Tập đọc Tiết 73 - 74
Sơn Tinh , Thuỷ Tinh .
I . Mục tiêu :
-Đọc đúng rõ ràng,rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ;đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện .
- Hiểu ND : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ,đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.(trả lời được CH 1,2,4)
II. Đồ dùng dạy học :
GV : Bảng phụ ghi câu luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động ( 1-2)’
2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS đọc lại bài “Voi nhà ” và trả lời câu hỏi về nội dung ?
Thứ Môn Tiết Tên bài giảng Hai 14/02/2011 Tập đọc 73+74 Sơn Tinh , Thuỷ Tinh . Ba 15/02/2011 Kể chuyện Chính tả 25 49 Sơn Tinh , Thuỷ Tinh . Sơn Tinh , Thuỷ Tinh . Tư 16/02/2011 Tập đọc Luyện từ và câu 75 25 Bé nhìn biển Từ ngữ về sông biển . Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? Năm 17/02/2011 Tập viết Chính tả 25 50 Chữ hoa V Bé nhìn biển Sáu 18/02/2011 Tập làm văn 25 Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Lịch giảng Tuần 25 Ngày dạy : 14/02/2011 Tập đọc Tiết 73 - 74 Sơn Tinh , Thuỷ Tinh . I . Mục tiêu : -Đọc đúng rõ ràng,rành mạch toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ;đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện . - Hiểu ND : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ,đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt..(trả lời được CH 1,2,4) II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi câu luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS đọc lại bài “Voi nhà ” và trả lời câu hỏi về nội dung ? 3. Bài mới (28-30 )’ Tiết 1 Hoạt động 1 (1-2 )’ GTB Sơn Tinh , Thuỷ Tinh . Hoạt động 2 (26-28 )’Hướng dẫn luyện đọc GV đọc mẫu Hướng dẫn HS luyện đọc + Chý ý các từ + Hướng dẫn nghỉ hơi ( Quan tâm HS: TB, Y ) ( HT: Đọc rõ ràng, mạch lạc ) + Giải nghĩa từ - kén - HS đọc thầm . Quan sát tranh và nói về cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Đọc nối tiếp từng câu ( HS: TB, Y ) ( tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, giỏi, ván, lũ, ...) - Đọc từng đoạn trước lớp Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp / hai trăm nệp bánh chưng / voi chín ngà / gà chín cựa / ngựa chín hồng mao // - HS đọc chú thích SGK - lựa chọn kĩ. - Đọc đoạn trong nhóm - Đọc đồng thanh đoạn 1, 2. Tiết 2 Hoạt động 1(18-20 )’ : Hướng dẫn tìm hiểu bài * GV nêu câu hỏi 1/Những ai đến cầu hôn Mị Nương? - Em hiểu chúa miền non cao là thần gì ? Vua vùng nước thẳm là thần gì ? 2/ Hùng Vương phân xử việc hai chàng cùng cầu hôn như thế nào ? 3/ Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì ? (HSKG) - Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách gì ? - Cuối cùng ai thắng, người thua làm gì ? - Yêu cầu HS đọc câu hỏi số 4 ? * Hoạt động 2 (8-10 )’ Luyện đọc lại. Nhận xét, tuyên dương. * HS đọc và trả lời câu hỏi 1/Sơn Tinh và Thuỷ Tinh - Là thần Núi và thần Nước.( HS:TB, Y) 2/Vua giao hẹn : Ngày mai ai đem .... gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. 3/ Thần hô mưa, gọi gió , dâng nước lên cuồn cuộn làm nhập nhà cửa, ruộng vườn - Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. - Sơn Tinh thắng. Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi. 4/ Nhân dân ta chống lũ lụt kiên cường. - Thi đọc diễn cảm đoạn 3. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuẩn bị bài : Bé nhìn biển.Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : .. ------------------------------------------------- Ngày dạy : 15/02/2011 Kể chuyện Tiết 25 Sơn Tinh, Thủy Tinh . I . Mục tiêu : Xếp đúng thứ tự các bức tranh theo nội dung câu chuyện (BT1); dựa theo tranh , kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT2). II. Đồ dùng dạy học : III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4) HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Quả tim Khỉ 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Sơn Tinh, Thủy Tinh . Hoạt động 2 : (26-28)’ Hướng dẫn kể lại truyện theo gợi ý Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh. Tranh 1 Tranh 2 Tranh 3 Hướng dẫn kể lại từng đoạn câu chuyện. ( Hỗ trợ : Kể tự nhiên, rõ ràng ) Nhận xét . Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện. - HS quan sát tranh theo cặp nêu nội dung tranh và sắp xếp các tranh theo nội dung câu chuyện. -Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh - Sơn Tinh đón Mị Nương về. - Vua Hùng tiếp hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương. - HS trình bày thứ tự các tranh : 3 – 2 – 1 - Mỗi nhóm 3 HS thảo luận kể từng đoạn trong nhóm. - Trình bày trước lớp( Quan tâm HS: TB, Y ) - HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên điều gì có thật ? Giáo dục : HS biết sống an toàn với lũ lụt. Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : .. ----------------------------- Chính tả Tiết 49 Tập chép : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh I . Mục tiêu : Chép chính xác bài CT ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. ( không mắc quá 5 lỗi trong bài ).Làm đúng bài tập 2 a/b . II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ viết bài chính tả. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS viết các từ sau vào bảng con : sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ? 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giơi thiệu bài Sơn Tinh , Thuỷ Tinh. Hoạt động 2 : (18-20)’ Hướng dẫn chép chính tả . * GV đọc đoạn văn cần chép. - Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì? - Yêu cầu HS quan sát kĩ bài viết mẫu trên bảng và nêu cách trình bày một đoạn văn. - Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - Hãy tìm trong bài thơ các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi, ch, tr; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã. * Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Nhận xét . * GV treo bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép. Chấm bài. - HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng. - Giới thiệu về vua Hùng Vương thứ mười tám. Ông có một người con gái xinh đẹp tuyệt vời. Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì đã có hai chàng trai đến cầu hôn. - Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào một ô vuông. - Các chữ đứng đầu câu văn và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thủy Tinh. - tuyệt trần, công chúa, chồng, chàng trai ,giỏi, thẳm, - HS thi tìm và viết các từ khó đã tìm được ở trên vào bảng con. - Nhìn bảng chép bài. - Kiểm lỗi. Hoạt động 3: (6-8)’ Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Bài tập 2a/b Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. Nhận xét - HS đọc yêu cầu bài - HS làm bảng lớp – Lớp làm vào vở a/ tru mưa , chú ý , truyền tin , chuyền cành , chở hàng , trở về b/số chẵn, số le; chăm chỉ, lỏng lẻo; mệt mỏi, buồn bã. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ HS viết lại những từ viết sai.Chuẩn bị bài : Nghe-viết : Bé nhìn biển.Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : .. -------------------------------------- Ngày dạy : 16/02/2011 Tập đọc Tiết 75 Bé nhìn biển I . Mục tiêu : -Đọc đúng rõ ràng rành mạch. Bước đầu biết đọc rành mạch , thể hiện giọng vui tươi , hồn nhiên -Hiểu ND: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ em . (trả lời được các CH trong SGK thuộc 3 khổ thơ đầu .) II. Đồ dùng dạy học : GV : Tranh về biển. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS đọc lại bài “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và trả lời câu hỏi về nội dung ? 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Bé nhìn biển Hoạt động 2 : (10-12)’ Hướng dẫn luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý: Giọng vui tươi, thích thú. - Yêu cầu HS Tìm các tiếng trong bài có thanh hỏi/ ngã, âm cuối là n, c, t? (HS trả lời, GV ghi các từ này lên bảng) - Đọc mẫu, sau đó gọi HS đọc các từ này. (Tập trung vào các HS mắc lỗi phát âm) - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp. ( HT : HS đọc rõ ràng, trả lời đủ ý ) - Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4 HS. - Tổ chức cho HS thi đọc từng khổ thơ, đọc cả bài. - Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo. - Biển, nghỉ hè, tưởng rằng, nhỏ, bãi giằng, bễ, vẫn, trẻ, - 3 đến 5 HS đọc cá nhân, HS đọc theo tổ, đồng thanh. - Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài. - Tiếp nối nhau đọc hết bài. - Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến hết bài. - Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc. Hoạt động 3 : (8-10)’ Hướng dẫn tìm hiểu bài 1/ Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng ? 2/ Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ? 3/ Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao? * Hoạt động 4 (5-6 )’ Hướng dẫn học thuộc lòng : - GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ, yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ, sau đó xoá dần bài thơ trên bảng cho HS học thuộc lòng. 1/ Những câu thơ cho thấy biển rất rộng là: Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời Như con sông lớn Chỉ có một bờ Biển to lớn thế 2/ Những câu thơ cho thấy biển giống như trẻ con đó là: Bãi giằng với sóng Chơi trò kéo co Lon ta lon ton,..... 3/ Em thích khổ thơ 1, vì khổ thơ cho em thấy biển rất rộng. - Em thích khổ thơ thứ 2, vì biển cũng như em, rất trẻ con và rất thích chơi kéo co. - Em thích khổ thơ thứ 3, vì khổ thơ này tả biển rất thật và sinh động. -Em thích khổ thơ 4, vì em thích những con sóng đang chạy lon ton vui đùa trên biển. - Học thuộc lòng bài thơ. - Các nhóm thi đọc theo nhóm, cá nhân thi đọc cá nhân. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ Giáo dục : HS yêu thích biển và giữ sạch môi trường . Chuẩn bị bài : Tôm Càng và Cá Con . Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : .. ----------------------------- Luyện từ và câu Tiết 25 Từ ngữ về sông biển . Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? I . Mục tiêu : Nắm được một số từ ngữ chỉ về sông biển (BT1,2) Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?.(BT3, 4) II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi BT4. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS làm bài tập 1 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giơi thiệu bài Từ ngữ về sông biển . Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? Hoạt động 2 : (26-28)’ Hướng dẫn làm BT * Bài tập1 Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài. Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ. * Bài tập 2 Bài yêu cầu chúng ta làm gì? Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài Nhận xét . * Bài tập 3 Yêu cầu cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài. ( Hỗ trợ : Đặt câu văn đầy đủ ý ) * Bài tập 4 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo từng câu hỏi. Nhận xét, tuyên dương. 1/ Đọc yêu cầu. - Thảo luận, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm: tàu biển, cá biển, tôm biển, chim biển, sóng biển, bão biển, lốc biển, mặt biển, rong biển, bờ biển, biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn, biển hồ,( Quan tâm HS:TB, Y) 2/ Bài yêu cầu chúng ta tìm từ theo nghĩa tương ứng cho trước. - HS tự làm bài sau đó phát biểu ý kiến : a) sông ; b) suối ; c) hồ. 3/ HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến : “Vì sao chúng ta không được bơi ở đoạn sông này?” 4/ Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Sơn Tinh, Thủy Tinh để trả lời câu hỏi. - Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS trình bày trước lớp. a) Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước. b) Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương. c) Hằng năm, ở nước ta có nạn lụt vì Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ HS thi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi Vì sao ? Về nhà xem lại bài.Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : .. ----------------------------- Ngày dạy : 17/02/2011 Tập viết Tiết 25 Chữ hoa V I . Mục tiêu : - Viết đúng chữ hoa V ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) , chữ và câu ứng dụng :Vượt ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ), Vượt suối băng rừng ( 3 lần ). II. Đồ dùng dạy học : GV : Mẫu chữ hoa V, bảng phụ ghi câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ Yêu cầu viết: U, Ư – Ươm . Hãy nhắc lại câu ứng dụng 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Chữ hoa V Hoạt động 2 : (4-5)’ Hướng dẫn viết chữ cái hoa V * Gắn mẫu chữ V - Chữ V cao mấy ô li? - Viết bởi mấy nét ? - GV chỉ vào chữ V và miêu tả: Gồm 3 nét : nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải. * GV hướng dẫn cách viết: - Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống như nét 1 của các chữ H, I, K; dừng bút trên đường kẻ 6. - Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, dừng bút ở đường kẻ1. - Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút ở đường kẻ 5. * Hướng dẫn viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn. - HS quan sát - 5 ô li. - 3 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS tập viết trên bảng con Hoạt động 3: (6-8 )’ Hướng dẫn viết câu ứng * Treo bảng phụ - Giới thiệu câu: Vượt suối băng rừng. - Quan sát và nhận xét: - Nêu độ cao các chữ cái. - Cách đặt dấu thanh ở các chữ. - Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Vượt lưu ý nối nét V và ươt. - HS viết bảng con : V - GV nhận xét và uốn nắn. Hoạt động 4: (14-15 )’ * GV nêu yêu cầu viết vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. ( Hỗ trợ : Trình bày bài viết sạch sẽ ) - Chấm, chữa bài. - HS đọc câu ứng dụng. Vượt suối băng rừng. - V, l, g : 2,5 ô li - t : 1,5 ô li - s, r : 1,25 ô li - ư, ơ, u, ô, i, ă, n : 1 ô li - Dấu nặng (.) dưới ơ - Dấu sắc (/) trên ô - Dấu huyền trên ư - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con - HS viết vào vở. - Viết đúng chữ hoa V ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ) , chữ và câu ứng dụng :Vượt ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ ), Vượt suối băng rừng ( 3 lần ). 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp. Chuẩn bị bài : Chữ hoa X .Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : .. ------------------- Chính tả Tiết 50 Nghe-viết :Bé nhìn biển I . Mục tiêu : - Nghe-viết lại chính xác bài CT ; trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ . ( không mắc quá 5 lỗi trong bài )- Làm được bài tập 2a/b . II. Đồ dùng dạy học : GV: Bảng phụ viết BT III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ Gọi 2 HS lên bảng viết từ do GV đọc, HS dưới lớp viết vào bảng con : trú mưa, chú ý, truyền tin, chuyền cành, chở hàng, trở về ? 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giơi thiệu bài Bé nhìn biển . Hoạt động 2 : (18-20)’ Hướng dẫn nghe - viết chính tả . * GV đọc bài chính tả. - Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào ? - Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ? - Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ? * Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó viết. * Hướng dẫn viết vào vở. (Hỗ trợ : Trình bày bài viết sạch đẹp) - Chấm bài. - HS đọc lại bài. - Biển rất to lớn, có những hành động như trẻ con . - 4 tiếng . - Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 tính từ lề vở - HS đọc, viết bảng lớp, bảng con. - Nhắc HS tư thế ngồi viết, cầm bút, để vở. - HS nghe GV đọc viết vào vở. ( Quan tâm HS: TB, Y ) Hoạt động 3: (6-8)’ Hướng dẫn làm bài tập chính tả * Bài tập 2 a,b Nhận xét - HS đọc yêu cầu . - Thi tìm tên cá : ( Quan tâm HS: TB, Y ) a/ Ch : chim , chép , chày ... b/ Tr : trắm , trôi , trê, tra ... 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ HS viết lại các từ viết sai . Chuẩn bị bài : Vì sao cá không biết nói ?Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : .. ------------------------------ Ngày dạy : 18/02/2011 Tập làm văn Tiết 25 Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. I . Mục đích yêu cầu : Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp thông thường .( BT1, BT2 ) -Quan sát tranh về cảnh biển , trả lời đúng được các câu hỏi về cảnh trong tranh .( BT3 ) II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ ghi BT3, tranh vẽ cảnh biển. III. Các hoạt động dạy học : 1. Khởi động ( 1-2)’ 2. Kiểm tra : ( 3-4)’ HS thực hành đóng vai làm lại BT2 tiết TLV tuần 23. 3. Bài mới (28-30 )’ Hoạt động 1 : (1-2)’ Giới thiệu bài Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 : (26-28)’ Hướng dẫn làm BT1 ,2 và BT3 * Bài tập 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc đoạn hội thoại. - Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng? - Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào? - Đó là lời đồng ý hay không đồng y ? - Để đáp lại lời đồng ý của bố Dũng, Hà đã nói thế nào? Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành. * Bài tập 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài. - Yêu cầu một số cặp HS trình bày . - Nhận xét . * Bài tập 3 - Treo tranh minh hoạ và hỏi: - Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: + Sóng biển như thế nào ? + Trên mặt biển có những gì? + Trên bầu trời có những gì ? ( Hỗ trợ : Nói thành câu, đủ ý ) 1/ - HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS phân vai đọc . - Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng. - Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy. - Đó là lời đồng ý. - Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ. 2/ Bài tập yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho các tình huống. - Thảo luận cặp đôi: a) Cảm ơn bạn. Tôi sẽ trả lại nó ngay sau khi dùng xong./ Cảm ơn bạn. Bạn tốt quá./ Tôi cầm nhé./ .... b) Cảm ơn em./ Em thảo quá./ Em tốt quá./ Em ngoan quá./ - Từng cặp HS trình bày trước lớp theo hình thức phân vai. 3/- HS quan sát tranh. - Bức tranh vẽ cảnh biển. - HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. ( HS yếu nghe và nhắc lại ) - Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấp nhô./ Sóng biển xanh rờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát./.... - Trên mặt biển có tàu thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./ Thuyền dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời./ - Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, từng đàn hải âu bay về phía chân trời. 4/Củng cố – dặn dò ( 2-3)’ HS tả lại cảnh biển ở bài tập 3 ? Về nhà xem lại bài. Nhận xét tiết học ./. Rút kinh nghiệm : ..
Tài liệu đính kèm: