Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Luyện tập

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Luyện tập

A/ Mục tiêu:

a) Kiến thức: Giúp Hs củng cố về:

- Đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.

- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.

- Giải toán lời văn có các số đo khối lượng.

b) Kĩ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

B/ Chuẩn bị:

 * GV: Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố về:
- Đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa và cân đồng hồ.
- Giải toán lời văn có các số đo khối lượng.
b) Kĩõ năng: Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Chiếc cân đĩa, Cân đồng hồ.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
 2. Bài cũ: Gam.(3’)
 - Gv gọi 2 Hs lên bảng sửa bài 2, 4.
 - Gv nhận xét, cho điểm.
 - Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CŨA TRÒ
* HĐ1: Làm bài 1.(8’)
- MT: Giúp cho Hs biết thực hiện các phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng để so sánh.
Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv viết lên bảng 585g  558g và yêu cầu Hs so sánh.
- Gv hỏi: Vì sao em biết 585g > 558g.
- Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
Gv mời Hs lên bảng làm bài. 
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
- Gv chốt lại.
* HĐ2: Làm bài 2, 3.(12’)
- MT: Giúp Hs giải toán có lời văn có các số đo khối lượng.
Bài 2:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
 + Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết bác Toàn đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
+ Số gam kẹo biết chưa?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
 - Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 3:
Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
+ Muốn biết quả bóng to cân nặng bao nhiêu ta cần biết gì? 
+Làm thế nào để biết khối lượng của 10 quả bóng nhỏ?
+ Khối lượng của một quả bóng đã biết chưa?
 Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. 
Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ3: Củng cố.(5’)
- MT: Giúp Hs biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đĩa hoặc cân đồng hồ.
- Gv chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 5 Hs.
- Gv phát cho các nhóm thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào VBT.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT:Cá nhân , lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs so sánh: 585g > 558g
Vì 585 > 558.
Hs cả lớp làm bài vào VBT. 
585g > 558g 526g < 625g 
305g < 300g + 50g 450g < 500g – 60g 
1kg = 850g + 150g 1kg = 640g + 360g 
Hs lên bảng làm bài.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Bác Toàn mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh.
Ta lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
Chưa biết phải đi tìm.
Hs làm bài vào VBT. 
Giải 
Bốn gói bánh cân nặng :
150 x 4 = 600(g)
Bác Toàn đã mua tất cả :
600 + 166 = 766(g)
Đáp số : 766g .
Hs lên sửa bài.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Khối lượng của quả bóng to .
Khối lượng của 10 quả bóng nhỏ.
Ta lấy khối lượng của 1 quả bóng nhỏ nhân với 10.
Cả lớp làm bài vào VBT.
Giải 
1kg = 1000g
Khối lượng của 10 quả bóng nhỏ : 
60 x 10 = 600 (g)
Quả bóng to cân nặng : 
1000 – 600 = 400(g)
Đáp số : 400g .
Một Hs lên bảng làm.
Cả lớp nhận xét bài của bạn.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Lớp , cá nhân.
Các nhóm thi đua thực hành cân các dụng cụ học tập của mình .
Hs trình bày kết quả .
Hs nhận xét .
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
Tập làm lại bài. 3, 4 – Chuẩn bị : Bảng chia 9 – Nhận xét tiết học.
Anh văn
Bài 27
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Thể dục
Bài 27
Giáo viên bộ môn giảng dạy
Toán
BẢNG CHIA 9
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Lập bảng chia 9 dựa vào bảng nhân 9.- Thực hành chia cho 9.
- Aùp dụng bảng chia 9 để giải bài toán.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập (3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.
Một Hs đọc bảng nhân 9.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOAT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1: Hướng dẫn Hs thành lập bảng chia 9.(7’)
- MT: Giúp cho các em bước đầu lập được bảng chia 9 dựa trên bảng nhân 9.
- Gv gắn một tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 9 lấy một lần được mấy?
- Haỹ viết phép tính tương ứng với “ 9 được lấy 1 lần bằng 9”?
- Trên tất cả các tấm bìa có 9 chấm tròn, biết mỗi tấm có 9 chấm tròn . Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.
- Gv viết lên bảng 9 : 9 = 1 và yêu cầu Hs đọc phép lại phép chia .
- Gv viết lên bảng phép nhân: 9 x 2 = 18 và yêu cầu Hs đọc phép nhân này.
- Gv gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 18 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
-Hãy lập phép tính . 
- Vậy 18 : 9 = mấy?
- Gv viết lên bảng phép tính : 18 : 9 = 2.
- Tương tự Hs tìm các phép chia còn lại
- Gv yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 9. Hs tự học thuộc bảng chia 9
- Tổ chức cho Hs thi học thuộc lòng bảng chia 9.
* HĐ2: Làm bài 1, 2(10’)
- MT: Giúp Hs biết cách tính nhẩm đúng, chính xác.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu 2 Hs ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- Gv nhận xét.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
- Gv yêu cầu Hs tự làm bài. 
- Gv hỏi: Khi đã biết 9 x 5 = 45, có thể ghi ngay kết quả của 45 : 9 và 45 : 5 không? Vì sao?
- Gv nhận xét, chốt lại. 
* HĐ3: Làm bài 3, 4.(8’)
- MT: Giúp cho các em biết giải toán có lời văn.
 Bài 3:
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và giải bài toán.
- Một em lên bảng giải.
- Gv chốt lại .
.
Bài 4:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài
Yêu cầu Hs tự làm bài. 
Một em lên bảng giải.
- Gv chốt lại:
* HĐ4: Củng cố .(5’)
- Gv chia Hs thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò “ Ai tính nhanh”
Bài toán: Tính.
3 x 2 x 9 2 x 2 x 9 4 x 2 x 9 
- Gv nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: Lớp , cá nhân .
Hs quan sát hoạt động của Gv và trả lời: 9 lấy một lần được 9.
Phép tính: 9 x 1 = 9.
Có 1 tấm bìa.
Phép tính: 9 : 9 = 1.
Hs đọc phép chia.
Có 18 chấm tròn.
Có 2 tấm bìa.
Phép tính : 18 : 9 = 2
Bằng 2.
Hs đọc lại.
Hs tìm các phép chia.
Hs đọc bảng chia 9 và học thuộc lòng.
Hs thi đua học thuộc lòng.
PP: Luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân , lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải.
Hs nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
 Hs nêu miệng bài làm.
Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
Hs nhận xét bài làm của bạn.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Có 27ldầu rót đều 9 can .
Mỗi can có mấy l dầu .
Hs tự làm bài.
Giải
Mỗi can chứa được là:
27 : 9 = 3 (l)
Đáp số : 3l dầu.
Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT .
Hs đọc đề bài.
Hs tự giải HS lên bảng làm.
Số can dầu cần dùng : 
27 : 9 = 3 (can)
Đáp số : 3can dầu .
Hs nhận xét.
Hs chữa bài vào vở.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Nhóm , cá nhân .
Đại diện HS lên tham gia.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
Học thuộc bảng chia 9.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Thứ tư , ngày 08 tháng 12 năm 2004
Toán
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Củng cố về phép chia trong bảng chia 9.- Tìm một phần chín của một số.- Aùp dụng để giải toán có lời văn bằng một phép tính chia.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Bảng chia 9.(3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.
 HS đọc bảng chia 9.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 * HĐ1: Làm bài 1, 2.(10’)
 -MT: Giúp Hs làm các phép chia trong bảng chia 9 đúng.
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm - Gv hỏi: Khi đã biết 9 x 2 = 18, có thể ghi ngay kết quả của 18 : 9 được không? Vì sao?
- Yêu cầu Hs lên bảng làm
 - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
-Yêu cầu Hs tiếp nối đọc kết quả 
- Sau đó yêu cầu cả lớp sửa bàivào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương.
- Yêu cầu Hs tự làm.
 - Hs lên bảng làm.
- Gv chốt lại.
* HĐ2: Làm b ... lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính từ bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ đâu?
+ 7 chia 3 bằng mấy?
+ Viết 2 vào đâu?
- Gv : Sau khí tìm được thương lần 1, ta tìm số dư của lần 1 bằng cách lấy thương của lần 1 nhân với số chia, sau đó lấy hàng chục của số bị chia trừ đi kết quả vừa tìm được.
+ 2 nhân 3 bằng mấy?
+ Ta viết 6 thẳng hàng với 7, 7 trừ 6 bằng mấy?
+ Ta viết 1 thẳng 7 và 6, (1 chục) là số dư trong lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để chia.
+ Hạ 2, dược 12, 12 chia 3 bằng mấy?
+ Viết 4 ở đâu?
+ Số dư trong lần chia thứ 2?
+ vậy 72 chia 3 bằng mấy?
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
 72 3 * 7 chia 3 đươcï 2, viết 2,2 nhân 3 
 6 24 bằng 6 ; 7 trừ 6 bằng 1.
 12 * Hạ 2 , đựơc 12 ; 12 chia 3 bằng 4
 12 viết 4. 4 nhân 3 bằng 12 ; 12 trừ 12
 0 bằng 0.
 => Ta nói phép chia 72 : 3 = 24 là phép chia hết.
b) Phép chia 65 : 2
- Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính vào giấy nháp.
- Sau khi Hs thực hiện xong Gv hướng dẫn thêm.
 65 2 * 6 chia 3 được 3, viết 3. 
 6 32 3 nhân 2 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0
 05 * Hạ 5 ; 5 chia 2 bằng 2, viết 2.
 4 2 nhân 2 bằng 4 ; 5 trừ 4 bằng 1.
 1 
=> Đây là phép chia có dư.
Lưu ý: Số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.
* HĐ2: Làm bài 1(10’)
- MT: Giúp Hs biết cách tính đúng, các phép chia hết và chia có dư.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu Hs vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu Hs nêu các phép chia hết, chia có dư trong bài.
- Gv nhận xét.
- Gv yêu cầu Hs so sánh số chia và số dư.
* HĐ3: Làm bài 2, 3.(12’)
- MT: Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán .
Bài 2: 
- Gv mời Hs đọc đề bài.
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tìm 1/5 của một số và tự làm bài.
- Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
- Gv chốt lại:
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho hs thảo luận nhóm đôi. Gv hỏi:
+ Có tất cả bao nhiêu l nước mắm?
+ Người ta rót vào mỗi can mấy l ?
+ Muốn biết 58l nước mắm có thể rót được nhiều nhất bao nhiêu can ta làm thế nào?
+ Vậy có thể rót được nhiều nhất bao nhiêu can và còn thừa ra mấy l dầu?
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* HĐ4: Củng cố.(5’)
- MT: Giúp cho các em biết tính đúng , nhanh.
- Gv chia Hs thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau tính.
- Yêu cầu trong thời gian 5 phút nhóm nào tính đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
84 : 7 ; 68 : 2 ; 67 : 5 ; 73 : 6.
- Gv chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
Hs : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục mới đến hàng đơn vị.
7 chia 3 bằng 2.
Viết 2 vào vị trí của thương.
Hs lắng nghe.
2 nhân 3 bằng 6.
7 trừ 6 bằng 1.
12 chia 3 được 4.
Viết 4 vào thương, ở sau số 2.
4 nhân 3 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0.
Bằng 24.
Hs thực hiện lại phép chia trên.
Hs đặt phép tính vào giấy nháp. Một Hs lên bảng đặt.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Các phép chia hết: 54 : 3= 18
68 : 4= 17 ; 90 : 2 = 45 ; 84 : 6 = 16.
Các phép chia có dư trong bài:
98 : 3 =32 (dư 2) ; 89 : 2 = 44 (dư 1) ; 87 : 4 =21 (dư 3) ; 79 : 7 = 11 (dư 2).
Hs đọc yêu cầu đề bài.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Cá nhân , lớp .
Hs đọc đề bài.
Hs nêu: Muốn tìm 1/5 của một số ta lấy số đó chia cho 5.
Cả lớp làm bài vào vở. 
Một phần năm của quyển truyện là:
75 : 5 = 15(trang)
Bạn Hiền đã đọc được :
75 – 15 = 60(trang)
Đáp số : 60 trang sách .
Một em lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có tất cả 58lnước mắm.
Rót một can được 5l.
Ta làm phép tính chia 58 : 5 =11 dư 3.
Rót đựơc nhiều nhất 11can và còn thừa 3l .
Hs làm bài.
Ta có 58 : 5 = 11 (dư 3)
 Vậy có thể rót được nhiều nhất là 11can và còn thừa 3l dầu .
Hs lên bảng làm.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT: Lớp , nhóm .
Hai nhóm thi làm bài.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài. 2,3.
Chuẩn bị : Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo).
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu , ngày 10 tháng 12 năm 2004
Thứ sáu , ngày 10 tháng 12 năm 2004
Toán
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO 
SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).- Giải toán có lời văn bằng một phép tính chia.- Vẽ tứ giác có hai góc vuông.- Củng cố về biểu tượng về hình tam giác, hình vuông, xếp hình theo mẫu.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính nhân, chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiết 1).(3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1. 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT DỘNG CỦA TRÒ
* HĐ1: Hướng dẫn Hs thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.(7’)
- MT: Giúp Hs nắm đựơc các bước thực hiện một phép toán chia có dư.
a) Phép chia 78 : 4.
- Gv viết lên bảng: 78 : 4 = ? . Yêu cầu Hs đặt theo cột dọc.
- Gv yêu cầu cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gv hướng dẫn cho Hs tính từ bước:
- Gv hỏi: Chúng ta bắt đầu chia từ đâu?
+ 7 chia 4 bằng mấy?
+ Viết 1 vào đâu?
- Gv : Sau khí tìm được thương lần 1, ta tìm số dư của lần 1 bằng cách lấy thương của lần 1 nhân với số chia, sau đó lấy hàng chục của số bị chia trừ đi kết quả vừa tìm được.
+ 1 nhân 4 bằng mấy?
+ Ta viết 4 thẳng hàng với 7, 7 trừ 4 bằng mấy?
+ Ta viết 3 thẳng 7 và 4, (3 chục) là số dư trong lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng đơn vị của số bị chia xuống để chia.
+ Hạ 8, dược 38, 38 chia 4 bằng mấy?
+ Viết 9 ở đâu?
+ Số dư trong lần chia thứ 2?
+ Vậy 78 chia 4 bằng mấy?
- Gv yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
78 4 * 7 chia 4 đươcï 1, viết 1, 1 nhân 4 4 19 bằng 4 ; 7 trừ 4 bằng 3. 
38 * Hạ 8 , đựơc 38 ; 38 chia 4 bằng 9,
36 viết 9. 4 nhân 9 bằng 36 ; 38 trừ 36 
 2 bằng 2. 
=> Ta nói phép chia 78 : 4 = 19 dư 2.
Lưu ý: Số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.
* HĐ2: Làm bài 1.(7’)
- MT: Giúp Hs biết cách tính đúng, các phép chia hết và chia có dư.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
+ Yêu cầu Hs vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu Hs nêu các phép chia hết, chia dư trong bài.
- Gv nhận xét.
* HĐ3: Làm bài 3, .(6’)
- MT: Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Gv hỏi:
+ Lớp học có bao nhiêu Hs?
+ mỗi tổ trong lớp có bao nhiêu bạn?
+ Bài toán hỏi gì
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở, 1 Hs làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
.
* HĐ4: Làm bài 4.(5’)
MT: Giúp Hs vẽ đúng hình tam giác, củng cố về biểu tượng hình tam giác, hình vuông, xếp hình theo mẫu
Bài 4:
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
Gv hướng dẫn Hs vẽ 
+ Vẽ 1 góc vuông có chung hai cạnh của tam giác.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* HĐ5: Củng cố.(5’)
- - Gv chia Hs thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau tính.
- Yêu cầu trong thời gian 5 phút nhóm nào tính đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
85 : 7 ; 57 : 3 ; 29 : 2 ; 86 : 6.
- Gv chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs đặt tính theo cột dọc và tính.
Hs : Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục mới đến hàng đơn vị.
7 chia 4 bằng 1.
Viết 1 vào vị trí của thương.
Hs lắng nghe.
1 nhân 4 bằng 4.
7 trừ 4 bằng 3.
38 chia 4 được 9.
Viết 9 vào thương, ở sau số 1.
9 nhân 4 bằng 36, 38 trừ 36 bằng 2.
Bằng 19 dư 2.
Hs thực hiện lại phép chia trên.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
97 2 88 3 93 6 87 7
8 48 6 29 6 15 7 12
17 28 33 17
16 27 30 14
 1 1 3 3 
 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Cá nhân , lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Lớp học có 34 học sinh.
Mỗi tổ trong lớp có không quá 6 bạn..
Có ít nhất bao nhiêu tổ.
Hs làm bài.
Ta có 34 : 6 = 5 (dư 4)
Số bạn trong từng tổ là 6 người , vậy có 5 tổ còn dư 4 bạn ta cần chia thêm một tổ nữa .
Một Hs lên bảng làm.
PP : Luyện tập, thực hành.
HT: Cá nhân , lớp .
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lắng nghe.
Hs lên bảng làm.
 Cả lớp làm bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT: Lớp , nhóm .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hai nhóm thi làm bài.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài. 2,3.
Chuẩn bị : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_14_bai_luyen_tap.doc