TUẦN 1 TIẾT 1
NÓI VỀ ĐỘI TNTP
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Ngày soạn: . Ngày dạy: .
I/- MỤC TIÊU:
- Rèn kỹ năng nói: Trình bày được hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Rèn kỹ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Bồi dưỡng kỹ năng dùng từ; nói, viết thành câu.
II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách đủ phát cho HS.
TUẦN 1 TIẾT 1 NÓI VỀ ĐỘI TNTP ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN Ngày soạn: .................... Ngày dạy: .................... I/- MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nói: Trình bày được hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Rèn kỹ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Bồi dưỡng kỹ năng dùng từ; nói, viết thành câu. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách đủ phát cho HS. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động:1’(Hát) 2)Kiểm tra bài cũ:3’ Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 3) Bài mới: 30’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu “ Nói về Đội TNTP – Điền vào giấy tờ in sẵn”. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ Hoạt động 1: Nói về Đội TNTP. Mục tiêu: HS nói được những điều về Đội TNTP mà các em biết . Tiến hành: BT1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Giới thiệu về độ tuổi nhi đồng và thiếu niên. - Tổ chức cho HS trao đổi tìm câu trả lời. - Tổ chức cho các nhóm thi trình bày. - GV nhận xét, khen ngợi và cho HS chữa bài. Kết Lại: - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc gợi ý SGK. - Lắng nghe. - Trao đổi nhóm 4. - Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP. Lớp theo dõi, nhận xét. - Chữa bài vào vở: a) 15 – 5 – 1941 b) Nông Văn Dền (Kim Đồng) Nông Văn Thàn (Cao Sơn) Lý Văn Tịnh (Thanh Minh) Lý Thị Mì (Thuỷ Tiên) Lý Thị Xậu (Thanh Thuỷ) c) 30 – 1 – 1970 - Đội thành lập ngày 15 – 5 – 1941. Đội trưởng là Kim Đồng. 15’ Hoạt động 2: Điền vào giấy tờ in sẵn Mục tiêu: HS điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Tiến hành: BT2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HD HS nêu hình thức mẫu đơn. - Phát mẫu đơn in sẵn, yêu cầu HS làm bài. Giúp đỡ HS TB. - GV nhận xét, khen ngợi. Kết lại: Ta có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn. - 1 HS đọc yêu cầu BT2. - Vài cá nhân nêu: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày, tháng, năm. + Tên đơn. + Địa chỉ gửi đơn. + Họ tên, ngày sinh, địa chỉ người viết đơn. + Nguyện vọng, lời hứa. + Tên và chữ ký của người viết. - Làm bài cá nhân vào phiếu. 3 HS đọc lại bài viết. Cả lớp nhận xét. 4) củng cố: 2’ HS nhắc lại hình thức mẫu đơn. IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: -Ghi nhớ thể thức trình bày một mẫu đơn. Thực hành thêm ở vở BT. Xem trước bài Viết đơn SGK/18. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 2 TIẾT 2 VIẾT ĐƠN Ngày soạn: .................... Ngày dạy: .................... I/- MỤC TIÊU: - HS nắm được hình thức trình bày mẫu đơn. - Dựa vào mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội, mỗi HS viết được một lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Bồi dưỡng kỹ năng viết đơn. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -HS: Giấy viết đơn. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động:1’(Hát) 2)Kiểm tra bài cũ:3’ Kiểm tra HS đọc lại đơn xin vào Đội đã viết ở tiết trước (5 HS). 3) Bài mới: 30’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu “Viết đơn”. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 8’ Hoạt động 1: Nêu lại nội dung đơn. Mục tiêu: HS nêu được nội dung chính của đơn dựa vào bài Đơn xin vào Đội. Tiến hành: - Tổ chức cho HS nêu lại nội dung, GV viết lên bảng: + Tên Đội + Địa điểm, ngày... tháng... năm... + Tên đơn + Nơi nhận đơn + Người viết đơn tự giới thiệu + Nguyện vọng của người viết đơn + Lời hứa + Chữ ký, họ tên người viết đơn Kết Lại: - HS nối tiếp nhau mỗi em nêu 1 nội dung. - Phần nguyện vọng không theo khuôn mẫu, các ND còn lại theo mẫu rõ ràng, cụ thể. 7’ Hoạt động 2: Nói theo nội dung đơn Mục tiêu: HS tập nói trước lớp dựa vào các ND ghi trên bảng. 15’ Tiến hành: - GV gợi ý HS tập trung vào phần trình bày nguyện vọng. - Tổ chức cho HS tập nói trước lớp; nhận xét, chữa lỗi. Hoạt động 3: Thực hành viết đơn Mục tiêu: HS viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đã học. Tiến hành: - Yêu cầu cả lớp viết đơn vào giấy. - Gọi HS đọc đơn, GV chỉnh sửa. - Thu bài và chấm bài cho HS. Kết lại: - Nắm yêu cầu. - Vài cá nhân. - Viết đơn. - Vài HS đọc, lớp nhận xét. - Đơn dùng để trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó. 4) Củng cố: 2’ HS nhắc lại hình thức mẫu đơn. ? Đơn dùng để làm gì? IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: -Ghi nhớ thể thức trình bày một mẫu đơn. Thực hành thêm ở vở BT. Xem trước bài Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn SGK/28. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 3 TIẾT 3 KỂ VỀ GIA ĐÌNH ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN Ngày soạn: .................... Ngày dạy: .................... I/- MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với người bạn mới quen. - Rèn kỹ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học theo đúng mẫu. - Bồi dưỡng HS thái độ yêu thích môn học. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mẫu đơn photo đủ phát cho HS. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động:1’(Hát) 2)Kiểm tra bài cũ:3’ Kiểm tra HS làm bài trong vở bài tập của tiết trước (5 HS). 3) Bài mới: 30’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu “Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn”. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ Hoạt động 1: Kể về gia đình. Mục tiêu: Kể được một cách đơn giản về gia đình với người bạn mới quen. Tiến hành: - Gọi HS đọc đề bài. - Giúp HS nắm vững yêu cầu BT. - Tổ chức cho các nhóm kể. - Tổ chức thi kể. Kết Lại: HS kể đúng yêu cầu, lưu loát, chân thật. - 1 HS đọc đề. - Kể về gia đình mình cho người bạn mới. - Nhóm 4. - Đại diện nhóm thi kể., lớp nhận xét, bình chọn. 20’ Hoạt động 2: Thực hành viết đơn. Mục tiêu: HS biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu. Tiến hành: - GV nêu yêu cầu BT. - HD HS nói trình tự của lá đơn. - Tổ chức cho HS làm miệng bài tập - Phát mẫu đơn cho từng HS. - Chấm, chữa bài vài em, nêu nhận xét. Kết lại: - Nắm yêu cầu. - 1 HS đọc mẫu đơn. - Vài cá nhân. - HS nêu lý do đúng sự thật. - Viết đơn. - Rút kinh nghiệm. - Lý do nghỉ học cần điền đúng sự thật. 4) Củng cố: 2’ HS nhắc lại hình thức mẫu đơn. IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn xin nghỉ học khi cần. Thực hành thêm ở vở BT. Xem trước bài Nghe - kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn SGK/36. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 4 TIẾT 4 NGHE – KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN Ngày soạn: .................... Ngày dạy: .................... I/- MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên. - Rèn kỹ năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn): Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. - Bồi dưỡng HS thái độ yêu thích môn học. II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK Bảng lớp viết sẵn 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện. III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động:1’(Hát) 2)Kiểm tra bài cũ:3’ Kiểm tra HS làm bài trong vở bài tập của tiết trước (5 HS). 3) Bài mới: 30’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu “Nghe – kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn”. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ Hoạt động 1: Nghe – kể. Mục tiêu: Rèn kỹ năng nói: Nghe kể câu chuyện Dại gì mà đổi, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng hồn nhi Tiến hành: - Gọi HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm câu hỏi. - GV kể mẫu lần 1, nêu câu hỏi gợi ý: - Câu a) - Câu b) - Câu c) - Kể mẫu lần 2. - HD HS tập kể lại câu chuyện dựa vào gợi ý. ? Câu chuyện buồn cười ở điểm nào? Kết Lại: HS kể đúng yêu cầu, giọng vui, chậm rãi. - 1 HS đọc. - Quan sát tranh trang 36 SGK. - Nghe kể, vài cá nhân trả lời câu hỏi. - Vì cậu bé rất nghịch. - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu. - Cậu cho rằng không ai đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm. - Nghe kể. - Tập kể theo các bước: + 1 HS khá giỏi kể, lớp nhận xét. + 5 đến 6 HS thi kể - Cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm. 15’ Hoạt động 2: Điền vào giấy tờ in sẵn. Mục tiêu: Rèn kỹ năng viết (điền vào giấy tờ in sẵn): Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. Tiến hành: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Giúp HS nắm tình huống cần viết điện báo: ? Tình huống cần viết điện báo là gì? ? Yêu cầu của bài là gì? - Giải thích rõ các phần giúp HS điền đúng ND vào mẫu. - Tổ chức cho HS làm miệng. - Yêu cầu HS làm bài. Kết lại: - 1 HS đọc yêu cầu và mẫu điện báo. - Em đi chơi xa, đến nơi, em gửi điện báo tin để mọi người an tâm. - Viết họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện. - theo dõi. - 2 HS nêu miệng, lớp nhận xét. - Làm bài cá nhân vào vở bài tập. - Để mọi người an tâm, ta viết điện báo gửi về nhà khi đi chơi xa. 4) củng cố: 2’ 1 HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi. 2 HS đọc mẫu điện báo đã điền hoàn chỉnh. IV/- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Tập kể lại câu chuyện và kể cho người thân nghe.Ghi nhớ cách điền ND điện báo để thực hành gửi khi cần. Thực hành thêm ở vở BT. Xem trước bài Tập tổ chức cuộc họp SGK/45. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ... 1) Khởi động: (1’) Hát 2) Bài cũ: (4’) Viết thư - Gọi 2HS đọc lại bài viết của mình - GV nhận xét 3) Dạy bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào tranh. b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 12’ * Hoạt động 1 : Tổ chức cuộc họp Mục tiêu: Nắm được trình tự các bước cuộc họp, xác định được việc cần làm để bảo vệ môi trường. Tiến hành: - Em hãy kể việc làm để bảo vệ môi trường - Gắn tranh - Gọi hs nhắc lại trình tự 5 bước cuộc họp - Hướng dẫn gợi ý. - Các em thảo luận theo nhóm (chia làm 4 nhóm), chọn nhóm trưởng điều khiển - Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh * Hoạt động 2: Thực hành viết Mục tiêu: Viết điều em vừa kể thành bài văn ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng. Tiến hành : - Gợi ý hướng dẫn làm bài - Chấm vài bài, nhận xét từng bài. - 1 hs đọc yêu cầu bài 1 - Từng hs kể ý khác nhau : không vứt rác, - Quan sát - Mục đích, nguyên nhân, tình hình, cách giải quyết, giao việc - Theo dõi - 4 Nhóm bắt đầu thảo luận (10 ph) - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác bổ sung - 1hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Hs làm bài - Hs đọc lại bài văn của mình - Cả lớp nhận xét 4) Củng cố : (2’) Nhận xét ưu khuyết bài làm của hs, nhắc nhở cách trình bày, diễn tả câu văn. GV đọc bài văn hoàn chỉnh cho cả lớp nghe. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1’) - Em nào làm bài chưa xong về nhà làm tiếp - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 32 TIẾT 32 NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ngày soạn ://. Ngày dạy ://. I/ MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nói : Biết kể được một việc làm để bảo vệ môi trường theo gợi ý. - Rèn kỹ năng viết : Viết được một đoạn văn ngắn kể lại việc làm trên. - Biết bảo vệ môi trường không gây ô nhiễm, để có sức khỏe tốt. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Tranh vẽ các việc làm bảo vệ môi trường HS : Xem nội dung gợi ý SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động (1’) Hát 2) Bài cũ: (4’) Thảo luận về bảo vệ môi trường Gọi 2 hs nói lại việc làm bảo vệ môi trường GV nhận xét 3) Dạy bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào tranh. b) Các hoạt động TL Hoạt động dạy Hoạt động học 17’ 10’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn Mục tiêu: Dựa vào các gợi ý để kể lại việc làm góp phần bảo vệ môi trường Tiến hành: - Gắn tranh về hoạt động bảo vệ môi trường - Em hãy kể việc làm bảo vệ môi trường - Gợi ý - Nêu tên đề tài, nêu chi tiết việc làm cụ thể, kết quả ra sao, cảm nghỉ về việc làm đó. - HS em thảo luận nhóm (04 nhóm) - Nhận xét bổ sung * Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Viết điều em vừa kể thành bài văn ngắn gọn, đủ ý, câu văn rõ ràng. Tiến hành: - Hướng dẫn khi làm bài - Chấm 5 bài, nhận xét từng bài. - 1hs đọc yêu cầu bài tập, gợi ý a,b. - Quan sát - Từng hs kể khác nhau : không hái hoa, không vứt rác, - Lắng nghe - 4 Nhóm bắt đầu thảo luận 5ph - Đại diện nhóm trả lời - HS làm bài vào vở - 1 Số hs đọc bài viết - Cả lớp nhận xét 4) Củng cố: (2’) Nhận xét ưu khuyết điểm bài làm hs , nhắc nhở thêm cách trình bày bài văn IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1’) - Các em về kể lại câu chuyện cho người thân nghe, em nào làm bài chưa xong về nhà làm tiếp. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 33 TIẾT 33 GHI CHÉP SỔ TAY Ngày soạn :/./. Ngày dạy :..// I/ MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng đọc hiểu : Đọc bài báo A- lô, Đô-rê-mon Thần thông đấy. Hiểu được nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon. - Rèn kỹ năng viết : Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon. - Ghi chép cẩn thận, chính xác nội dung. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Tranh ảnh một số loài vật quý hiếm nêu trong bài, cuốn truyện Đô-rê-mon HS : Mỗi em một cuốn sổ tay, cuốn truyện Đô- rê-mon III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động: (1’) Hát 2) Bài cũ: (4’) Nói, viết về bảo vệ môi trường - Gọi 2 HS kể lại việc làm em đã bảo vệ môi trường - GV nhận xét 3) Dạy bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 12’ * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài báo A-lô, Đô-rê-mon. Mục tiêu: Nắm được ý chính các câu trả lời của Đô-rê-mon. Tiến hành: - Gọi hs đọc lại bài Đô-rê-mon - Gọi hs đọc theo cách phân vai (1 em hỏi, 1 em trả lời ) - GV giới thiệu một số tranh ảnh về loài động vật quý hiếm - Nêu từng gợi ý a) b) c) * Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Ghi các ý chính của bài vào sổ tay, chi tiết, rõ ràng. Tiến hành: - Hướng dẫn làm bài - Các em làm vào vở - GV kết lại. - 1hs đọc - Cả lớp đọc thầm - 2 hs đọc theo phân vai - Cả lớp nhận xét - Quan sát - Sách đỏ là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm. - Sói đỏ, cáo, gấu, hổ,.. trầm hương, trắc, .. - Không nên săn bắn, phá hoại rừng,. - 1HS đọc yêu cầu bài tập 2 - Lắng nghe - HS làm bài - Vài hs đọc lại bài 4) Củng cố: (2’) GV nhắc nhở hs ghi nhớ cách ghi chép sổ tay, cần ghi những thông tin chính để nhớ. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1’) - Ghi nhớ những điều đã học. - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 34 TIẾT 34 Nghe - kể : VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO GHI CHÉP SỔ TAY Ngày soạn :..//. Ngày dạy : .././. I/ MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nghe : Đọc bài vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại được thông tin các chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. - Rèn kỹ năng viết : Tiếp tục luyện cách ghi chép vào sổ tay những ý cơ bản của bài vừa nghe - Viết bài cẩn thận, chính xác nội dung. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : ảnh từng mục trong SGK HS : Xem nội dung câu a,b,c III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Khởi động: (1’) Hát 2) Bài cũ: (4’) Ghi chép sổ tay Gọi 3 hs trả lời câu a,b,c. * Để bảo vệ loài vật quý hiếm chúng ta cần làm gì ? 3) Dạy bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu để giới thiệu bài b) Các hoạt động: TL Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 12’ * Hoạt động 1 : Nghe kể Mục tiêu: Nắm được nội dung ý chính câu a, b, c. Tiến hành: - Các em quan sát tranh 1,2,3 SGK. Nêu tên nội dung 3 tranh - GV kể chuyện: Vươn tới các vì sao - Nêu từng gợi ý a) b) c) - GV nhận xét - GV kể lần 2 - Các em tập kể theo nhóm đôi - Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh * Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Ghi lại các ý chính vào sổ tay, đủ thông tin, rõ ràng, chi tiết Tiến hành: - GV hướng dẫn cách ghi. - 1hs đọc yêu cầu bài tập 1, và gợi ý a,b,c. - Quan sát - Tàu vũ trụ phương đông 1, Am- tơ-rông, Phạm Tuân. - Lắng nghe - Ngày 12-4-1961 người đầu tiên bay vào vũ trụ là Ga- ga- rin (có hs trả lời ý khác).. - Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là Am-tơ-rông. - Năm 1980 người đầu tiên bay vào vũ trụ là Phạm Tuân. - HS nhắc lại các câu trên - Lắng nghe - HS tập kể - 5 HS nhắc lại - 1HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS làm bài - HS đọc bài trước lớp 4) Củng cố: (2’) Nhận xét ưu khuyết bài làm của hs, nhắc nhở cách trình bày bài văn Đọc bài văn hoàn chỉnh cho cả lớp nghe IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1’) Về xem lại nội dung bài đã học - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 35 TIẾT 35 Nghe kể : CÂU CHUYỆN BỐN CẲNG, SÁU CẲNG Ngày soạn :.//. Ngày dạy :..// I/ MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nói : Kể lại đúng nội dung câu chuyện rõ ràng, chính xác. Theo gợi ý a,b,c. - Rèn kỹ năng viết : Viết đầy đủ các gợi ý - Viết bài cẩn thận, sạch sẽ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV : Tranh vẽ SGK HS : Xem các gợi ý a,b,c. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1) Khởi động: (1’) Hát 2) Bài cũ: (4’) Vươn tới các vì sao Gọi 3 hs trả lời câu : a,b,c. 3) Bài mới: 27’ a) Giới thiệu bài : Tranh.. b) Các hoạt động TL Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 17’ * Hoạt động 1: Nghe kể Mục tiêu: Hiểu sơ lược về câu chuyện, nắm được nội dung câu chuyện, và các gợi ý a,b,c Tiến hành: - Gắn tranh - Kể lần 1 - Nêu câu hỏi: a) b) c) - GV nhận xét bổ sung hoàn chỉnh. - Kể lần 2 - Các em tập kể theo nhóm đôi * Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu: Viết lại đúng các gợi, đủ nội dung, trình bày sạch sẽ. Tiến hành: Hướng dẫn làm bài - GV nhận xét khen. - Chấm bài, nhận xét từng bài. - 1 hs đọc yêu cầu, gợi ý a,b,c - Quan sát - Lắng nghe - Đi công việc khẩn cấp - Dắt ngựa mà không chạy, lấy roi đánh rồi chạy theo - Ngựa có 4 cẳng, nếu chạy bộ thêm 2 cẳng nữa là 6 cẳng thì tốc độ chạy nhanh hơn. - Theo dõi - Tập kể nhóm đôi 5’. - Từng hs kể lại - Theo dõi - Hs làm bài 7(ph) - 3 HS đọc lại bài làm - Cả lớp nhận xét 4) Củng cố (2’) - Gọi hs kể lại câu chuyện - Qua câu chuyện buồn cười ở điểm nào ? IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : (1’) - Về luyện kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Nhận xét: Rút kinh nghiệm:.......................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: