Tập đọc Tiết 58 - 59
Ông Mạnh thắng thần Gió
I . Mục tiêu :
-Đọc đúng rõ ràng,rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ;đọc rõ lời n/v trong bài.
-Hiểu ND : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.( Trả lời được CH 1,2,3,4)
Hỗ trợ : HS đọc lưu loát, rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học : GV : Tranh minh hoạ .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động ( 1-2)’
2. Kiểm tra : ( 3-4)’HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung Thu và trả lời câu hỏi về nội dung
Thứ Môn Tiết Tên bài giảng Hai 10/01/2011 Tập đọc 58+59 Ông Mạnh thắng thần Gió Ba 1101/2011 Kể chuyện Chính tả 20 39 Ông Mạnh thắng thần Gió Ông Mạnh thắng thần Gió Tư 1201/2011 Tập đọc Luyện từ và câu 60 20 Mùa xuân đến Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Dấu chấm, dấu chấm than. Năm 13/01/2011 Tập viết Chính tả 20 40 Chữ hao Q Gió Sáu 14/01/2011 Tập làm văn 20 Tả ngắn về bốn mùa LỊCH GIẢNG TUẦN 20 Ngày dạy 10/01/2011 Tập đọc Tiết 58 - 59 Ông Mạnh thắng thần Gió I . Mục tiêu : -Đọc đúng rõ ràng,rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ;đọc rõ lời n/v trong bài. -Hiểu ND : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên.( Trả lời được CH 1,2,3,4) Hỗ trợ : HS đọc lưu loát, rõ ràng. II. Đồ dùng dạy học : GV : Tranh minh hoạ . III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung Thu và trả lời câu hỏi về nội dung 3. Bài mới (28-30 )’ Tiết 1 Hoạt động 1 (1-2 )’ GTB Ông Mạnh thắng thần Gió Hoạt động 2 (26-28 )’Hướng dẫn luyện đọc GV đọc mẫu Hướng dẫn HS luyện đọc + Chý ý các từ + Hướng dẫn nghỉ hơi Giải nghĩa từ - lồm cồm - lồng lộn - an ủi ( Hỗ trợ : HS đọc lưu loát, rõ ràng ) - HS đọc thầm - Đọc nối tiếp từng câu ( HS: TB, Y ) ( hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ, đẵn ...) - Đọc từng đoạn trước lớp Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà // Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi // Rỏ ràng đêm qua thần Gió đã giận dữ / lồng lộn / mà không thể xô đổ ngôi nhà // - HS đọc chú giải SGK - chống hai tay để ngồi dậy - biểu hiện hung hăng - làm dịu buồn phiền - Đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc – Nhận xét - Đọc đồng thanh đoạn 3. Tiết 2 Hoạt động 1(18-20 )’ : Hướng dẫn tìm hiểu bài . * GV nêu câu hỏi 1/Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? Ngạo nghễ có nghĩa là gì? 2/Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể) ( HS: TB, Y ) Em hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà như thế nào? 3/Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh? An năn có nghĩa là gì? 4/Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió? 5/Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai?(HSKG) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? * Hoạt động 2 (8-10 )’ Luyện đọc lại. - GV chia nhóm HS theo vai Nhận xét, tuyên dương. * HS đọc và trả lời câu hỏi 1/Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ. - Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả. 2/ Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẵn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường. - Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay. 3/ Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay. - Thần Gió rất ăn năn. ( HS: TB, Y ) - An năn là hối hận về lỗi lầm của mình. 4/ Ông Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông. - Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó. 5/ Ông Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. - Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên. - HS thi đọc theo vai 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuẩn bị bài : Mùa xuân đến.Nhận xét tiết học ./. RKN:. ------------------------------------ Ngày dạy 11/01/2011 Kể chuyện Tiết 20 Ông Mạnh thắng thần Gió. I . Mục tiêu : Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện (BT1). Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự . II. Đồ dùng dạy học : GV : 4 tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ 6 HS dựng lại câu chuyện Chuyện bốn mùa và nêu ý nghĩa câu chuyện . 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Ông Mạnh thắng Thần Gió . Hoạt động 2 : (26-28)’ Hướng dẫn kể lại truyện theo gợi ý * Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Treo tranh và cho HS quan sát tranh. Bức tranh 1 vẽ cảnh gì? Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? Bức tranh 2 vẽ cảnh gì? Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện? Quan sát 2 bức tranh còn lại và cho biết bức tranh nào minh họa nội dung thứ nhất của chuyện. Nội dung đó là gì ? Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3. Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. * Kể lại toàn bộ nội dung truyện(HSKG) - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại chuyện trong nhóm Tổ chức cho các nhóm thi kể. Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt. * Đặt tên khác cho câu chuyện(HSKG) Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tên gọi mà mình chọn. Nhận xét các tên gọi mà HS đưa ra. Nên cho HS giải thích vì sao lại đặt tên đó cho câu chuyện ? - Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Quan sát tranh. - Bức tranh 1 vẽ cảnh Thần Gió và ông Mạnh đang uống rượu với nhau rất thân thiện. - Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện. - Bức tranh 2 vẽ cảnh ông Mạnh đang vác cây, khiêng đá để dựng nhà. - Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện. - Bức tranh 4 minh họa nội dung thứ nhất của chuyện. Đó là Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay. - Thần Gió ra sức tìm cách để xô đổ ngôi nhà của ông Mạnh nhưng phải bó tay, ngôi nhà của ông Mạnh vẫn đứng vững trong khi cây cối xung quanh bị đổ rạp. - HS lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 4, 2, 3, 1. - HS tập kể lại toàn bộ câu chuyện trong nhóm. - Các nhóm có 4 em kể chuyện theo hình thức nối tiếp nhau. Mỗi em kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh. - Các nhóm có 3 em kể theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió. - Các nhóm thi kể theo hai hình thức trên. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Ví dụ: Con người đã thắng gió ntn? / Ông Mạnh và Thần Gió / Ông Mạnh và Thần Gió đã kết bạn với nhau ntn? / Bạn của ông Mạnh / Chuyện Thần Gió và ngôi nhà của ông Mạnh 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuẩn bị bài : Chim sơn ca và bông cúc trắng.Nhận xét tiết học ./. RKN:. Chính tả Tiết 39 Nghe-viết : Gió I . Mục tiêu : Nghe-viết lại chính xác bài CT ;biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ. ( không mắc quá 5 lỗi trong bài ) Làm đúng bài tập 2a/b . Hỗ trợ : Trình bày sạch sẽ . II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giơi thiệu bài Gio . Hoạt động 2 : (18-20)’ Hướng dẫn tập nghe – viết chính tả. - GV đọc đoạn viết -HD hs nắm nội dung bài Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ ? [ GDBVMT : HS thấy được “tính cách” thật đáng yêu của nhân vật Gió (thích chơi thân với mọi nhà , cù khe khẽ anh mèo mướp , rủ đàn ong mật đến thăm hoa ; đưa những cánh diều bay bổng , ru cái ngủ đến la đà , thèm ăn quả hết trèo cây bưởi lại trèo cây na)Từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên. Bài viết có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ ? Mỗi câu thơ có mấy chữ ? Vậy khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý những điều gì ? Hãy tìm trong bài thơ : + Các chữ bắt đầu bằng âm r, d, gi + Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. * Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng . Chỉnh sửa lỗi cho HS . * Hướng dẫn viết vào vở GV đọc bài( Quan tâm HS: TB, Y ) ( Hỗ trợ : Trình bày sạch sẽ bài thơ ) Chấm bài, nhận xét. - HS lần lượt đọc bài - Gió thích chơi thân với mọi nhà: gió cù anh mèo mướp; gió rủ ong mật đến thăm hoa; gió đưa những cánh diều bay lên; gió ru cái ngủ; gió thèm ăn quả lê, trèo bưởi, trèo na. - Bài viết có hai khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ. - Viết bài thơ vào giữa trang giấy, các chữ đầu dòng thơ thẳng hàng với nhau, hết khổ thơ thứ nhất thì cách một dòng rồi mới viết tiếp khổ thơ thứ hai. + gió, rất, rủ, ru, diều. + ở, khẽ, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi. - Viết các từ khó, dễ lẫn vào bảng con. - Viết bài theo lời đọc của GV. Hoạt động 3: (6-8)’ Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Bài tập 2a,b Gọi HS đọc đề bài, sau đó tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. Nhận xét. - HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở. a/ hoa sen ,xen lẫn hoa súng , xúng xính b/ làm việc, bữa tiệc, thời tiết, thương tiếc. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuẩn bị bài : Nghe-viết : Mưa bóng mây.Nhận xét tiết học ./. RKN:. ------------------------------------ Ngày dạy 12/01/2011 Tập đọc Tiết 60 Mùa xuân đến I . Mục tiêu : -Đọc đúng rõ ràng . Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu ; đọc rành mạch được bài văn . -Hiểu ND : Bài ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho đất trời, cây cối, chim muông, đều thay đổi, tươi đẹp bội phần. ( Trả lời được CH 1,2;CH3 (mục a)) HSKG trả lời đầy đủ câu hỏi 3 Hỗ trợ : Đọc diển cảm bài văn. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi câu luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’HS đọc lại bài “Ông Mạnh thắng thần Gió” và trả lời câu hỏi về nội dung 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Mùa xuân đến Hoạt động 2 : (10-12)’ Hướng dẫn luyện đọc - GV đọc mẫu bài văn - Hướng dẫn luyện đọc - GV chia đoạn Đoạn 1 : Từ đầu ... thoảng qua Đoạn 2:Vườn cây....trầm ngâm. Đoạn 3 : Phần còn lại. - Giải nghĩa từ . Tàn - GV nhận xét. - Cả lớp đọc thầm - Đọc từng câu ( tàn, nắng, vàng, nồng nàn, khướu ... ) ( HS: TB, Y ) - HS đọc từng đoạn. ( HS: TB, Y ) Nhưng trong trí thơ ngây của chú / còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới // - HS đọc phần chú giải + khô, rụng, hết mùa - Đọc đoạn trong nhóm - Đọc đồng thanh đoạn 3. Hoạt động 3 : (8-10)’ Hướng dẫn tìm hiểu bài * GV nêu câu hỏi gợi ý. 1/Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? Em còn biết dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến nữa ? 2/Hãy kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến ? [ GDBVMT : Mùa xuân đến làm cho cả bầu trời và mọi vật đều trở nên đẹp đẽ và giàu sức sống . Từ đó HS có ý thức về BVMT HS có ý thức về bảo vệ môi trường . 3/Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân?(HSKG) Vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim được thể hiện qua các từ ngữ nào? Theo em, qua bài văn này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? * Hoạt động 4 (5-6 )’ Luyện đọc lại. ( Hỗ trợ : Đọc diễn cảm bài văn ) Nhận xét, tuyên dương. * HS đọc tìm hiểu và trả lời 1/ Hoa mận tàn là dấu hiệu báo tin mùa xuân đến. ( HS: TB, Y ) 2/ Hoa đào, hoa mai nở. Trời ấm hơn. Chim én bay về 3/ Khi mùa xuân đến bầu trời thêm xanh, nắng càng rực rỡ; cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa; chim chóc bay nhảy, hót vang khắp các vườn cây. - Hương vị của mùa xuân: hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoang thoảng. - Vẻ riêng của mỗi loài chim: chích choè nhanh nhảu, khướu lắm điều, chào mào đỏm dáng, cu gáy trầm ngâm. - Tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Xuân về đất trời, cây cối, chim chóc như có thêm sức sống mới, đẹp sinh động hơn. - HS thi đọc diễn cảm bài thơ. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuẩn bị bài : Chim Sơn ca và bông cúc trắng.Nhận xét tiết học ./ RKN:. ---------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 20 Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Dấu chấm, dấu chấm than. I . Mục tiêu : - Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa (BT1) -Biết dùng các cụm từ : bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay chocụm từ : khi nào để hỏi về thời điểm (BT2); điền đúng dấu câu vào đoạn văn (BT3) Hỗ trợ : Đặt câu đầy đủ ý. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi nội dung BT1 và BT3. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ GV nêu đặc điểm riêng của mỗi mùa , HS viết tên mùa tương ưng vào bảng con 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giơi thiệu bài Từ ngữ về các mùa . Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Hoạt động 2 : (26-28)’ Hướng dẫn làm BT * Bài tập 1( miệng) Gọi 1 HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ và sửa đề bài thành: Nối tên mùa với đặc điểm thích hợp. Gọi HS nhận xét và chữa bài. * Bài tập 2( miệng) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - GV ghi lên bảng các cụm từ có thể thay thế cho cụm từ khi nào: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.... - Hướng dẫn: 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi với nhau để làm bài. Các em hãy lần lượt thay thế các từ mà bài đưa ra vào vị trí của từ khi nào trong từng câu văn, sau đó đọc câu đã có từ được thay thế lên và bàn bạc với nhau xem từ đó có thể thay thế cụm từ khi nào hay không. ( Hỗ trợ : Đặt câu đầy đủ ý ) - Nhận xét và cho điểm HS. * Bài tập 3 (viết ) Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Treo bảng phụ và gọi HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Khi nào ta dùng dấu chấm ? Dấu chấm cảm được dùng ở cuối các câu văn nào? - Đọc yêu cầu. - HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp. ( HS : TB, Y ) Mùa xuân ấm áp Mùa hạ nóng bức, oi nòng Mùa thu se se lạnh Mùa đông mưa phùn gió bấc, giá lạnh. 2/ HS đọc yêu cầu. - HS đọc từng cụm từ. - HS làm việc theo cặp. ( HS:TB, Y ) Có thể thay thế bằng : a) bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ. b) bao giờ, lúc nào, tháng mấy. c) bao giờ, lúc nào, (vào) tháng mấy. d) bao giờ, lúc nào, tháng mấy. 3/ HS đọc yêu cầu. - HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào SGK. Thật độc ác! / Mở cửa ra!/ Không!/ Sáng ra ta sẽ mở cửa mời ông vào. - Đặt ở cuối câu kể. - Ở cuối các câu văn biểu lộ thái độ, cảm xúc. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Dặn HS về nhà làm bài tập và đặt câu hỏi với các cụm từ vừa học.Nhận xét tiết học ./. RKN:. ----------------------- Ngày dạy 13/01/2011 Tập viết Tiết 20 Chữ hoa Q I . Mục tiêu : - Viết đúng chữ hoa Q ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) , chữ và câu ứng dụng :Quê ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ),Quê hương tươi đẹp ( 3 lần ). II. Đồ dùng dạy học : GV : Mẫu chữ hoa Q , Bảng phụ ghi câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS viet vào bảng con : P , Phong 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Chữ hoa Q Hoạt động 2 : (4-5)’ Hướng dẫn viết chữ cái hoa Q * Gắn mẫu chữ Q Chữ Q cao mấy ôli? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? * GV chỉ vào chữ Q và miêu tả: Gồm 2 nét : nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 là nét cong dưới có 2 đầu uốn ra ngoài không đều nhau. * GV hướng dẫn cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên đường kẻ 4. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống đường kẻ 2, viết nét cong trên có 2 đầu uốn ra ngoài, dừng bút ở giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3. * Hướng dẫn viết bảng con. GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. GV nhận xét uốn nắn. - HS quan sát - 5 ô li - 6 đường kẻ ngang. - 2 nét - HS quan sát - HS tập viết trên bảng con Hoạt động 3: (6-8 )’ Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu: Quê hương tươi đẹp. - Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu: Quê lưu ý nối nét Q và uê. * Hướng dẫn viết bảng con : Viết: : Quê GV nhận xét và uốn nắn. Hoạt động 4: (14-15 )’ Hướng dẫn viết vào vở ( Hỗ trợ : Trình bày sạch sẽ bài viết ) Chấm, chữa bài. - HS đọc câu Quê hương tươi đẹp. - Q , g, h : 2,5 ô li - t, đ, p : 2 ô li - u, e, ư, ơ, n, i : 1 ô li - Dấu nặng (.) dưới e - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con : Quê - HS viết vào vở. - Viết đúng chữ hoa Q ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) , chữ và câu ứng dụng :Quê ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ),Quê hương tươi đẹp ( 3 lần ). 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’Chuẩn bị bài : Chữ hoa R.Nhận xét tiết học ./. RKN:. -------------------------------- Chính tả Tiết 40 Nghe-viết : Mưa bóng mây I . Mục tiêu : Nghe-viết lại chính xác bài CT ;biết trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu câu trong bài. ( không mắc quá 5 lỗi trong bài ) Làm đúng bài tập 2a/b . Hỗ trợ : Trình bày sạch sẽ bài thơ. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi BT2b III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS viết các từ sau vào bảng con : cá diếc, diệt ruồi, tai điếc, chảy xiết 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giơi thiệu bài Mưa bóng mây . Hoạt động 2 : (18-20)’ Hướng dẫn nghe - viết chính tả . - GV đọc đoạn viết -HD hs nắm nội dung bài Cơn mưa bóng mây lạ ntn ? Em bé và cơn mưa cùng làm gì? Cơn mưa bóng mây giống các bạn nhỏ ở điểm nào? Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? Các chữ đầu câu thơ viết ntn? Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng ? Giữa các khổ thơ viết như thế nào? * Tìm trong bài các chữ có vần: ươi, ươt, oang, ay? Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. * GV đọc cho HS viết ( Hỗ trợ : Trình bày sạch sẽ bài thơ ) Chấm bài - HS đọc lại bài. - Thoáng mưa rồi tạnh ngay. - Dung dăng cùng đùa vui. - Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười. - Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 5 chữ. - Viết hoa. - Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Để cách một dòng. - HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. - HS nghe GV đọc viết vào vở. ( Quan tâm HS: TB, Y Hoạt động 3: (6-8)’ Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Bài tập 2a,b GV nêu yêu cầu Nhận xét . - HS đọc yêu cầu - 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở. a/ sương mù , xương rồng phù sa, đường xa xót xa , thiếu sót b/ chiết cành chiếc lá nhớ tiếc tiết kiệm hiểu biết xanh biếc 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuẩn bị bài : Tập chép : Chim sơn ca và bông cúc trắng.Nhận xét tiết học ./. RKN:. -------------------------------------- Ngày dạy 14/01/2011 Tập làm văn Tiết 20 Tả ngắn về bốn mùa. I . Mục tiêu : -Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1) -Dựa vào gợi ý , viết được đoạn văn ngắn( từ 3à5 câu )về mùa hè (BT2) Hỗ trợ : Viết được câu văn đầy đủ ý. II. Đồ dùng dạy học : GV : Tranh về mùa hè. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 SGK trang 12. 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Tả ngắn về bốn mùa. Hoạt động 2 : (26-28)’ Hướng dẫn làm BT * Bài tập 1(miệng ) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. [ GDBVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Bài văn miêu tả cảnh gì? Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến? Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi như thế nào ? Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào? * Bài tập 2( viết ) - GV hỏi để HS trả lời thành câu văn. Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? Mặt trời mùa hè như thế nào ? Khi mùa hè đến cây trái trong vườn như thế nào ? Mùa hè thường có hoa gì ? Hoa đó đẹp như thế nào ? Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè? - Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp. ( Hỗ trợ : Viết được câu văn đầy đủ ý ) - GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ . 1/ Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. - HS đọc lại đoạn văn. - Mùa xuân đến. - Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ. - Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm. - Nhìn và ngửi. 2/ - Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm. - Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ. - Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm - Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời. - Chúng em được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi - Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuẩn bị bài : Đáp lời cảm ơn. Tả ngắn về loài chim.Nhận xét tiết học ./. RKN:.
Tài liệu đính kèm: