Điểm ở giữa – Trung điểm
của đoạn thẳng
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Biết được trung điểm của một đoạn thẳng.
2.Kĩ năng: HS xác định đúng điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng nhanh, chính xác.
3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
GV: Vẽ hình 2, 3 vào bảng con . Lấy 2cm = 2dm
HS: Xem bài ở nhà
Tiết: 96 Ngày dạy: 11/1/2010 Tuần 20 Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước. - Biết được trung điểm của một đoạn thẳng. 2.Kĩ năng: HS xác định đúng điểm ở giữa hai điểm cho trước, trung điểm của một đoạn thẳng nhanh, chính xác. 3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: Vẽ hình 2, 3 vào bảng con . Lấy 2cm = 2dm HS: Xem bài ở nhà III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG 1.Ổn định: 2.Bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng làm 2 bài tập sau: Khoanh chữ đặt trước kết quả đúng: a/ Số liền trước của số 2665 và 7897 là: A. 2664 và 7898 B. 2666 và 7896 C. 2664 và 7896. b/ Số liền sau của số 9999 và 6890 là: A. 10 000 và 6889 B. 9998 và 6890 C. 10 000 và 6891 - GV nhận xét, ghi điểm 3.Bài mới: ® Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa. ® Giới thiệu điểm ở giữa - GV ghi phần 1( điểm ở giữa ) và vẽ hình lên bảng - GV hỏi: + Có mấy điểm trên đoạn thẳng ? Đọc tên các điểm đó ? + Ba điểm này nằm ở vị trí nào trên đoạn thẳng ? - GV nhấn mạnh: A, O, B là ba điểm thẳng hàng. + Theo thứ tự từ trái sang phải, điểm nào trước, điểm nào sau? - Gọi O là điểm ở giữa hai điểm A và B - Điểm bên trái và bên phải của điểm O là điểm nào? Ba điểm này có cùng điều kiện nào? - GV nêu: O là điểm ở giữa hai điểm A và B được hiểu là A là điểm ở bên trái điểm O, B là điểm ở bên phải điểm O nhưng với điều kiện trước tiên là ba điểm phải thẳng hàng. - GV xoá điểm O, gọi HS lên vẽ điểm O ở các vị trí khác. + Trên một đoạn thẳng em xác định được bao nhiêu điểm ở giữa? ® Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng - GV ghi bảng phần 2, GV vẽ hình SGK lên bảng - GV hỏi: + Điểm ở giữa là điểm nào ? GV ghi bảng - GV gọi HS lên bảng đo đoạn thẳng AM và BM - GV hỏi: Đoạn thẳng AM như thế nào so với đoạn thẳng MB ? GV ghi bảng - GV nói: M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB . GV ghi bảng M là trung điểm của đoạn AB khi nào?: GV nêu một vài ví dụ khác , gọi HS nêu như trên. - GV hỏi lại: + Điểm 0 gọi là gì so với điểm A và B + M được gọi là gì ? Khi nào ? ® Hướng dẫn HS thực hành Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn cho HS quan sát hình vẽ và xác định được tên ba điểm thẳng hàng, M (N, O) là điểm ở giữa theo yêu cầu. - GV gọi từng HS trả lời miệng từng câu, GV kiểm tra kết quả cả lớp, GV đưa ra kết luận. Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV đính hình vẽ lên bảng, gọi HS đọc các câu - GV cho HS tự làm bài - GV nêu từng câu, cho HS giơ thẻ: Giơ thẻ đỏ là đúng, giơ thẻ xanh là sai. - GV hỏi HS vì sao đúng? Vì sao sai? - GV cho HS nhận xét Bài 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV treo bảng phụ vẽ hình, yêu cầu HS quan sát - GV cho HS tự làm bài vào vở - GV cho HS chơi đố bạn tìm trung điểm của các đoạn thẳng. - GV nhận xét - HS lên bảng làm - Có 3 điểm: điểm A, điểm B, điểm C. - 3 điểm nằm trên đoạn thẳng - Theo thứ tự: điểm A, rồi đến điểm O, đến điểm B - A và B là điềm bên trái và bên phải của O. Ba điểm A, O, B phải thẳng hàng. - HS lên vẽ điểm O ở các vị trí khác. - Có vô số điểm ở giữa - HS quan sát - HS trả lời + M là điểm ở giữa hai điểm A và B - Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3 cm . + AM = MB - Khi M là điểm ở giữa A và B, AM = MB - HS nêu - HS đọc yêu cầu - HS quan sát hình vẽ và xác định được tên ba điểm thẳng hàng, M (N, O) là điểm ở giữa theo yêu cầu - HS nêu miệng - HS đọc yêu cầu - HS đọc các câu - HS tự làm bài - HS giơ thẻ đúng sai Đ: a, e S: b, c, d - HS giải thích. - HS đọc yêu cầu - HS quan sát - HS làm bài vào vở - HS chơi đố bạn 5’ 1’ 8’ 8’ 17’ 4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ ) - Về nhà xem lại các bài tập, tập tìm điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Xem trước bài: Luyện tập * Nhận xét: * Rút kinh nghiệm: Tiết : 97 Ngày dạy:12/1/2010 Luyện tập I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng. - Biết xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. 2.Kĩ năng: HS biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước đúng, chính xác. 3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: Một tờ giấy HCN khổ lớn HS: Tờ giấy HCN khổ nhỏ, xem bài ở nhà III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS TG 1.Ổn định: 2.Bài cũ: - GV cho HS làm lại bài tập 2 của tiết trước - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét bài cũ 3.Bài mới: ® Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa. ® Hướng dẫn thực hành : Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS quan sát mẫu. - GV hướng dẫn HS phân tích mẫu. + Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng AB, ta làm sao ? + Tiếp theo ta làm sao? + Vậy M là gì của đoạn thẳng AB ? + Độ dài đoạn thẳng AM như thế nào đối với đoạn thẳng AB ? - GV cho HS tự làm bài vào vở, gọi 1 HS lên bảng thực hành - GV vẽ đoạn thẳng lên bảng ( 6cm = 6dm ) - Gọi 1 HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn CD - GV gọi HS nhận xét, GV sửa chữa Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi đặt tên ABCD cho hình chữ nhật đó. - GV hướng dẫn HS gấp đôi chiều dài AB, CD sao cho A trùng B, C trùng D, Xác định trung điểm I, K. - GV cho HS dùng thước đo kiểm tra - GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ. - Yêu cầu HS gấp đôi chiều rộng, xác định trung điểm cạnh AD, BC và đặt tên cho 2 trung điểm đó. - HS làm lại bài tập 2 của tiết trước - HS đọc yêu cầu - HS quan sát mẫu. - HS phân tích mẫu. - Đo độ dài đoạn thẳng AB AB = 4 cm - Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB: 4 : 2 = 2( cm ) - Đặt thước sao cho vạch 0 cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2 cm của thước - M là trung điểm của đoạn thẳng AB - Độ dài đoạn thẳng AM bằng ½ độ dài đoạn thẳng AB. - HS làm bài - HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn CD - HS đọc yêu cầu - HS chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật rồi đặt tên ABCD cho hình chữ nhật đó. - HS gấp đôi chiều dài AB, CD. Xác định trung điểm I, K. - HS dùng thước đo kiểm tra - HS gấp đôi chiều rộng, xác định trung điểm cạnh AD, BC và đặt tên cho 2 trung điểm đó. 5’ 1’ 33’ 4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ ) - Về nhà xem lại các bài tập, tập tìm điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Xem trước bài: So sánh các số trong phạm vi 10 000. * Nhận xét: * Rút kinh nghiệm: Tiết: 98 Ngày dạy:13/1/2010 So sánh các số trong phạm vi 10 000 I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 - Biết so sánh các đại lượng cùng loại. 2.Kĩ năng: HS biết cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, biết cách so sánh các đại lượng cùng loại nhanh, chính xác. 3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi bài tập HS: Xem bài ở nhà III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS TG 1.Ổn định: 2.Bài cũ: - GV vẽ đoạn thẳng lên bảng, gọi HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn thẳng đó. - GV nhận xét, ghi điểm 3.Bài mới: ® Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa. ® Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000 So sánh hai số có số chữ số khác nhau - GV viết lên bảng: 999 1000 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. - GV chốt lại nếu HS nêu chưa chính xác. - GV hướng dẫn HS so sánh 9999 và 10 000 tương tự như trên - GV hỏi: Qua 2 ví dụ trên: Muốn so sánh hai số có số chữ số khác nhau ta làm sao? - GV ghi bảng, gọi HS lặp lại So sánh hai số có số chữ số bằng nhau - GV ghi bảng 9000 với 8999 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. - GV ghi bảng 6579 với 6580 hướng dẫn HS tương tự như trên - GV hỏi: Khi so sánh 2 số có cùng số chữ số ta làm sao? GV ghi bảng, gọi HS lặp lại - GV ghi bảng 35463546 gọi HS so sánh - GV hỏi: Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó như thế nào? GV ghi bảng, gọi HS lặp lại ® Hướng dẫn HS thực hành Bài 1: ( câu a ) - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS làm lần lượt từng bài vào bảng con - GV gọi HS nhận xét và giải thích cách làm - GV nhận xét Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV hỏi: + Bài này có gì khác bài tập 1? + Muốn so sánh được em làm sao? - GV cho HS làm vào vở - GV ghi bảng lớp bài 2, gọi 2 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét, GV sửa chữa Bài 3: ( Dành cho HS khá giỏi ) a) Tìm số lớn nhất trong các số sau - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS làm vào bảng con - Gọi 1 HS lên bảng khoanh vào số lớn nhất. - GV nhận xét b) Tìm số bé nhất trong các số sau - GV gọi HS đọc yêu cầu - GV cho HS làm vào bảng con - Gọi 1 HS lên bảng khoanh vào số bé nhất. - GV nhận xét - HS điền dấu < và giải thích. - HS điền dấu < và giải thích. - Trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn HS so sánh chữ số ở hàng nghìn Vì 9 > 8 nên 9000 > 8999 - Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. - Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau - HS đọc yêu cầu - HS làm bài - HS giải thích - HS đọc yêu cầu - HS trả lời: - So sánh các số kèm theo đơn vị. - Đổi về cùng một đơn vị đo. - HS làm vào vở - 2 HS lên bảng làm. HS đọc yêu cầu HS so sánh cả 4 số, tìm số lớn nhất, ghi nhanh vào bảng con, ngồi theo nhóm đôi giải thích cách so sánh. - Lớp nhận xét HS đọc yêu cầu HS làm bài - Giải thích cách so sánh. Lớp nhận xét 5’ 1’ 13’ 20’ 4.Củng cố, dặn dò: ( 1’ ) - Về nhà xem lại các bài tập. Học thuộc các câu ghi nhớ. - Xem trước bài: Luyện tập . * Nhận xét: * Rút kinh nghiệm: . Tiết: 99 Ngày dạy:14/1/2010 Luyện tập I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: - So sánh các số trong phạm vi 10 000, viết 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Nhận biết thứ tự các số tròn trăm ( nghìn ) trên tia số và xác định trung điểm của đoạn thẳng. 2.Kĩ năng: - HS so sánh các số nhanh, chính x ... ở Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Luyện tập chung - GV ghi bài 1, gọi 3 HS làm bảng lớp, 2 dãy làm bảng con - Gọi HS nhận xét kết quả và nêu lại cách tính - GV nhận xét, kiểm tra kết quả cả lớp 3.Các hoạt động: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi tựa b.Hoạt động 1: Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài số La Mã thường gặp - GV giới thiệu mặt đồng hồ - Đồng hồ chỉ mấy giờ? Các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã. - GV ghi 3 chữ số I, V, X và giới thiệu I : gọi là 1; V : gọi là 5; X : gọi là 10 - Ghép 2 chữ số I lại ta được số II: đọc là 2 - Ghép 3 chữ số I lại ta được số mấy? Đọc thế nào? - Đây là số V, ghép với chữ số I ( một ) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị là số mấy? - Viết V, thêm I vào bên phải ta được số lớn hơn V 1 đơn vị là số mấy? - Thêm 2(3) chữ số I vào bên phải chữ số V ta được chữ số mấy? Viết chữ số đó. - Muốn viết được số 9 em viết như thế nào? - Muốn viết được số XI, XII em viết như thế nào? - Viết 2 số X liền nhau ta được số mấy? - Muốn viết số 21 em viết như thế nào? - Yêu cầu HS luyện đọc lại các số La Mã vừa học. b.Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau: GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm đôi, đọc 2 dãy số - Gọi nhiều HS đọc trước lớp - Gọi HS nhận xét, sửa. Bài 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ? GV gọi HS đọc yêu cầu - GV dùng mặt đồng hồ ghi chữ số La Mã xoay kim đồng hồ đến các vị trí chỉ giờ đúng và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ. Bài 3: Viết số GV gọi HS đọc đề bài - Muốn sắp xếp đúng thứ tự em phải đọc được các chữ số trên - Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bảng con, GV chia lớp 2 dãy, mỗi dãy thực hiện 1 câu, gọi 2 HS làm bảng phụ. GV theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra kết quả cả lớp. Bài 4: Viết số GV gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS suy nghĩ, làm cá nhân vào vở, gọi 1 HS làm bảng phụ. GV theo dõi, chấm 10 vở, kiểm tra kết quả cả lớp. Hát - HS thực hiện bảng con, 3 HS làm bảng lớp - HS nhận xét, nêu lại cách tính. -HS quan sát - HS nêu số giờ - HS lắng nghe, ghi nhớ - HS luyện đọc, luyện viết trên bảng con 3 chữ số I, V, X - HS luyện đọc, viết - HS luyện đọc, viết số III (ba) - Ghép với chữ số I ( một ) viết liền bên trái để chỉ giá trị ít hơn V một đơn vị là số IX (bốn) - Viết V, thêm I vào bên phải ta được số lớn hơn V 1 đơn vị là số VI (sáu) - Thêm 2(3) chữ số I vào bên phải chữ số V ta được chữ số VII (bảy), số VIII (tám) - Viết số I bên trái số X được số IX (chín) - HS nêu cách viết số XI, XII - Số XX – hai mươi - Viết số XX, thêm I vào bên phải à số XXI (hai mươi một) - HS luyện đọc lại các số La Mã vừa học. - HS nêu yêu cầu - HS ngồi theo nhóm đôi, đọc 2 dãy số - Nhiều HS đọc trước lớp - HS nhận xét, sửa. HS đọc yêu cầu - HS quan sát đồng hồ và ghi số giờ vào bảng con HS đọc đề bài - HS suy nghĩ, làm bảng con, lớp chia 2 dãy, mỗi dãy thực hiện 1 câu, 2 HS làm bảng phụ. Lớp nhận xét, báo cáo kết quả, sửa HS đọc đề bài HS suy nghĩ, làm cá nhân vào vở, gọi 1 HS làm bảng phụ. Lớp nhận xét, báo cáo kết quả, sửa 1’ 4’ 1’ 10’ 24’ 4.Nhận xét – Dặn dò: ( 1’ ) - GV chia lớp 2 đội, mỗi đội 6 em GV đính 2 đồng hồ có mặt số lên bảng, GV phát mỗi em 2 chữ số La Mã, yêu cầu các em đính đúng số La Mã lên chữ số, đội đính nhanh, đúng