Giáo án môn Toán 2 Tuần 30

Giáo án môn Toán 2 Tuần 30

Toán Tiết 146

Kilômet

I . Mục tiêu :

Biết ki- lô-mét là một đơn vị đo độ dài , biết đọc , viết kí hiệu đơn vị kilômet .

Biết được quan hệ giữa kilômet (km) và mét (m).

Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km

 Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ . BT 1,2,3

II. Đồ dùng dạy học :

III. Các hoạt động dạy học :

1. Khởi động : ( 1-2)

2. Kiểm tra : (3-4) Viết kí hiệu của met ? ( m )

 1 m = . dm 1m = . cm

3. Bài mới : (28-30)

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 2 Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Tiết
Tên bài giảng
Hai :29/03/2010
Ba : 30/03/2010
Tư : 31/03/2010
Năm :01/04/2010
Sáu :02/04/2010
146
147
148
149
150
Ki-lô –met
Mi –li –mét
Luyện tập 
Viết số thành tổng các trăm , chục, đơn vị 
Phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 1000 
Lịch giảng Tuần 30
Ngày dạy: 29/03/2010 Toán Tiết 146
Kilômet
I . Mục tiêu : 
Biết ki- lô-mét là một đơn vị đo độ dài , biết đọc , viết kí hiệu đơn vị kilômet .
Biết được quan hệ giữa kilômet (km) và mét (m).
Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km
 Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ . BT 1,2,3 
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ Viết kí hiệu của met ? ( m )
 1 m = .... dm 1m = .... cm
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Kilômet
Hoạt động 2: (13-14)’: Giới thiệu “Kilômét” ( km )
* GV giới thiệu :
Kilômet kí hiệu là km.
1 kilômet có độ dài bằng 1000 mét.
Viết lên bảng: 1km = 1000m
- HS đọc: 1km bằng 1000 m.
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
* Bài tập 1
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
* Bài tập 2
Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
Quãng đường A đến B dài bao nhiêu kilômet?
Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài bao nhiêu kilômet ?
Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài bao nhiêu kilômet?
* Bài tập 3
Yêu cầu HS tự quan sát hình trong SGK và làm bài vào vở.
1/- HS tự làm bài và sữa bài.
 1 km = 1000 m 1000 m = 1 km
 1 m = 10 dm 10 m = 1 m
 1 m = 100 cm 10 cm = 1 dm
2/
- HS đọc yêu cầu.
- Quãng đường A đến B dài 23 km.
- Quãng đường từ B đến D (đi qua C) dài 90 km .
- Quãng đường từ C đến A (đi qua B) dài 65 km .
3/- Quan sát lược đồ.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
 Hà Nội – Cao Bằng : 285 km./ ....
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS viết kí hiệu Kilômet ? 1 km = ..... m ?
Chuẩn bị bài : Milimet. Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy: 30/03/2010 
Toán Tiết 147
Milimet
I . Mục tiêu : 
Biết mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài , biết đọc , viết kí hiệu đơn vị mi-li-mét.
Biết được quan hệ giữa đơn vị mi-li-mét và với các đơn vị đo dộ dài : xăng – ti – mét , mét 
Biết ước lượng độ dài theo đơn vị xăngtimet và milimet trong một số trường hợp đơn giản .
 BT 1,2,4
Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV – HS : Thước có vạch chia Milimet.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ trống.
 267km . . . 276km 324km . . . 322km 278km . . . 278km
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu “ Milimet” ( mm ) 
Hoạt động 2: (13-14)’: Giới thiệu “ Milimet” ( mm )
* GV giới thiệu :
- Milimet kí hiệu là mm.
- Yêu cầu HS quan sát thước kẻ HS và tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 và hỏi: Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Mỗi phần nhỏ chính là độ dài của 1 milimet.
- Viết lên bảng: 10 mm = 1cm.
- 1 mét bằng bao nhiêu xăngtimet?
- 1m bằng 100cm, 1cm bằng 10mm, từ đó ta nói 1m bằng 1000mm.
- Viết lên bảng: 1 m = 1000 mm.
- Được chia thành 10 phần bằng nhau.
- Cả lớp đọc: 10 mm = 1 cm.
- 1m bằng 100cm.
- Nhắc lại: 1 m = 1000 mm.
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
* Bài tập 1
Nhận xét.
* Bài tập 2
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời trước lớp.
Nhận xét
* Bài tập 3 HSKG
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình tam giác.
(Hỗ trợ : Đặt đúng câu lời giải )
Chấm bài.
* Bài tập 4
HS suy nghĩ và trả lời .
Nhận xét, tuyên dương.
1. HS làm vào bảng con.
 1 cm = 10 mm 10 mm = 1 cm 
 1 m = 1000 mm 5 cm = 50 mm
 1000 mm = 1 m 3 cm = 30 mm
2. HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận và trình bày.
 MN dài 60 mm AB dài 30 mm
 CD dài 70 mm
3. HS đọc yêu cầu – nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là :
24 + 16 + 28 = 68 ( mm )
Đáp số : 68 mm
4. HS đọc các yêu cầu và nêu ý kiến.
a.	Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10 mm.
b.	Bề dày chiếc thước kẻ dẹt là 2 mm.
c.	Chiều dài chiếc bút bi là 15 cm.
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS nhắc lại : 1 m = 1000 mm ; 1 m = 100 cm .
Chuẩn bị bài : Luyện tập.
Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy: 31/03/2010 
Toán Tiết 148
Luyện tập .
I . Mục tiêu : 
Biết thực hiện phép tính , giải bài toán liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học .
Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. BT 1,2,4
II. Đồ dùng dạy học : thước dây
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
2. Kiểm tra : (3-4)’ Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:	
1 cm = .... mm	1000 mm = . . . m
1 m = .... mm	10 mm = . . . cm
5 cm = .... mm	 3 cm = . . . mm.
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Luyện tập 
Hoạt động 2: (26-28)’: Hướng dẫn thực hành 
* Bài tập 1
- Khi thực hiện phép tính với các số đo ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài .
( Quan tâm HS: TB, Y )
* Bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV chia nhóm đôi và yêu cầu HS thảo luận và làm bài.
- Chấm bài.
* Bài tập 3 HSKG
* Bài tập 4
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, cách tính chu vi của một hình tam giác, sau đó yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
( Quan tâm HS: TB, Y )
- Chữa bài và cho điểm HS.
1.
- Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
- HS làm bài vào bảng con.
 13 m + 15 m = 28 m
 66 km – 24 km = 42 km
 23 mm + 42 mm = 65 mm
 5 km x 2 = 10 km
 18 m : 3 = 6 m
 25 mm : 5 = 5 mm
2.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận và làm vào vở.
Bài giải.
Người đó đã đi số kilômet là:
18 + 12 = 30 ( km )
Đáp số: 30 km.
4. HS đo các cạnh của hình tam giác là: AB = 3 cm, BC = 4 cm, CA = 5 cm
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là:
3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS làm bài vào bảng con : 1 cm = ..... mm ; 1m = ...... mm .
Chuẩn bị bài : Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
Nhận xét tiết học ./.
Ngày dạy: 01/04/2010 
Toán Tiết 149
Viết số thành tổng các trăm , chục , đơn vị.
I . Mục tiêu : 
Biết viết số có 3 chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại .BT 1,2,3
Hỗ trợ : Phân tích số chính xác.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 4 trang 154 
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Viết số thành tổng các trăm , chục , đơn vị.
Hoạt động 2: (13-14)’: Hướng dẫn viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị .
- Viết lên bảng số 375 và hỏi: Số 375 gồm mấy trăm, chục, đơn vị?
- Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết số này thành tổng như sau: 375 = 300 + 70 + 5
- 300 là giá trị của hàng nào trong số 375?
- 70 là giá trị của hàng nào trong số 375?
- 5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Yêu cầu HS phân tích các số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Nêu số 820 và yêu cầu HS lên bảng thực hiện phân tích các số này, HS dưới lớp làm bài ra giấy nháp.
- Yêu cầu HS phân tích số 703 .
 Nếu chữ số hàng chục hoặc hàng đơn vị bằng 0 thì không viết nó thành tổng.
- Số 375 gồm 3 trăm, 7 chục và 5 đơn vị.
- 300 là giá trị của hàng trăm.
- 70 là giá trị của hàng chục.
- Phân tích số.
	456 = 400 + 50 + 6
	764 = 700 + 60 + 4
	893 = 800 + 90 + 3
- HS có thể viết:
820 = 800 + 20 + 0
820 = 800 + 20
 703 = 700 + 3
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
* Bài tập 1
- Yêu cầu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. ( Quan tâm HS: TB, Y )
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các tổng vừa viết được. Nhận xét.
 ( Hỗ trợ : Phân tích số chính xác )
* Bài tập 2
GV hướng dẫn mẫu.
 271 = 200 + 70 + 1
Yêu cầu HS làm bảng con.
Nhận xét.
* Bài tập 3
Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tổng tương ứng với với số.
GV viết trên bảng yêu cầu HS lên nối theo yêu cầu.(HS:TB, Y )
Nhận xét , tuyên dương.
1.
- HS đọc yêu cầu và tự làm vào SGK.
389
3 tr 8 ch 9 đv
3 89 = 300+80+9
237
2 tr 3 ch 7 đv
237 = 200+30+7
164
1 tr 6 ch 4 đv
164 = 100+60+4
352
3 tr 5 ch 2 đv
352 = 300+50+2
658
6 tr 5 ch 8 đv
658 = 600+50+8
2.- HS quan sát mẫu và làm bài.
 978 = 900 + 70 + 8
 835 = 800 + 30 + 5
 509 = 500 + 9 
3.- HS lần lượt lên bảng làm bài.
975 600 + 30 + 2
632 900 + 70 + 5
842 800 + 40 + 2
500 + 5 731
700 + 30 + 1 980
900 + 80 505
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
Viết thành tổng các trăm, chục, đơn vị các số : 965 ; 840 ; 906 .
Chuẩn bị bài : Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
Nhận xét tiết học ./. 
Ngày dạy: 02/04/2010 
Toán Tiết 150
Phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.
I . Mục tiêu : 
Biết cách làm tính cộng ( không nhớ )các số trong phạm vi 1000.
Biết cộng nhẩm các số tròn trăm . BT 1(cột 1,2,3), 2 a, 3 
Hỗ trợ : Nêu chính xác cách tính.
II. Đồ dùng dạy học : 
GV : Bộ thực hành toán.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : ( 1-2)’
 2. Kiểm tra : (3-4)’ Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị : 326, 579, 408, 380 
3. Bài mới : (28-30)’
Hoạt động 1: (1-2) Giới thiệu Phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.
Hoạt động 2: (13-14)’: Hướng dẫn cộng các số có 3 chữ số.
- GV đính các ô vuông thể hiện các số.
- Tổng hai số có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- GV hướng dẫn đặt tính và thực hiện tính cộng:
- Tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị.
- HS viết các số : 326 + 253 =
- Có 5 trăm, 7 chục và 9 đơn vị.
 326 * 6 cộng 3 bằng 9 , viết 9
+ 253 * 2 cộng 5 bằng 7 , viết 7
 579 * 3 cộng 2 bằng 5 , viết 5
- HS nêu lại cách tính.
 Hoạt động 3: (13-14)’ Thực hành BT
* Bài tập 1
GV gợi ý
 ( Hỗ trợ : Nêu chính xác cách tính )
( Quan tâm HS : TB, Y )
* Bài tập 2
GV chấm bài 
* Bài tập 3
GV hướng dẫn mẫu :
 a) 200 + 100 = 300
 b) 800 + 200 = 1000
1.- HS đọc yêu cầu – Làm bảng con .
 235 637 503 200	 
 + 451 +126 +354 + 627 
 686 799 857 827	 
 408 67
 + 31 + 132
 439 199
2.- HS làm vào vở.
 832 257
 + 152 + 321
 984 578
3.- HS nêu miệng kết quả .
a) 500 + 200 = 700 500 + 100 = 600
 300 + 200 = 500 300 + 100 = 400
 600 + 300 = 900 200 + 200 = 400
 500 + 300 = 800 800 + 100 = 900
b) 400 + 600 = 1000 500 + 500 = 1000
4/ Củng cố – dặn dò (3-4)’
HS tính : 326 + 251 và nêu cách tính ?
Giáo dục : HS ham thích học tập .
Chuẩn bị bài : Luyện tập .
Nhận xét tiết học ./. 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan tuan 30.doc