Giáo án môn Toán học lớp 3 tuần 24

Giáo án môn Toán học lớp 3 tuần 24

TOÁN: LUYỆN TẬP

 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

 - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính.

 II/ Hoạt động trên lớp :

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học lớp 3 tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2008
TOÁN: 	 LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính.
 	II/ Hoạt động trên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
1516 : 3 3224 : 8
- GV nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn thực hành:
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Bài 2: 
- Giáo viên viết bảng:
a/ x + 7 = 2107 b / 8 X x = 1640 
 c / x X 9 = 2763
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ? 
Bài 3:
 Giải 
 Số ki – lô – gam gạo đã bán là :
 2024 : 4 = 506 (kg )
 Số ki – lô – gam gạo còn lại là :
 2024 – 506 = 1518 ( kg ) 
 ĐS : 1518 kg gạo 
Bài 4:
- Học sinh tính nhẩm theo mẫu: 
 6000 : 2 = ?
Nhẩm: 6 nghìn : 2 = 3 nghìn.
Vậy: 6000 : 2 = 3000
- Nhận xét chữa bài trên bảng. 
4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bảng chia từ 2 đến 9 .
Bài sau: Luyện tập chung 
2 học sinh lên bảng làm
Cả lớp làm bảng con 
+ 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào bảng con 
- 1 số Học sinh lên bảng làm.
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết. 
- 3 Học sinh lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở.
+ Học sinh đọc đề của bài.
- 1 Học sinh lên bảng giải
- Học sinh giải vào vở.
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 Học sinh làm vào SGK
- 3 Học sinh lên bảng làm.
 Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008
To¸n: 	LuyÖn tËp chung
 	 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính
- Rèn kỹ năng giải bài toán có hai phép tính . 
*/ Điều chỉnh : Bỏ : Bài 3 trang 120 
 	II/ Hoạt động trên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính:
2035 : 5 3052 : 5
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: .
2- Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
Nhấn mạnh: Từ lần chia thứ 2 nếu có số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương rồi thực hiện các bước tiếp theo.
Bài 4: 
 Giải 
 Chiều dài sân vận động là :
 95 X 3 = 285 ( m)
 Chu vi sân vận động là :
 ( 285 + 95 ) X 2 = 760 ( m ) 
 ĐS : 760 m 
4- Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm. 
Bài sau: Làm quen với chữ số La Mã.
- 2 Học sinh lên bảng làm 
- Dưới lớp làm bảng con . 
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào bảng con 
- 4 Học sinh lên bảng làm.
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào bảng con 
 - 4 Học sinh lên bảng làm.
 + 2 học sinh đọc đề 
- 1 Học sinh lên bảng giải
- Học sinh giải vào vở.
 Thứ tư ngày 27 tháng 2 năm 2008
TOÁN: 	LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 (là các số thường gặp trên mặt đồng hồ...) để xem được đồng hồ, số 20, số 21 để đọc và viết về “Thế kỷ XX” ; “Thế kỷ XXI”
II/ Đồ dùng :
- Mặt đồng hồ (loại to) có các số ghi bằng số La Mã.
 	III/ Hoạt động trên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
A) Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên quay kim đồng hồ chỉ:
3 giờ 15 phút, 9 giờ kém 10 phút
4 giờ kém 5 phút ; 6 giờ 20 phút.
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2- Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp:
- Giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã.
- Cho học sinh xem mặt đồng hồ ( như hình vẽ trong SGK),
- Hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
- Giới thiêu (cách đọc, viết các) từng chữ số thường dùng : I, V, X.
- Viết lên bảng chữ số (I) chỉ vào I và nêu : đây là chữ số La Mã, đọc là “một”.Tương tự với chữ số V (năm), X(mười).
- Giới thiệu cách đọc, viết các số từ I (một) đến mười hai (XII).
Giới thiệu từng chữ số :Viết bảng số III
giới thiệu: Số III do ba chữ số I viết liền nhau và có giá trị là (ba).
- Số IV (bốn) do chữ số V (năm) ghép với số I (một) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị.
- Số IX (chín) cũng nêu tương tự .Dạy đến số VI (sáu); XI (mười một), XII (mười hai) ghép với chữ số I, II vào bên phải để chỉ giá trị tăng thêm một, hai đơn vị.
3- Thực hành:
Bài 1: 
- Cho học sinh đọc các số La Mã theo hàng ngang, theo cột dọc, theo thứ tự bất kỳ giúp Học sinh nhận dạng được các số La Mã thường dùng.
Bài 2: 
- Giáo viên treo đồng hồ, Học sinh tập xem đồng hồ ghi bằng số La Mã. Cho Học sinh chỉ giờ đúng.
Bài 3: 
- Cho học sinh nhận dạng số La Mã và viết vào vở theo thứ tự từ bé ®Õn lớn hoặc từ lớn đến bé.
Bài 4 : 
4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà tập đọc và xem chữ số La Mã
Bài sau: Luyện tập 
- Học sinh đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- Học sinh viết bảng
- Học sinh đọc “ba”
- Học sinh đọc và viết.
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Học sinh đọc tiếp nối nhau các số La Mã.
+ 1 Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lên bảng chỉ giờ đúng trên đồng hồ 
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của đề .
- Học sinh làm vào vở.
- 2 học sinh lên bảng làm 
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của đề .
- Học sinh tập viết các số La Mã từ I đến XII vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm 
 Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2008
TOÁN: 	 LUYỆN TẬP
 	 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh.
 - Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã I (một) đến XII (mười hai) để xem được đồng hồ và các số XX (hai mươi), XXI ( hai mươi mốt) khi đọc sách.
 	II/ Hoạt động trên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên đọc các số La Mã từ I -> XII
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
- Hướng dẫn học sinh thực hành:
Bài 1: 
- Cho học sinh nhìn mặt đồng hồ
- Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh đọc
Bài 3: 
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Lưu ý học sinh: Khi viết số La Mã, mỗi chữ số không được viết lặp lại liền nhau quá ba lần.
VD: Không viết bốn là IIII hoặc không viết chín là VIIII.
Bài 4:
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chữa bài .
Bài 5;
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, chữa bài . 
3- Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- GV nêu nhận xét tiết học.
Bài sau: Thực hành xem đồng hồ.
- Học sinh làm bảng con.
- 1 học sinh lên bảng viết.
 + 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 - Học sinh quan sát mặt đồng hồ trong SGK.
- Học sinh đọc:
A: 4 giờ; 
B: 8 giờ15 phút.
C: 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút.
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
 - Học sinh đọc xuôi, đọc ngược các số La Mã đã cho.
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài vàoSGK 
- 1 số Học sinh lên bảng làm.
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi .
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài
- 1 số Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi .
 Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2008
TOÁN: 	 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
 I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
 - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian ( chủ yếu là về thời điểm).
- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút).
	II/ Đồ dùng :
- Đồng hồ thật (loại chỉ có kim ngắn và kim dài)
- Mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có các vạch chia phút).
 	III/ Hoạt động trên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A) Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên cho học sinh đọc các số La Mã II, IV, V, VI, VI, VII, I X, X , XI ,XII, XX, XIX
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
B) Dạy bài mới:
 Hướng dẫn học sinh cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút):
- Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ ( đặc biệt giới thiệu các vạch chia phút)
* Cho học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi “ Đồng hồ chỉ mấy giờ” ? 
* Cho học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài.
+ Kim ngắn ở vị trí nào ? 
 Như vậy là hơn 6 giờ.
+ Kim dài ở vị trí nào ? 
- Cho học sinh cụ thể tính từ vạch số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được mấy phút ?
 Như vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?
* Hướng dẫn HS quan sát tiếp đồng hồ thứ ba.
Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- 7 giờ kém 4 phút, còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ ? Vì sao em biết ?
- Giải thích: Tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch có ghi số 12 là còn 4 phút nữa.
- Như vậy có thể nói 7 giờ kém 4 phút.
- Cho học sinh xem thêm đồng hồ và đọc giờ theo 2 cách. 
* Lưu ý: Thông thường ta chỉ đọc giờ theo 1 trong hai cách.
+ Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 (theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách thứ nhất, chẳng hạn “ 5 giờ 10 phút”.
+ Nếu kim dài vượt quá số 6 (theo chiều quay của kim đồng hồ ) thì nói theo cách thứ hai, chẳng hạn “ 8 giờ kém 5 phút”.
3- Thực hành:
Bài 1: 
- Giáo viên hướng dẫn phần đầu (xác định vị trí kim ngắn, kim dài, từ đó nêu được đồng hồ A chỉ 2 giờ 9 phút).
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét . 
Bài 2:
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét . 
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh làm một phần chẳng hạn:
+ Chọn thời gian “ 3 giờ 27 phút” (đã cho ở cột giữa). Quan sát các đồng hồ, thấy đồng hồ B chỉ 3 giờ 27 phút do đó kết luận: “Đồng hồ B ứng với thời gian 3 giờ 27 phút”.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét.
4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nêu nhận xét tiết học.
- Về nhà tập xem giờ trên đồng hồ ở gia đình.
- 1 số học sinh đọc
- Học sinh quan sát tranh vẽ trong SGK.
 6 giờ 10 phút
- Quá số 6 một ít
- Vạch nhỏ thứ 3 sau số 2.
- 13 phút
- 6 giờ 13 phút
- 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
- 4 phút
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm theo nhóm đôi .
- Vài nhóm đọc kết quả
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh làm trên mô hình đồng hồ cá nhân . 
3 học sinh lên bảng .
+ 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Học sinh tự làm các phần còn lại
- 1 số Học sinh đọc kết quả và giải thích cách làm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document (2).doc