Giáo án Tập làm văn 3 tuần 30 đến 35

Giáo án Tập làm văn 3 tuần 30 đến 35

KẾ HOẠCH DẠY – HỌC

Tập làm văn

Viết thư

GD kĩ năng sống

I. Mục tiêu cần đạt:

- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.

II. Các kĩ năng sống

- Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Tư duy sáng tạo

- Thể hiện sự tự tin.

III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:

- Trình bày ý kiến cá nhân

- Trải nghiệm

- Đóng vai

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 825Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 3 tuần 30 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Viết thư
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu cần đạt:
- Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
II. Các kĩ năng sống
Giao tiếp: Ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
Tư duy sáng tạo
Thể hiện sự tự tin.
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Trình bày ý kiến cá nhân
Trải nghiệm
Đóng vai
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Bảng lớp viết gợi ý khi viết thư.
- Bảng phụ viết trình tự lá thư.
- Phong bì thư, tem thư, giấy viết thư.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bài văn kể lại một trận thi đấu thể thao.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b/ HD viết thư:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
Gợi ý: 
- Một bạn nước ngoài biết qua đọc báo, nghe đài,hoặc em tưởng tượng ra (cần nói rõ bạn đó là người nước nào).
- Nội dung phải thể hiện mong muốn:
+ Mong muốn làm quen với bạn.
+ Bày tỏ tình thân ái.
- Treo bảng phụ (ghi hình thức trình bày lá thư).
+ Dòng đầu thư (nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạnthân mến!)
+ Nội dung thư: Làm quen, hỏi thăm, bày tỏ tình thân ái, lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: Lời chào, chữ kí, tên.
* HĐ2: Thực hành:
- Cho HS thực hành viết thư vào giấy.
Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, nhắc nhỡ cách trình bày, chuyển ý
- Gọi HS đọc bài viết.
Nhận xét, bổ sung.
- HD cho HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 HS đọc bài văn.
- Các HS khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc.
- Lắng nghe, theo dõi HD.
- Quan sát, đọc lại hình thức bức thư.
- Thực hành viết
 Gợi ý
Long An, ngày . . . tháng . . năm . . .
Mô-ni-ca thân mên!
Mình tên là ...., học sinh Tiểu Học ở tỉnh kiên Giang, Việt Nam.
Mình biết là Mô-ni-ca và đất nước Lúc-xăm-bua nhỏ bé xinh đẹp của bạn qua các bài học ở trường. Mình rất cảm động vì các bạn đã dành nhiều tình thân ái cho Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng được sống hạnh phúc và cùng góp phần xây dựng ngôi nhà chung là trái đất tuyệt vời của chúng mình.
 Mình ước mơ một ngày nào đó được đến thăm thành phố hoa lệ của bạn.
 Hãy viết thư cho mình nhé!
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Thảo luận về bảo vệ môi trường
GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài
I. Mục tiêu cần đạt:
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì d0ể bảo vệ môi trường?
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
GDBVMT: GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Tranh, ảnh về môi trường bị ô nhiễm.
- Bảng lớp ghi câu hỏi gợi ý.
- Bảng phụ ghi 5 bước tổ chức cuộc họp.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bức thư gửi bạn nước ngoài.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b/ Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT. GV treo bảng phụ lên bảng.
- Cho HS nắm lại 5 bước tổ chức cuộc họp.
+ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Chia lớp làm nhiều nhóm (nhóm trưởng điều khiển).
Nhận xét, khen ngợi.
GDBVMT: GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS viết lại những việc vừa trao đổi trong nhóm về bảo vệ môi trường vào vở.
Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Gọi HS đọc lại bài viết.
Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 HS đọc bài văn.
- Các HS khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
Bài 1:
- HS đọc + trả lời.
- Ghi nhớ lại.
+ Không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao, hồ.tuyên truyền cho mọi người xung quanh.
- Các nhóm thi tổ chức cuộc họp
(Bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp đạt kết quả cao nhất).
Bài 2: 
- HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
VD: Các bạn tham gia cuộc họp trong nhóm chúng tôi đều nêu ý kiến: Hồ nước ở khu vực này vốn rất đẹp nhưng hiện nay bị ô nhiễm vì có nhiều người, trong đó có một số bạn HS có thói quen vứt rác ven bờ. Cả nhóm thống nhất việc làm như sau:.............
- HS đọc bài viết.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Nói, viết về bảo vệ môi trường.
GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK).
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên.
GDBVMT: GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II. Các kĩ năng sống
Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.
Đảm nhận trách nhiệm
Xác định giá trị
Tư duy sáng tạo
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Một số tranh (ảnh) về bảo vệ môi trường.
- Bảng lớp viết gợi ý về cách kể.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc lại đoạn văn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b/ Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý.
- Cho HS quan sát một số tranh (ảnh) về hoạt động bảo vệ môi trường.
- Gọi HS nêu tên đề tài mình chọn kể
- Chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ (kể cho nhau nghe những việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường).
- Cho HS thi kể trước lớp.
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS ghi lại lời kể ở BT1 thành đoạn văn từ 7 đến 10 câu.
- Gọi HS đọc bài viết.
Nhận xét, khen ngợi.
GDBVMT: GD ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 HS đọc bài viết 
- Các HS khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
Bài 1:
- HS đọc.
- Quan sát tranh và nêu tên hoạt động để bảo vệ môi trường.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện kể cho nhau nghe trước lớp.
Bài 2: 
- HS đọc.
VD: 
Một hôm, trên đường đi học, em thấy có hai bạn đang bám vào cành cây ven đường chơi đánh đu. Các bạn vừa đu, vừa cười rất thích thú. Cành cây oằn xuống như sắp gãy. Thấy em đứng lại nhìn..........Hai bạn lúc đầu có vẻ không bằng lòng nhưng rồi cũng buông cành cây ra, nói: “Ừ nhỉ, cảm ơn bạn nhé”. Em rất vui vì đã làm được việc tốt.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Ghi chép sổ tay.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Tranh (ảnh) một số loại động vật quý hiếm.
- Một cuốn truyện tranh.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại bài viết về góp phần bảo vệ môi trường.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b/ Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho 2 HS đọc phân vai (Một người hỏi, một người trả lời).
- Cho HS QS tranh (ảnh) động vật quý hiếm.
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài; cho HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nêu ý kiến.
Nhận xét, chốt ý.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 HS đọc.
- Các HS khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
Bài 1:
- HS đọc.
- HS thực hành đọc bài báo.
(Nhiều em đọc phân vai).
Bài 2:
- HS đọc + thảo luận và ghi.
VD:
+ Sách đỏ: Loại sách nêu tên các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ.
+ Những loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở VN: Sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo, hoa mai, tê giác
+ Các loại thực vật quý hiếm ở VN: Trầm hương, trắc, Kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất
+ Các loài động vật quý hiếm trên thế giới: Chim kền kền ở Mĩ có 70 con, cá heo xanh Nam Cực còn 500 con, 
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập làm văn
Nghe kể: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao.
- Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm lớn, nhóm nhỏ.
Vấn đáp
Thuyết trình
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Ảnh minh họa.
2/- HS: - Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc lại sổ tay đã ghi được trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b/ Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và 3 đề mục a, b, c.
- Cho HS quan sát (ảnh).
+ Ngày, tháng, năm nào Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1?
+ Ai là người bay trên con tàu đó?
+ Con tàu bay mấy vòng xung quanh Trái Đất?
+ Ngày nhà du hành vũ trụ An-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, nói lại các thông tin đã học. 
Nhận xét, khen ngợi.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS thực hành viết bài vào sổ tay.
Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Gọi HS đọc lại các yá đã ghi.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 em đọc.
- Các HS khác nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc tên bài cá nhân, đồng thanh.
Bài 1:
- HS đọc.
- Quan sát + trả lời.
+ Ngày 12/04/1961
+ Ga-ga-rin.
+ 1 vòng.
+ Ngày 21/07/1969.
+ Năm 1980.
Bài 2: 
- HS đọc.
VD:
a, Ngày 12/04/1961, Ga-ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ.
b, Ngày 21/07/1969, An-xtơ-rông người Mĩ là người đầu tiên lên mặt trăng.
c, Năm 1980, Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV Lop 3 T3035.doc