng dẫn học sinh nắm được nghĩa và cách dùng các từ mới giải nghĩa trong bài tập đọc. Hiểu được tình cảm mến yêu của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu bắt đầu năm học mới. 3. Học sinh học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài thơ III. Hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi học sinh kể lại chuyện người lính dũng cảm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Luyện đọc: - GV đọc mẫu bài thơ giọng vui- nhẹ nhàng. - GV hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng dòng thơ. + Đọc từng đoạn trước lớp. - GV giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng khổ thơ: cốm, chị Hằng. - HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Bài thơ tả sắc màu của màu thu? - Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa thu? - Tìm các hình ảnh so sánh trong bài và cho biết các em thích nhất hình ảnh nào? 4. Học thuộc lòng bài thơ - GV hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ tại lớp. - GV xoá lần lượt các từ. 5. Củng cố, dặn dò: - Tìm các hình ảnh so sánh trong bài thơ - Về nhà HTL bài thơ - Xem bài tới: Cuộc họp của chữ viết - Nhận xét tiết học. HS tiếp nối nhau kể lại chuyện. HS tiếp nối nhau mỗi em 2 dòng thơ. HS đọc phần giải thích từ SGK. - Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc. - HS đọc 2 khổ thơ đầu. - Vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới. - Hình ảnh rước đèn họp bạn, gợi hoạt động vui chơi của học sinh. - HS tự phát biểu theo ý thích. HS đọc từng câu, từng khổ thơ-cả bài. Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm2005 Tiết 15: Tập đọc CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. - Học sinh đọc trôi chảy, rõ ràng cả bài, chú ý đọc đúng các từ để viết sai và phát âm sai, tan học, dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt, để ý, ẩu thế... - Ngắt nghỉ hỏi đúng sau các dấu câu: - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, đọc đúng các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm). - Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Bác chữ A, đám đông, dấu chấm) 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nội dung bài: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Đặt dấu câu sai sẽ làm sai lạc nội dung, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười. - Hiểu cách tổ chức cuốc họp (là yêu cầu chính). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc - 5, 6 tờ giấy khổ A4 - Bút dạ để học sinh làm yêu cầu 3 loại III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra học sinh đọc thuộc lòng bài thơ mùa thu của em. - GV nhận xét-ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc bài: gợi ý cách đọc với GV - Giọng người dẫn chuyện hóm hỉnh - Giọng bác chữ A, to dõng dạc - Giọng Dấu Chấm: rõ ràng rành mạch. - Giọng đám đông: khi ngạc nhiên (thế nghĩa là gì nhỉ?) khi phàn nàn (Ẩu thế nhỉ?) - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp - GV nhắc nhớ học sinh đọc đúng các kiểu câu - Đọc từng đoạn trong nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? - Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? - Đọc yêu cầu 3 BT - Phát cho mỗi nhóm 1 tờ A4 - Cả lớp và GV nhận xét. 4. Luyện đọc lại GV mời một vài nhóm GV gợi ý hướng dẫn học sinh đọc hay. 5. Củng cố, dặn dò: - Nêu vài trò của dấu chấm câu? - Về nhà đọc lại bài. - Ghi nhớ diễn biến cuộc họp trình tự tổ chức một cuộc họp để thực hành tổ chức cuộc họp tổ trong tiết TLV tới. 3 HS đọc thuộc lòng HS quan sát. HS tiếp nối nhau đọc. 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn. 1 HS đọc toàn bài. - Bàn làm việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kỳ quặc. - Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mới khi Hoàng chấm câu. 1 HS đọc. Học sinh thảo luận theo yêu cầu đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, thi báo cáo kết quả làm bài. Mỗi nhóm 4 em tự phân vai (người dẫn chuyện chữ bác A, đám đông, dấu chấm) đọc lại truyện. Cả lớp bình chọn bạn và nhóm đọc hay. TUẦN 6: Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm2005 Tiết 16: Tập đọc - Kể chuyện BÀI TẬP LÀM VĂN I. Mục đích, yêu cầu: A. Tập đọc: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Chú ý các từ ngữ: loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, vất vả,... - Học sinh biết đọc phân biệt lời nhân vật "tôi" với lời "người mẹ" 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Cung cấp cho học sinh hiể ... ực, ngã và chết. Người chủ chất tất cả đồ đạc sang lưng ngựa. Ngựa phải chở rất nặng ân hận vì đã không chịu giúp. Phải thương bạn giúp bạn lúc bạn gặp khó khăn. Học sinh theo dõi. Từng nhóm mỗi nhóm 3 em đọc phân vai (người dẫn chuyện, lừa, ngựa) thi đọc toàn truyện. Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2005 Tiết 21: Tập đọc BẬN I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: Bận, chảy, vẫy gió, làm lửa, thổi nấu, vui nhỏ... - Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (sông hồng, vào mùa, đánh thù). - Hiểu nội dung bài: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc (SGK) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc lại truyện lừa và ngựa. - Nói điều câu chuyện muốn khuyên các em B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm bài thơ b. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ - Đọc từng khổ thơ trước lớp - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: - Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì? - Bé bận những việc gì? - Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui. - Mọi người mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta điều hoạt động, điều làm việc, sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui. + Em có bận rộn không? + Em thường bận rộn với những công việc gì? Em có thấy bận mà vui không? 4. Học thuộc lòng bài thơ: - GV đọc diễn cảm bài thơ - GV hướng dẫn học sinh HTL tại lớp 5. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tiếp tục HTL bài thơ - Xem bài tới - Nhận xét tiết học 2 HS đọc Mỗi em tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ. HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ: sông Hồng vào mùa, đánh thù 3 nhóm tiếp nối nhau đọc. Cả lớp đàm thoại - Trời thu -bận xanh ;sông Hồng- bận chạy; xe- bận chạy; mẹ bận- hát ru; bà bận thổi. - Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc, cười. - Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui. 1 HS đọc lại. HS thi đọc thuộc từng khổ, cả bài thơ. TUẦN 8: Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2005 Tiết 22: Tập đọc - Kể chuyện CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ I. Mục đích, yêu cầu: A. Tập đọc: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng - Chú ý các từ ngữ: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi... - Đọc đúng các kiểu câu: câu kể, câu hỏi. - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ) 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện (sếu, u sầu nghẹn ngào). - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. B. Kể chuyện: 1. Rèn kỹ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện, giọng kể tự nhiên, phù hợp với diễn biến câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc (SGK) - Tranh hoặc ảnh một đàn sếu (nếu có) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ bận và trả lời câu hỏi về nội dung bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài. b. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp GV kết hợp giúp học sinh giải nghĩa từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào. - Đọc từng đoạn trong nhóm 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?) - Các bạn nhỏ đi đâu? - Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? - Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? - Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy? - Ông cụ gặp chuyện gì buồn? - Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? 4. Luyện đọc lại: - Gọi HS thi đọc theo vai cả lớp và GV bình chọn cá nhân đọc tốt Kể Chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ. - Vừa rồi các em đã thi đọc truyện theo cách phân vai sang phần kể chuyện, các em sẽ thực hiện một nhiệm vụ mới: Tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện. 2. Hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo lời một bạn nhỏ. - Cả lớp và GV nhận xét. Chọn người kể chuyện hay nhất. 5. Củng cố, dặn dò: - Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn lòng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa? - Về nhà tiếp tục tập kể chuyện. - Xem bài tới. - Nhận xét tiết học. 3 HS đọc thuộc bài HS tiếp nối nhau đọc bài. 5 HS đọc tiếp nối - Về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ - Gặp một cụ già đang ngồi...lộ vẻ u sầu - Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau các bạn đoán cụ bị ốm... - Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan... - Con người phải quan tâm giúp đỡ nhau. 4 HS nối tiếp nhau đọc 1 nhóm 6 em tự phân vai (người dẫn chuyện, ông cụ 4 bạn nhỏ) HS lắng nghe. - 1 HS kể mẫu - Từng cặp HS kể theo lời nhân vật. - Vài HS thi kể. HS phát biểu Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2005 Tiết 23: Tập đọc TIẾNG RU I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ: mùa vàng, nhân gian, đốm lửa... - Nghỉ hỏi đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hỏi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu thơ. Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài. - Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em bạn bè, đồng chí. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài thơ III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể lại câu chuyện các em nhỏ và cụ già. - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. GV đọc diễn cảm bài thơ giọng thiết tha, tình cảm. - GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ b. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu thơ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Gv hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ, cả bài. - Con ong, con cá, con chim yêu những gì? vì sao? - Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2. - Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ. - Câu lục bát nào của bài thơ nêu ý chính bài. 4. Học thuộc lòng bài thơ. - GV đọc diễn cảm bài thơ. - Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ cả bài thơ. 5. Củng cố, dặn dò: - Gọi học sinh nhắc lại điều bài thơ muốn nói. - Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ. - Xem bài tới. 2 HS kể lại chuyện. HS quan sát tranh minh hoạ. Cả lớp đọc ĐT bài thơ 1 HS đọc thành tiếng cả lớp đọc thầm. -Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng. ® Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa. -Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy. HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm2005 Tiết 24: Tập đọc NHỮNG CHIẾC CHUÔNG REO I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: giữa, vàng xỉn, rủ, nhỏ, cửa, những... - Biết đọc truyện với giọng kể vui, nhẹ nhàng. 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài (trò ú tim, cây nêu). - Hiểu nội dung bài: Tình cảm thân thiết giữa bạn nhỏ và gia đình bác thợ gạch. Món quà bình dị của bác thơ đóng gạch làm cho tết ấy của gia đình bạn nhỏ ấm áp và náo nức hẳn lên. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc (SGK) III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ tiếng ru - Trả lời các câu hỏi về nội dung bài. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài b. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Đọc từng câu - Đọc từng đoạn Đoạn 1: từ đầu...đóng gạch. 2: Từ tôi rất thích...tiếng kêu. 3: Bác thợ gạch...trước sân. Đoạn 4: câu cuối bài. GV giúp HS hiểu nghĩa từ. - Đọc từng đoạn trong nhóm. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Nơi ở của bác thợ gạch có gì đặc biệt. - Tìm những chi tiết nói lên tình thân giữa gia đình bác thơ gạch với cậu bé. - Những chiếc chuông reo đất nung đã đem lại niềm vui thế nào cho gia đình bạn nhỏ. 4. Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu 1 đoạn văn. - Hướng dẫn học sinh đọc đúng 5. Củng cố, dặn dò: - Về nhà đọc lại bài văn - Xem bài tới - Nhận xét tiết học 4 HS đọc bài. HS tiếp nối nhau đọc. - Cả lớp đọc ĐT. -Một túp lều bằng phên rạ...gạch mới đóng. - Cạâu bé thường ra lò gạch chơi trò chơi ú tim - Con trai bác (bảo) rủ cậu nặn những chiếc chuông bằng đất. Tiếng chuông reo làm sân nhà bạn ấm áp và náo nức hẳn - HS đọc đoạn văn - Một vài HS thi đọc đoạn
Tài liệu đính kèm: