Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 - Tuần 29 đến tuần 30

Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 - Tuần 29 đến tuần 30

I. Mục đích, yêu cầu:

-Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước học sinh viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu giúp người nghe hình dung được trận đấu.

II. Đồ dùng dạy - học:

-Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý cho bài tập 1, tiết TLV/25.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 7 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập làm văn lớp 3 - Tuần 29 đến tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29	Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2006
Tiết 29	Tập Làm Văn
	VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
I. Mục đích, yêu cầu:
-Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước học sinh viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý cho bài tập 1, tiết TLV/25.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh kể lại một trận thi đấu thể thao mà các em đã có dịp xem.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh viết bài.
+Trước khi viết, cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở bài tập1 tuần 28 đó là những nội dung cơ bản cần kể tuy người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
+Nên viết vào nháp những ý chính trước khi viết vào vở.
-Giáo viên chấm, chữa nhanh một số bài cho điểm, nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà viết bài tiếp nếu chưa hoàn chỉnh bài viết.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Hai, ba học sinh kể lại.
-Học sinh viết bài.
-Một số học tiếp nói nhau đọc bài viết.
Tuần 30	Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2006
	Tiết 30	Tập Làm Văn
	 VIẾT THƯ
I. Mục đích, yêu cầu:
-Rèn kĩ năng viết.
1. Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bài tỏ tình thân ái.
2. Lá thư trình bày đúng thể thư đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm người nhận thư.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết gợi ý viết thư.
-Bảng phụ viết trình tự lá thư.
-Phong bì thư, tem thư, giấy rời viểt thư.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh đọc bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh viêt thư.
-Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh hoặc qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn.
-Nội dung thư phải thể hiện .
+Mong muốn làm quen với bạn.
+Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung trái đất.
-Giáo viên mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư.
-Giáo viên chấm một vài bài.
3. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà viết thư cho sạch, đẹp hoàn chỉnh.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Hai, ba học sinh
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Học sinh lắng nghe.
-Một học sinh đọc:
+Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+Lời xưng hô (Bạn.. thân.).
+Nội dung thư: làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc
+Cuối thư:Lời chào, chữ kí và tên.
-Học sinh viết thư vào giấy rời.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc thư.
-Học viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2006
Tuần 31 	Tập Làm Văn
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói: 
-Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường?, bày tỏ dược ý kiến của riêng mình.
2. Rèn kĩ năng viết: 
-Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh thiên nhiên.
-Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuội họp.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên mời học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài.
a. Bài tập 1:
+Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
+Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là.
+Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
-Giáo viên chia nhóm thành các nhóm.
-Giáo viên, cả lớp nhận xét bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất.
b. Bài tập 2:
-Các em đã trao đổi nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy.
3. Củng cố, dặn dò:
-Về nhà quan sát thêm và nối chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Ba, bốn học sinh đọc lá thư.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.
-Hai, ba nhóm thi tổ chức cuộc họp.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Học sinh lần lượt đọc đoạn văn.
Tuần 32	Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2006
	Tập Làm Văn
NÓI VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói: 
-Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
2. Rèn kĩ năng viết:
-Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Một vài bức tranh ảnh về các việc làm bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường.
-Bảng lớp viết các gợi ý về cách kể.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài.
a. Bài tập 1:
-Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
-Học sinh có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
b. Bài tập 2:
-Gọi một số học sinh đọc bài viết.
-Cả lớp và giáo viên bình chọn những bạn viết bài hay nhất.
3. Cũng cố, dặn dò:
-Về nhà kể lại câu chuyện của em cho người thân nghe.
-Tiếp tục hoàn chỉnh nếu bài viết chưa xong.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Một học sinh đọc yêu cầu của bài tập, các gợi ý a và b.
-Học sinh nói tên đề tài mình chọn kể.
-Học sinh chia nhóm nhỏ kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
-Một vài học sinh thi kể trước lớp.
-Học sinh ghi lại lời kể thành một đoạn văn từ 7 đến 10 câu.
Tuần 33	Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2006
	Tập Làm Văn
	GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
-Đọc bài báo Alô, Đôrêmon, Thần thông đây! Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đôrêmon (về sách đỏ, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng).
2. Rèn kĩ năng viết:
-Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đôrêmon.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Một cuốn truyện tranh Đôrêmon để học sinh biết nhân vật Đôrêmon.
-Một, hai tờ báo nhi đồng có mục: Alô, Đôrêmon, Thần thông đây!
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài.
a. Bài tập 1: Gọi học sinh đọc bài.
-Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về các loại động, thực vật quý hiếm được nêu tên trong bài báo.
b. Bài tập 2:
-Hướng dẫn học sinh làm bài.
-Giáo viên nhận xét – chốt lại.
-Một học sinh đọc cả bài Alô, Đôrêmon..
-Hai học sinh đọc theo cách phân vai.
-Một học sinh đọc theo yêu cầu bài tập.
-Học sinh trao đổi theo nhóm đôi, phát biểu ý kiến.
-Cả lớp viết vào sổ tay.
-Hai học sinh đưa ra thành tiếng đoạn hỏi – đáp.
-Học sinh trao đổi theo cặp tập tóm tắt ý chính trong lời Mon ở mục b.
-Học sinh pháy biểu.
-Một số học sinh đọc trước lớp kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời của Mon.
Tuần 34	Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2006
	Tiết 34	Tập Làm Văn
NGHE KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe - kể:
-Nghe đọc từng mục trong bài vươn tới các vì sao nhớ được nôi dung, nói lại được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
2. Rèn kĩ năng viết: 
-Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Ảnh minh hoạ từng mục trong bài vươn tới các vì sao.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh đọc trong vở ghi chép về những ý chính trong các câu trả lời của Đôrêmon.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe – nói.
a. Bài tập 1:
-Giáo viên nhắc học sinh nghe ghi lại chính xác những con số tên riêng sự kiện.
-Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ.
-Ai là người bay trên con tàu đó?
-Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?
-Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?
-Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay trên tàu liên hợp của Liên Xô năm nào?
b. Bài tập 2:
-Giáo viên nhắc học sinh ghi chép những ý chính của từng tin.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn những bạn biết ghi chép sổ tay.
3. Củng cố, dặn dò:
-Ghi nhớ những thông tin vừa được nghe và ghi chép.
-Đọc lại các bài Tập đọc – Tiếng việt 3 tập 2 để KT.
-Hai, ba học sinh đọc bài.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3.
-Học sinh quan sát ảnh minh hoạ - đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.
-Ga-ga-rin
-Một vòng
-Năm 1980
-Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Học sinh thực hành viết vào sổ tay.
-Học sinh tiếp nói nhau đọc trước lớp.
Tuần 35 	ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
`

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29-35.doc