sẽ chiến thắng. GV tổ chức cho HS chơi và tổng kết trò chơi. - Chữ số La Mã có nhiều ứng dụng: ghi thế kỉ: XX, XXI, - Chuẩn bị bài: Luyện tập F Nhận xét: F Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 26/2/09 Tiết 119 I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS: Củng cố về đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã từ I ( một ) đến XII ( mười hai ) để xem được đồng hồ và các số XX ( hai mươi ), XXI ( hai mươi mốt ) khi đọc sách. 2.Kĩ năng: HS đọc, viết và nhận biết nhanh, đúng, chính xác. 3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: Các đồng hồ có mặt số ghi bằng chữ số La Mã, que diêm HS: Vở Toán 3, que diêm III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Làm quen với chữ số La Mã - GV nêu một số chữ số, yêu cầu HS luyện viết bảng con bằng chữ số La Mã, gọi HS đọc các chữ số La Mã đó ( sau khi viết ) - GV nhận xét, kiểm tra kết quả cả lớp 3.Các hoạt động: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi tựa b.Hoạt động 1: Thực hành Bài 1: Xem đồng hồ GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm 3, quan sát 3 đồng hồ và đọc giờ của 3 đồng hồ - GV quay kim đồng hồ kiểm tra kết quả cả lớp. Bài 2: Đọc các số sau GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm đôi, luyện đọc - Gọi nhiều HS đọc trước lớp - Cho 1 HS đọc, cả lớp ghi lại các chữ số La Mã đó. Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S GV gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS suy nghĩ, làm cá nhân vào vở. - GV theo dõi, chấm 10 vở, kiểm tra kết quả cả lớp. Bài 4: Xếp các chữ số La Mã bằng que diêm GV gọi HS đọc đề bài - GV tổ chức cho HS thi xếp nhanh, tuyên dương 10 cá nhân xếp nhanh, đúng nhất, nhóm xếp nhanh nhất. - Gọi HS đọc lại các số vừa xếp. Bài 5: GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu của bài toán. - Gọi HS báo cáo kết quả - Khi đặt I ở bên trái số X thì giá trị của X tăng lên hay giảm đi và tăng hay giảm đi mấy đơn vị? - Khi đặt I ở bên phải số X thì giá trị của X như thế nào? Hát - HS luyện viết bảng con bằng chữ số La Mã, HS đọc các chữ số La Mã đó ( sau khi viết ) - HS nhận xét, nêu lại cách tính. - HS nêu yêu cầu - HS ngồi theo nhóm 3, quan sát 3 đồng hồ và đọc giờ của 3 đồng hồ - HS báo cáo, nhận xét, sửa. HS đọc yêu cầu - HS ngồi theo nhóm đôi, luyện đọc - Nhiều HS đọc trước lớp -1 HS đọc, cả lớp ghi lại các chữ số La Mã đó. HS đọc đề bài - HS suy nghĩ, làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Lớp nhận xét, báo cáo kết quả, sửa HS đọc đề bài HS thi xếp các số Lam Mã bằng que diêm. Nhận xét, tuyên dương. - HS đọc lại các số vừa xếp. - HS đọc yêu cầu - HS ngồi theo nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu của bài toán. - HS báo cáo kết quả - .. thì giá trị của X giảm đi một đơn vị để được số IX (chín) - Giá trị của X tăng thêm một đơn vị nữa ta được số XI (mười một). 1’ 4’ 1’ 33’ 4.Nhận xét – Dặn dò: ( 1’ ) - GV tổ chức cho HS thi viết số La Mã - Gọi HS nhận xét, tuyên dương. - Chuẩn bị bài: Thực hành xem đồng hồ F Nhận xét: F Rút kinh nghiệm: Ngày dạy: 27/2/09 Tiết 120 I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS: - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ). - Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ). 2.Kĩ năng: HS biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác. 3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút ), Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài ) HS: Vở Toán 3, que diêm III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS TG 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Luyện tập - GV nêu một số chữ số, yêu cầu HS luyện viết bảng con bằng chữ số La Mã, gọi HS đọc các chữ số La Mã đó ( sau khi viết ) - GV nhận xét, kiểm tra kết quả cả lớp 3.Các hoạt động: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi tựa b.Hoạt động 1: Hướng dẫn xem đồng hồ - GV sử dụng đồng hồ có mặt chia phút để hướng dẫn - Giữa số 1 và số 2 có mấy vạch nhỏ? - Giữa các số còn lại chia vạch như thế nào? à Vạch nhỏ giúp ta xem đồng hồ chính xác đến từng phút - Yêu cầu HS quan sát hình 1 - Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Nêu vị trí của kim giờ và kim phút. - Quan sát đồng hồ thứ 2, kim giờ và kim phút chỉ vị trí nào? - Kim phút đi được mấy phút? - Đồng hồ 2 chỉ mấy giờ? - Quan sát đồng hồ thứ 3 - Đồng hồ 3 chỉ mấy giờ? - Hãy nêu vị trí 2 kim - GV nêu lại cách xem giờ. b.Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ. GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm 2, xác định giờ, nêu vị trí kim giờ, kim phút tịa mỗi thời điểm. - GV gọi 6 HS nêu giờ của 6 đồng hồ - Yêu cầu 2 dãy cử 2 HS lên thi quay kim chỉ số giờ đó. - GV theo dõi, chỉnh sửa lổi sai, gọi HS nêu vị trí 2 kim. Bài 2: Đặt thêm mkim phút để GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS ngồi theo nhóm bàn, mổi em nhận 1 đồng hồ, từng em một điều chỉnh kim giờ, kim phút theo yêu cầu, 2 HS còn lại kiểm tra - Gọi HS thực hành trước lớp, gọi HS nhận xét, chỉnh sửa. Bài 3: Đồng hồ nào ứng với mỗi thời gian đã cho dưới đây. GV gọi HS đọc đề bài Gọi HS đọc lần lượt từng giờ ghi trong ô trống - Yêu cầu HS suy nghĩ tìm đồng hồ ứng với thời gian đã cho. - Yêu cầu 3 nhóm, mỗi nhóm lần lượt cử 1 em lên thi quay kim đồng hồ. - GV nêu số giờ, gọi HS xác định đồng hồ đó ứng với hình mấy trong bài. - GV tổng kết trò chơi. Hát - HS luyện viết bảng con bằng chữ số La Mã, HS đọc các chữ số La Mã đó ( sau khi viết ) - HS nhận xét, nêu lại cách tính. - Có 4 vạch nhỏ, chia thyành 5 đoạn bằng nhau. Chia vạch bằng nhau. - HS quan sát hình 1 - Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút - HS nêu vị trí 2 kim - Kim giờ chỉ qua vạch số 6, kim phút đến số 2 và qua 3 vạch nữa. - Kim phút đi được 13 phút - Đồng hồ 2 chỉ 6 giờ 13 phút. - HS quan sát đồng hồ thứ 3 - Đồng hồ thứ 3 chỉ 6 giờ 56 phút. - HS nêu vị trí 2 kim - HS nêu yêu cầu - HS ngồi theo nhóm 2, xác định giờ, nêu vị trí kim giờ, kim phút tịa mỗi thời điểm.- HS báo cáo, nhận xét, sửa. - 6 HS nêu giờ của 6 đồng hồ - 2 dãy cử 2 HS lên thi quay kim chỉ số giờ đó. - HS nhận xét, nêu vị trí 2 kim. HS đọc yêu cầu - HS ngồi theo nhóm bàn, mổi em nhận 1 đồng hồ, từng em một điều chỉnh kim giờ, kim phút theo yêu cầu, 2 HS còn lại kiểm tra - HS thực hành trước lớp, HS nhận xét, chỉnh sửa. HS đọc đề bài - HS đọc lần lượt từng giờ ghi trong ô trống - HS suy nghĩ tìm đồng hồ ứng với thời gian đã cho. -3 nhóm, mỗi nhóm lần lượt cử 1 em lên thi quay kim đồng hồ. - HS xác định - Lớp nhận xét, tuyên dương. 1’ 4’ 1’ 10’ 24’ 4.Nhận xét – Dặn dò: ( 1’ ) - GV tổ chức cho HS thi viết số La Mã - Gọi HS nhận xét, tuyên dương. - Chuẩn bị bài: Thực hành xem đồng hồ( tiếp theo ) F Nhận xét: F Rút kinh nghiệm: KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: