Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 17 - Trần Thị Hải

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 17 - Trần Thị Hải

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 80.

- GV nhận xét, cho điểm HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu:

- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.

b. HD TH bài:

* Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.

- GV viết lên bảng hai biểu thức:

 30 + 5 : 5 và (30 + 5 ) : 5

- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức trên.

- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức.

- GV nêu quy tắc tính giá trị biểu thức có chứa dấu ngoặc.

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 17 - Trần Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gíao án môn : Toán Tiết: 81
Tên bài dạy : Tính giá trị của biểu thức ( TT )
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
-Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này . 
II.Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 80.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
b. HD TH bài:
* Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
 30 + 5 : 5 và (30 + 5 ) : 5
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức.
- GV nêu quy tắc tính giá trị biểu thức có chứa dấu ngoặc.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức với nhau.
- GV viết lên bảng biểu thức:
 3 x (20 - 10).
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng quy tắc
c. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: 
- Cho HS nhắc lại cách làm bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 2:
- Hướng dẫn làm tương tự như với bài tập 1.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và trình bày suy nghĩ của mình.
- HS trả lời.
- HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.
- HS nghe và thực hiện tính theo quy tắc.
 (30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 
 = 7
- Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- HS nêu cách tính gái trị của biểu thức và thực hành tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc.
- 2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm mỗi cách), lớp làm vào vở bài tập.
Gíao án môn : Toán Tiết: 82
Tên bài dạy : Luyện tập
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
 Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ). 
Áp dụng được việc tính giá trị của bếu thưc vào dạng bài tập điền dấu “ =”, “ ”
II.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 81.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
b. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài, sau đó cho HS tự làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức (421 - 200) x 2 với biểu thức 421 - 200 x 2.
Bài 3:
- GV viết lân bảng:
 (12 + 11) x 3 ... 45
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS so sánh và điến dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
- Chữa bài.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện tính trong ngoặc trước.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. 
- HS tự làm bài và kiểm tra bài của bạn..
- Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập
 - HS điền 69 > 45
- Xếp được hình như sau:
Gíao án môn : Toán Tiết: 83
Tên bài dạy : Luyện tập chung
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả ba dạng .
II.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 82.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
b. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài rồi thực hiện tính giá trị biểu thức.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 2:
- Thực hiện tương tự như bài tập 1.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS tính giá trị của mỗi biểu thức vào giấy nháp rồi nối biểu thức với số chỉ giá trị của nó.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS thực hiện giải bài toán trên theo hai cách
- Chữa bài, cho điểm HS.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- HS tự làm bài.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời theo các câu hỏi của GV.
 Cách 1: Bài giải:
Số hộp bánh xếp được là:
800: 4 = 200 (hộp)
Số thùng bánh xếp được là:
200 : 5 = 40 (thùng)
Đáp số: 40 thùng
Cách 2: . Bài giải :
 Số bánh được xếp trong mỗi thùng :
x 5 = 20 ( bánh )
 Số thùng bánh xếp được là :
: 20 = 40 (thùng )
Đáp số : 40 thùng 
Giáo án môn : Toán Tiết: 84
Tên bài dạy : Hình chữ nhật
Người dạy : Trần Thị Hải lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh , góc ) của hình chữ nhật
-Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh, góc)
II.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 83.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
b. HD TH bài:
* Giới thiệu hình chữ nhật.
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS gọi tên hình.
B
A
C
D
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AB và CD.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AD với độ dài của cạnh CD.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AB với độ dài của cạnh AD.
- Yêu cầu HS dùng thước ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật.
- GV vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu HS nhận diện đâu là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu lại đặc điểm của hình chữ nhật.
c. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự nhận biết hình chữ nhật, sau đó dùng thước và ê ke để kiểm tra lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hai hình chữ nhật sau đó báo cáo kết quả.
Bài 3:
- Yêu cầu hai HS ngồi cạnh thảo luận để tìm tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau đó gọi tên hình và đo độ dài các cạnh của mỗi hình.
Bài 4:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình chữ nhật vừa học trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các đồ dùng có dạng hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- Độ dài của cạnh AB bằng độ dài của cạnh CD.
- Độ dài của cạnh AD bằng độ dài của cạnh BC.
- Độ dài của cạnh AB lớn hơn độ dài của cạnh AD.
- Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông.
- 1 HS nêu.
- HS tự làm bài.
- HS làm bài.
Độ dài AB = CD = 4cm và AD = BC = 3cm; 
Độ dài MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm.
Các hình chữ nhật là: ABNM, MNCD và ABCD.
- HS làm bài.
Gíao án môn : Toán Tiết: 85
Tên bài dạy : Hình vuông
Người dạy : Trần Thị Haỉ lớp : Ba Trường TH Nguyễn Công Sáu
I.Mục tiêu :
- Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh , cạnh , góc ) của hình vuông 
 Vẽ được hình vuông đơn giản trên giấy kẻ ô vuông 
II.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 84.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Baì mới:
a. Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề.
b. HD TH bài:
* Giới thiệu hình vuông 
- GV vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Yêu cầu HS đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông.
- Yêu cầu HS dùng thước ê ke để kiểm tra kết quả ước lượng và kết luận.
- Yêu cầu HS dùng thước đo và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông.
- GV kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
c. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra vở HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS vẽ hình như SGK vào vở ô li.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các hình đã học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tìm và gọi tên hình vuông trong các hình GV đưa ra.
- HS trả lời
- Độ dài 4 cạnh của 1 hình vuông là bằng nhau.
- HS tìm và trả lời.
-HS dùng thước và ê ke kiểm tra, sau đó nêu kết quả với GV.
- HS làm bài và báo cáo kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_17_tran_thi_hai.doc