Giáo án môn Tiếng việt khối 3 tuần 11

Giáo án môn Tiếng việt khối 3 tuần 11

TUẦN 11

Tập đọc – Kể chuyện

 Đất quý, đất yêu

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :

* Tập đọc :

 Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.

 Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 * Kể chuyện : Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

 HS khá, giỏi : Kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 

doc 12 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng việt khối 3 tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 
Tập đọc – Kể chuyện 
 Đất quý, đất yêu
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
* Tập đọc :
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-pi-ô-pi-a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. 
Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
* Kể chuyện : Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
HS khá, giỏi : Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Xác định giá trị cá nhân
2/ Kĩ năng giao tiếp.
3/ Kĩ năng lắng nghe tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Trình bày ý kiến cá nhân.
2/ Đặt câu hỏi.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
2/ Bảng phụ luyện ngắt, nghỉ hơi khi đọc một số câu.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên lên bảng yêu cầu đọc và TLCH bài tập đọc: Thư gửi bà. 
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (khám phá)
-Giáo viên ghi tựa bài
-Giáo viên treo tranh minh họa bài tập đọc. 
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
b. Kết nối ( Hướng dẫn luyện đọc) 
-Giáo viên đọc mẫu một lần 
-Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng tình cảm. 
-Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ đễ lẫn. 
+ Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
c. Hướng dẫn chia đọan: 2 đọan 
* Đọan 1: Từ đầu đến phải làm như vậy ?
* Đọan 2: Tiếp đến hết bài 
-Giáo viên hương dẫn học sinh đọc từng đọan trước lớp, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm phẩy và thể hiện đúng lời thọai. 
- yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- tổ chức thi đọc giữa các nhóm
d. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Tìm hiểu đọan 1
?Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào ?
-Hướng dẫn: Ê-pi-ô-pi-a là 1 nước phía đông bắc châu Phi (chỉ vị trí trên bản đồ)
? Hai người khách được vua Eâ-pi-ô-pi-a đón tiếp như thế nào ?
* Chuyển ý tìm hiểu Đọan 2:
? Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều bất ngờ gì xảy ra ?
? Vì sao người Ê-pi-ô-pi-a không để khách mang đi dù chỉ một hạt cát nhỏ ?
* Luyện đọc lại:
-Tiến hành như các tiết trước. 
-Tổ chức cho HS thi đọc. 
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện
1. Xác định Yc:
-Gọi 1 HS đọc YC. 
2. Kể mẫu:
-Kể chuyện theo mẫu nội dung tranh vẽ. 
3. Kể theo nhóm:
4. Kể trước lớp: HSG
4/ Aùp dụng (Củng cố): 
-GDTT: Mọi dân tộc trên thế giới đều yêu quý đất nước mình. 
5/ Hoạt động tiếp nối (Nhận xét dặn dò): 
Giáo viên nhận xét chung giờ học. 
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-Vẽ cảnh chia tay trên bờ biển. Đặc biệt có 1 người đang cạo đế giày của 1 người khách chuẩn bị lên tàu. 
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài. 
-1 học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
- Ông sai người. . . . . giày của khách/rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. //
- Tại sao. . . . . . làm như vậy ( ngạc nhiên)
- Nghe những lời. . . viên quan, /hai người khách. . . của người Ê-pi-ô-pi-a. //
-Mỗi nhóm 4 học sinh 
-3 nhóm thi đọc
-1 học sinh đọc đọan 1 cả lớp theo dõi bài
-Đến thăm đất nươc Ê-pi-ô-pi-a
-Quan sát vị trí đất nước Ê-pi-ô-pi-a trên bản đồ. 
-Mời vào cung điện, mở tiệc chiêu dãi, tặng cho nhiều sản vật quý, . . . 
-1 học sinh đọc đọan 2, cả lớp đọc thầm theo. 
-Viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra, . . . 
-Vì đó là mảnh đất yêu quý của họ, . . . 
-HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử đại diện thi đọc. 
-1 HS đọc YC. 
-1 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể của bạn. 
-Mỗi nhóm 4 HS lần lượt từng em kể về một bức tranh. 
-1-2 học sinh lần lượt kể trước lớp. 
Về nhà học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo
Tập đọc
Vẽ quê hương
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ.
Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa
Thuộc 2 khổ thơ trong bài
HS khá, giỏi : Thuộc cả bài thơ. 
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Tự nhận thức bản thân. 
2/ Thể hiện sự cảm thông.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
2/ Bảng phụ ghi nội dung đoạn luyện đọc.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Đất quý, đất yêu
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (Khám phá)
-Giáo viên ghi tựa bài.
Treo tranh minh họa bài tập đọc.
? Nếu vẽ tranh về đề tài quê hương, em sẽ vẽ những gì ?
? Tranh vẽ những cảnh gì ? 
b. Kết nối - Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu: giọng vui tươi, hồn nhiên.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. 
-Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
-Học sinh đọc bài theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Kể tên các cảnh vật được miêu tả trong bài thơ?
? Hãy tìm những màu sắc mà bạn nhỏ đã sử dụng để vẽ quê hương?
-Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3, thảo luận và tìm câu trả lời.
* Kết luận: Chỉ có người yêu quê hương mới cảm nhận được hết vẽ đẹp của quê hương và dùng tài năng của mình để vẽ phong cảnh quê hương thành một bức tranh đẹp và sinh động như thế. 
-HS đọc thuộc lòng bài thơ. Thi đọc thuộc.
-HD tương tự cac tiết trước.
4/ Aùp dụng - Củng cố: 
Nhận xét tiết học, tuyên dương các học sinh chăm chú nghe giảng, tích cực tham gia xây dựng bài.
5/ Nhận xét dặn dò – Hoạt động tiếp nối: 
-Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài học tiết sau
Giáo viên nhận xét chung giờ học
- 3 học sinh lên bảng trả lời.
-2 học sinh trả lời theo suy nghĩ .
-Học sinh trao đổi nhóm, cử đại diện trả lời.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.
-Mỗi học sinh đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
-Học sinh đọc từng khổ thơ trong bài.
-Chú ý ngắt nghỉ đúng câu:
Xanh tươi, / đỏ thắm. /
Tre xanh, / lúa xanh/
A, / nắng lên rồi
-Học sinh đọc chú giải.
-Mổi nhóm 4 học sinh, lần lượt mỗi học sinh đọc 1 đoạn.
-3 nhóm thi đọc, đồng thanh bài.
-1 học sinh đọc bài.
-Mỗi học sinh kể 1 cảnh vật: tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc. 
-Mỗi học sinh kể 1 màu: Tre xanh, lúa xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chót. 
-1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. -Đại diện học sinh trả lời và nhận xét .
-Lắng nghe giáo viên kết luận.
-HS đọc thuộc bài thơ. Thi đọc thuộc trước lớp.
- HS thuộc 2 khổ thơ
- HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ
Chính tả ( Nghe - viết )
Tiếng hò trên sông 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng các bài tập 3 (a/b).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Kĩ năng tự nhận thức để trình bày đúng, viết đúng bài chính tả.
Kĩ năng lắng nghe tích cực trong việc viết chính tả.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Hỏi và trả lời.
2/ Thảo luận cặp đôi – chia sẻ.
3/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1/ Bảng phụ ghi nội dung bài viết.
2/ Bảng lớp viết sẵn Bài tập 2.
3/ Bảng phụ ghi BT3 (HS thảo luận nhóm).
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra học sinh về các câu đố của tiết trước.
-Nhận xét về lời giải và chữ viết của học sinh. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – Khám phá
-Giáo viên ghi tựa bài
-Giới thiệu phân biệt các chữ có vần: ong/oong, ươn/ương.
 -Các từ có chứa âm đầu: s/x.
b. Kết nối - Hướng dẫn viết chính tả: 
-Giáo viên đọc bài 1 lượt.
? Ai hò trên sông ?
? Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì ?
c. Hướng dẫn viết từ khó và cách trình bày:
-Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, viết lại các từ vừa tìm được. 
-Chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
? Bài văn có mấy câu ?
? Tìm các tên riêng trong bài văn.
? Trong đọan văn những chữ nào phải viết hoa?
d. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: Hướng dẫn học sinh tự làm bài. Giáo viên nhận xét, sửa chữa. 
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Phát giấy bút cho các nhóm
-Giáo viên theo dõi, bổ sung. Có nhận xét. 
4/ Aùp dụng - Củng cố: 
-Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà ghi nhớ các từ vừa tìm được. Cố gắng viết đẹp và đúng chính tả. 
5/ Hoạt động tiếp nối - Nhận xét dặn dò: 
Giáo viên nhận xét chung giờ học .
-2 học sinh lên bảng
-Theo dõi giáo viên đọc, 2hs đọc lại. 
- Chị Gái đang hò trên sông
-Làm cho tác giả nghĩ đến quê hương  ... iệu bài:
-Giáo viên ghi tựa bài, nội dung bài. 
b. Hướng dẫn mở rộng vốn từ: :
Bài 1: yêu cầu học sinh đọc đề bài. 
? Bài yêu cầu chúng ta xếp từ ngữ thành mấy nhóm, một nhóm có ý nghĩa như thế nào ?
-Chia lớp thành 4 nhóm. Thi đua giữa các nhóm. 
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc – nhận xét. 
-Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ khó, từ không hiểu nghĩa. 
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Đọc các từ trong ngoặc đơn. 
-Giải nghĩa các từ ngữ: Quê quán, Giang Sơn, nơi chôn rau cắt rốn. 
-Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó gọi đại diện trả lời. 
c. ôn tập mẫu câu Ai làm gì ?
Bài 3: Học sinh đọc đề bài.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Gọi học sinh làm bài. Giáo viên nhận xét sửa chữa. 
Ai
Làm gì
Cha
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. 
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để mùa sau cấy 
Chị
đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. 
Bài 4: Học sinh đọc yêu cầu bài.
-Đặt câu với từ ngữ: bác nông dân.
-Học sinh tự đặt câu và viết vào vở. 
-Gọi học sinh đọc câu mình đặt cho cả lớp nghe, giáo viên nhận xét. 
4/ Củng cố: 
-Nhắc lại các yêu cầu của bài học, gọi học sinh trả lời các câu hỏi để củng cố lại bài. 
5/ Nhận xét dặn dò: 
-Dặn học sinh về nhà tìm thêm các từ theo chủ điểm Quê Hương, ôn mẫu câu Ai làm gì ?
Giáo viên nhận xét chung giờ học. 
-2 học sinh lên bảng.
-Nghe giáo viên giới thiệu bài.
-1 học sinh đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
-Thành 2 nhóm; nhóm 1 chỉ sự vật ở quê hương, nhóm 2 chỉ tình cảm với quê hương. 
-Học sinh thi làm bài nhanh.
-Chỉ sự vật quê hương: Cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. 
-Chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi tự hào. 
-Học sinh có thể nêu: Mái đình, bùi ngùi, tự hào, . . . 
-1 học sinh đọc tòan bộ đề bài, 1 học sinh khác đọc đọan văn. 
-2 đến 3 học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét, bổ sung. 
-1 học sinh đọc đề bài, 1 học sinh đọc lại đọan văn. 
-Yêu cầu chúng ta tìm các câu văn được viết theo mẫu: Ai làm gì ? và chỉ rõ từng bộ phận câu trả lời Ai? Bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì ?
-1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm theo. 
-Học sinh từng người đọc các câu mình đặt: 
-Bác nông dân đang cày ruộng, /Bác nông dân đang bẻ ngô. / Bác nông dân đang gặt lúa. /. . . 
-Nhận xét câu của các bạn: Những chú gà con đang theo mẹ đi tìm mồi. /Đàn cá tung tăng bơi lội. 
Tập viết
Ôn chữ hoa G 
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gh), Ô, TÂâ (1 dòng) ; viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng“ Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương”. 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
1/ Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ.
2/ Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong khi viết.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Mẫu chữ viết hoa: G, Gh, R, A, Đ, L, T, V 
Các chữ Ghềnh Ráng và dòng chữ câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li .
Vở tập viết, bảng con và phấn. 
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Thu vở của một số học sinh để chấm bài về nhà
-Gọi học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
-Gọi học sinh lên bảng viết Oâng Gióng, Gió Trấn Vũ, Thọ Xương.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
a. Khám phá - Giới thiệu bài:
-Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa G (Gh), R, A, Đ, L, T, V . Giáo viên ghi tựa bài.
b. Kết nối - Hướng dẫn viết chữ hoa: 
*Quan sát và nêu quy trình viết chữ Gh, R
giáo viên gọi học sinh nhắc lại quy trình viết chữ Gh, R ở lớp 2 và giáo viên viết lại mẫu chữ trên cho học sinh quan sát, vừa viết giáo viên vừa nhắc lại quy trình viết. 
? Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
*Viết bảng: 
-Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa Gh, R
vào bảng, giáo viên theo dõi chỉnh sửa. 
c. Hướng dẫn viết từ ứng dụng, câu ứng dụng
-Gọi học sinh đọc từ ứng dụng: Ghềng Ráng
-Đây là một địa danh nổi tiếng ở miền Trung nước ta. 
? Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
?Khỏang cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
-Yêu cầu học sinh viết bảng con từ ứng dụng: Ghềnh Ráng, giáo viên theo dõi chỉnh sửa. 
-Giáo viên gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
-Giải thích: Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử loa thành được xây theo hình vòng xóay trôn ốc, từ thời An Dương Vương (Thục Phán). 
? Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
-Yêu cầu học sinh viết: Ai, Đông Anh, Ghé, Loa Thành Thục Vương vào bảng.
d. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
-Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh. 
-Thu và chấm 5 đến 7 bài.
-Nhận xét cách viết.	
4/ Aùp dụng - Củng cố: 
-Các em về nhà luyện viết và học thuộc câu ứng dụng. 
5/ Hoạt động tiếp nối - Nhận xét dặn dò: 
-Chuẩn bị cho bài sau. Giáo viên nhận xét chung giờ học.
-1 học sinh đọc: Ông Gióng.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. 
-3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. 
-2 học sinh nhắc lại, cả lớp theo dõi. 
-Có các chữ hoa: G. R, A, Đ, L, T, V 
-3 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 
-3 học sinh đọc: Ghềnh Ráng. 
-Chữ G cao 4li, các chữ h, R, g cao 2li rưỡi, các chữ còn lại cao 1li. 
-HS trả lời: 1 con chữ o.
-2hs đọc 
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
-Các chữ G, A, H, Đ, Y, Đ, P, L, T, V, cao 2li rưỡi, các chữ còn lại cao 1li. 
-4 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp. 
-Học sinh viết: 1 dòng chữ Gh, cỡ nhỏ. 
-1 dòng chữ R, Đ, cỡ nhỏ
-2 dòng Ghềnh Ráng, cỡ nhỏ. 
-4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. 
Tập làm văn (Nghe - kể)
Tôi có đọc đâu - Nói về quê hương
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Nghe và kể lại câu chuyện: Tôi có đọc đâu (BT1).
Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2).
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, lắng nghe tích cực.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG :
1/ Thảo luận – chia sẻ.
2/ Kĩ thuật “Viết tích cực”.
3/ Kĩ thuật “Lắng nghe tích cực”.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
Bảng lớp ghi sẵn những câu hỏi gợi ý.
V/ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Trả bài và nhận xét về bài Viết thư cho người thân. Đọc 1 đến 2 bài văn viết thư tốt trước lớp. 
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung 
3/ Bài mới: 
a. Khám phá - Giới thiệu bài: 
-Giáo viên nêu mục tiêu và ghi tựa bài
b. Kết nối - Kể chuyện:
 Giáo viên kể câu chuyện 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi. 
? Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ?
? Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
? Người bên cạnh kêu lên thế nào?
? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
 - Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe, sau đó gọi một số học sinh trình bày trước lớp. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh. 
Nội dung truyện: Tôi có đọc đâu!
Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư. ” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên:
- Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
c. Nói về quê hương em. 
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc học sinh nói phải thành câu. 
- Nhận xét và cho điểm học sinh kể tốt, động viên những học sinh chưa kể tốt cố gắng hơn. 
4/ Aùp dụng - Củng cố: 
-Học sinh học sinh kể lại câu chuyện cho người thân, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau. 
5/ Hoạt động tiếp nối - Nhận xét dặn dò: 
-Giáo viên nhận xét chung giờ học
- Theo dõi giáo viên kể chuyện, sau đó trả lời câu hỏi:
-Người bên cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. 
 “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư. ”
-Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
-Là người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền nói điều đó cho bạn của mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm vì chỉ có đọc trộm anh ta mới biết được người viết thư đang viết gì về anh ta. 
-1 học sinh đọc yêu cầu, 2 học sinh đọc gợi ý. 
-Một số học sinh kể về quê hương trước lớp. Các bạn khác nghe và nhận xét phần kể của bạn. 
Sinh hoạt tập thể
Về học tập :
Sự tiến bộ trong học tập : 
Viết chính tả :	
Làm toán :	
Bảng nhân :	
Chữ viết :	
HS chưa làm bài tập, chưa học bài, viết bài ở nhà
Quên mang tập, sách, đồ dùng học tập.
Biện pháp khắc phục :
HS nêu ý kiến :
GV kết luận, chọn biện pháp khắc phục có hiệu quả nhất.
Phương hướng tuần tới :

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet tuan 11..doc