Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 26

Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 26

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

 I/ Mục tiêu :

 A) Tập đọc :

1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý những từ ngữ Học sinh dễ viết sai do phát âm : du ngoạn; ẩn trốn; bàng hoàng; hiển linh.

2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng việt lớp 3 tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:	SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ	
	I/ Mục tiêu :
	A) Tập đọc :
1 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý những từ ngữ Học sinh dễ viết sai do phát âm : du ngoạn; ẩn trốn; bàng hoàng; hiển linh...
2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. 
	B) Kể chuyện : 
1- Rèn kỹ năng nói: 
- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
2- Rèn kỹ năng nghe: 
 	II/ Đồ dùng :
- Các tranh minh hoạ bài đọc trong SGK (phóng to). 
	III/ Hoạt động trên lớp : 
	Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò 
TẬP ĐỌC
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc: 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng 
b) GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp:
3- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
+ Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ? 
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì ?
+ Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ?
4- Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc diễn cảm 2 đoạn văn
KỂ CHUYỆN
1- Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
a) Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn:
- Cả lớp và Giáo viên chốt lại những tên đúng .
Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó /Tình cha con/ Nghèo khó mà yêu thương nhau...
Tranh 2:Cuộc gặp gỡ kỳ lạ / Duyên trời / Ở hiền gặp lành.
Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng cấy / Giúp dân.
Tranh 4: Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn/ Lễ hội hằng năm.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (mỗi em kể theo 1 tranh)
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét . 
5- Củng cố, dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện kể toàn bộ câu chuyện, kể lại cho người thân nghe .
- 2 Học sinh đọc .
- Học sinh nghe.
- HS nối nhau đọc từng câu.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS đọc trong nhóm 4.
- Đọc đồng thanh toàn bài.
+ Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung. Khi cha mất Chử Đồng Tử ...ở không.
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó.
Nước dội...bàng hoàng.
+ Công chúa cảm động biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử... kết duyên cùng chàng.
+ Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trống lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời Chử Đồng Tử ...đánh giặc.
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên bờ sông Hồng.Hằng năm suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- 2 HS thi đọc câu, đoạn văn
- 1 Học sinh đọc lại cả truyện.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Học sinh kể theo nhóm 4.
- Vài nhóm lên kể .
- 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện .
 Thứ ba ngày 11 tháng 3 năm 2008
CHÍNH TẢ: Nghe - viết : SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/ Mục tiêu : Rèn kỹ năng viết chính tả:	
1- Nghe, viết đúng một đoạn trong truyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”
2- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn : ên / ênh .
II/ Đồ dùng :
	- 2 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2 b.
III/ Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò 
A) Kiểm tra bài cũ
- GV đọc: lực lượng , nức nở, bánh mứt, sứt mẻ.
- Giáo viên nhận xét chính tả .
B) Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: 
- Hướng dẫn học sinh nghe - viết: 
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
+ Những chữ nào trong bài văn được viết hoa ? Vì sao ? 
+ Tìm những từ ngữ dễ mắc lỗi khi viết bài ?
- Hướng dẫn học sinh phân tích chính tả.
b) Giáo viên đọc mẫu lần 2: 
- Giáo viên đọc . 
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi . 
- Nhận xét bài trên bảng .
c) Chấm - chữa bài: 
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2b:
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
4- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
* Bài sau: Rước đèn ông sao.
- 2 Học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con.
- 2 Học sinh đọc lại 
- Cả lớp đọc thầm theo. 
- Học sinh nêu
- Học sinh viết bảng con.
- HS viết bài vào vở .
* 1 Học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- 2 Học sinh lên bảng thi làm bài và đọc kết quả.
 Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2008
TẬP ĐỌC: 	RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I/ Mục tiêu :
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ : nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, mâm cỗ, thỉnh thoảng...
2 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc:Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn . Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.
II/ Đồ dùng :
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc (SGK). Thêm tranh, ảnh về ngày hội Trung thu.
III/ Hoạt động trên lớp : 
	Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Luyện đọc:
a) Giáo viên đọc mẫu lần 1: 
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài này có thể chia làm 2 đoạn.
+ Đoạn 2 có thể chia làm 2 phần “Từ Chiều rồi đêm xuống... đến ba lá cờ con. / phần còn lại. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào ? 
- Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
+ Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
4- Luyện đọc lại:
 - Giáo viên đọc mẫu lần 2 đoạn văn.
- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn cho học sinh đọc đúng 1 số câu, đoạn văn.
5- Củng cố, dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các bài tập đã đọc để chuẩn bị cho tiết ôn tập sắp tới. 
- 4 HSđọcvà trả lời câu hỏi .
- HS nối tiếp đọc từng câu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm 3.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
+ Mâm cỗ được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm nom rất vui mắt.
+ Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc, trên đỉnh ngôi sao cắm 3 lá cờ con.
+ Hai bạn đi bên nhau mắt không rời cái đèn, hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn reo “tùng tùng tùng, dinh dinh !...”
- 1 Học sinh đọc lại đoạn văn
- 2 Học sinh thi đọc đoạn văn
- 2 Học sinh thi đọc cả bài
Thứ tư ngày 12 tháng 3 năm 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 	MỞ RỘNG VỐN TỪ LỄ HỘI. DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu:
1- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm lễ hội (hiểu nghĩa các từ lễ, hội, biết tên 1 số lễ hội, hội, tên 1 số hoạt động trong lễ hội và hội).
2- Ôn luyện về dấu phẩy (đặt sau trạng ngữ chỉ nguyên nhân và ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu ). 
 	II/ Đồ dùng:
- Chép sẵn nội dung bài tập 1 ( 2 tờ phiếu).
- 4 băng giấy - mỗi băng viết 1 câu văn ở bài tập 3.
	III/ Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Làm miệng bài tập 1, 3 tiết luyện từ và câu tuần 25).
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
+ Bài tập 1:
- Giáo viên: Bài tập này giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ: lễ, hội và lễ hội. Cần đọc kỹ nội dung để nối nghĩa thích hợp cột B với mỗi từ ở cột A.
- Dán 2 tờ phiếu lên bảng.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm 1 sự kiện có ý nghĩa.
Hội: Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
+ Bài tập 2:
- Giáo viên phát phiếu cho các nhóm.
- Cho học sinh trao đổi nhóm, viết nhanh tên 1 số lễ hội, hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào phiếu.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, kết luận nhóm hiểu biết nhất về lễ hội. 
+ Tên 1 số lễ hội: lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, Núi Bà, Chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa...
+ Tên 1 số hội: hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, lùng tùng (xuống đồng), đua voi...
+ Tên 1 số hoạt động trong lễ hội và hội: cúng Phật, Lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa...
Lưu ý: 1 số lễ hội nhiều khi cũng được gọi tắt là hội.
+ Bài tập 3
- Giúp học sinh nhận ra điểm giống nhau giữa các câu: Mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân (với các từ: vì, tại, nhờ).
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các bài luyện từ và câu để chuẩn bị bài luyện từ và câu tiết sau. 
- 2 Học sinh mỗi em làm 1 bài .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập.2 Học sinh lên bảng làm
- 1 số học sinh đọc lại lời giải đúng.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu. 
- Cả lớp đọc thầm theo
Học sinh trao đổi nhóm4.
- Đại diện các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày. 
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập
- 4 Học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp sửa bài vào vở BT.
 Thứ năm ngày 13 tháng 3 năm 2008
CHÍNH TẢ ( Nghe - viÕt): RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
	I/ Mục tiêu : Rèn kỹ năng viết chính tả.
1- Nghe - viết đúng chính tả đúng 1 đoạn văn trong bài “Rước đèn ông sao”. 
 2- Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có vần dễ viết sai: ên/ênh.
	II/ Đồ dùng:
- 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ở bài tập 2 a hoặc 2b.
	III/ Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên đọc : Cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh.
- Giáo viên nhận xét.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh nghe -viết :
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
* GV đọc mẫu lần 1.
+ Đoạn văn tả gì ?
Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? 
+Tìm những từ ngữ dễ viết sai trong bài ? 
- Giáo viên phân tích chính tả - Giáo viên đọc .
b- Giáo viên đọc mẫu lần 2:
- Giáo viên đọc 
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- Giáo viên chấm 1 số bài viết của học sinh.
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2a:
Bài tập 2b:
- Dán bảng 2 tờ phiếu lên bảng chia 2 đội.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
4- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại những từ đã viết sai mỗi chữ 2 lần.
- 2 Học sinh lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con
 - Học sinh nghe
- 2 Học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi SGK 
+ Mâm cỗ đón Tết Trung thu của Tâm
+ Học sinh nêu 
- Học sinh viết bảng con 
- 2 Học sinh viết bảng lớp.
- Học sinh viết bài vào vở 
- 1 Học sinh lên bảng viết.
- Học sinh soát lỗi.
+ 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Học sinh làm bài vào VBT.
- Mỗi đội 3 em lên bảng làm tiếp sức. Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. 
 Thứ sáu ngày 14 tháng 3 năm 2008
TẬP LÀM VĂN: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I/ Mục tiêu:
1- Rèn kỹ năng nói: 
- Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý - lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
2- Rèn kỹ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
	II/ Đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn những câu hỏi gợi ý của bài tập 1.
	III/ Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ, hội theo 1 trong 2 bức ảnh ở bài tập làm văn miệng tuần 25.
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm .
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh kể:
Bài tập 1: (Kể miệng).
- Em chọn kể về ngày hội nào ?
- Nhắc học sinh:
+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim...
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe nhất. 
Bài tập 2:
- Nhắc học sinh chú ý: Chỉ viết những điều em vừa kể về những trò vui trong ngày hội (gợi ý e). Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét - chấm điểm 1 số bài làm tốt. 
3- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nêu nhận xét tiết học.
- Những em viết chưa xong về nhà tiếp tục làm hoàn chỉnh đoạn văn.
 - 1-> 2 Học sinh kể.
+ 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
 - 1 số Học sinh nêu.
- 1 Học sinh giỏi kể mẫu (theo gợi ý).
- Học sinh thi theo nhóm đôi .
- Vài học sinh lên kể .
+ 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý.
- Học sinh viết bài.
- 1 số Học sinh đọc bài viết.
TẬP VIẾT: 	 ÔN CHỮ HOA T
I/ Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa T thông qua bài tập ứng dụng.
1- Viết tên riêng: “ Tân Trào” bằng chữ cỡ nhỏ.
2- Viết câu ứng dụng:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”.
 bằng chữ cỡ nhỏ.
	II/ Đồ dùng: 
- Mẫu chữ viết hoa T
- Các chữ “ Tân trào” và câu ca dao “ Dù ai... “ được viết trên dòng kẻ ô li.
 	III/ Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A) Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của Học sinh. 
- Học sinh viết lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước? 
- Giáo viên nhận xét .
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con: 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài?. 
- GV treo từng chữ mẫu và giới thiệu cấu tạo chữ ( từng chữ) .
Giới thiệu “Tân trào” là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương - Tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: Thành lập QĐND Việt Nam ( 22/12/1944); họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập(16-17/8/1945).
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết. Khoảng cách, ghi dấu phụ và dấu thanh.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
- Giáo viên treo câu ứng dụng và giới thiệu cho học sinh hiểu nội dung câu ca dao : Nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này ở đền Hùng (Tỉnh Phú Thọ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước.
- Giáo viên đọc: Tân Trào, giỗ Tổ.
3- Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Cho học sinh quan sát vở tập viết của GV. 
- Giáo viên đi quan sát, giúp đỡ HS viết. 
4- Chấm - chữa bài:
- Giáo viên thu vở 1 số em, nhận xét bài viết của học sinh .
5- Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học sinh học thuộc lòng câu ca dao.
 - Học sinh viết : Sầm Sơn, Côn Sơn.
- Học sinh quan sát
- Học sinh tập viết trên bảng con 
- 1 Học sinh lên bảng viết.
- Tân Trào
- Học sinh tập viết trên bảng con 
- 1 Học sinh lên bảng viết. 
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”.
- Học sinh viết bảng con 
- 1 Học sinh lên bảng viết. 
- Học sinh luyện viết bài vào vở (10-15 phút) 

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc