I/ Mục tiêu:
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Ap dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
- Thực hành đếm thêm 7.
- Rèn HS tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VBT, bảng con.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : 31 Tuần: 7 Ngày dạy: Lớp : 3 Toán Bảng nhân 7 I/ Mục tiêu: - Tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Aùp dụng bảng nhân 7 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. - Thực hành đếm thêm 7. - Rèn HS tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo. - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Trò Hoạt động của Thầy * MT: Giúp HS bước đầu thành lập được bảng nhân 7. + HT: cá nhân, lớp. -HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: Có 7 hình tròn. -Được lấy 1 lần. -HS đọc phép nhân: 7 x 1 = 7. -7 hình tròn được lấy 2 lần. -7 được lấy 2 lần. -Đó là: 7 x 2 = 14. -HS đọc phép nhân. -HS lập phép nhân 7 x 3``. -HS tìm kết quả các phép còn lại. -HS đọc bảng nhân 7 và học thuộc lòng. -HS thi đua học thuộc lòng. * MT: Giúp HS biết cách tính nhẩm, giải toán có lời văn. + HT: cá nhân, đôi bạn. -HS đọc yêu cầu đề bài. -Học sinh tự giải. -12 HS tiếp nối nhau đọc kết quả. -HS nhận xét. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS thảo luận nhóm đôi. +Có 7 ngày. +Tính xem bốn tuần lể có bao nhiêu ngày. +Ta tính tích 7 x 4. -HS làm bài. -Một HS lên bảng làm. Bốn tuần lễ có số ngày là: 7 x 4 = 28 ( ngày.). Đáp số : 30 lít. * MT: Giúp cho HS biết điền các chữ số thích hợp vào ô trống. + HT: nhóm -HS đọc yêu cầu đề bài. +Số 7. +Số 14. +7 cộng 7 bằng 14. +Số 21. +Lấy 14 + 7. -Hai nhóm thi làm bài. -Đại diện 2 nhóm lên điền số vào. -HS nhận xét. -HS sửa vào VBT . * Hoạt động: HDHS thành lập bảng nhân 7. - GV gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn? - 7 hình tròn được lấy mấy lần? -> 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7. - GV gắn tiếp hai tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần? - Vậy 7 được lấy mấy lần? - Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần. - GV viết lên bảng phép nhân: 7 x 2 = 14 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. - GV hướng dẫn HS lập phép nhân 7 x 3. - Yêu cầu cả lớp tìm phép nhân còn lại trong bảng nhân 7 và viết vào phần bài học. - Sau đó GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 và học thuộc lòng bảng nhân này. - Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng. - GV nhận xét – tuyên dương. * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2. Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm. - GV nhận xét. Bài 2: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. GV hỏi: + Một tuần lễ cómấy ngày? + Bài toán hỏi gì? + Để tính bốn luần lể có 7 ngày ta làm sao? - GV yêu cầu cả lớp tóm tắt và làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3: Làm bài 3. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài. + Số đầu tiên trong dãy là số nào? + Tiếp sau số 7 là số naò? + 7 cộng mấy thì bằng 14? + Tiếp theo số 14 là số naò? + Em làm như thế nào để tìm được số 21? - GV chia HS thành 2 nhóm cho các em thi đua nhau điền số vào ô trống. - Tương tự HS làm các bài còn lại vào VBT. - GV chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc: Các số thứ tự cần điền là: 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70. * Hoạt động 4: Dặn dò. - Học thuộc bảng nhân 7. - Làm bài 2,3. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : 32 Tuần: 7 Ngày dạy: Lớp : 3 Toán I/ Mục tiêu: - Kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 7 . - Aùp dụng bảng nhân 7 để giải toán. - Rèn HS tính các phép tính chia chính xác, thành thạo. - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu . * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Hoạt d0ộng của Trò Hoạt động của Thầy * MT: Giúp HS làm các phép nhân trong bảng nhân 7 đúng. + HT: cá nhân, cả lớp -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS nối tiếp nhau đọc kết quả phần a). -Cả lớp làm bài. -HS nối tiếp nhau đọc kết quả phần b). -HS làm bài tập. -HS đọc yêu cầu đề bài. -4HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào VBT. -HS nhận xét. * MT: Củng cố cách giải toán có lời văn, viết đúng các phép nhân vào chỗ chấm. + HT: đôi bạn, cá nhân. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS thảo luận nhóm đôi. +7 bông hoa. +Hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa. +Ta tính 7 x 5. -HS cả lớp làm vào VBT. Một HS lên bảng làm. Số bông hoa cắm trong 5 lọ hoa là: 7 x 5 = 35 (bông hoa) Đáp số : 35 bông hoa. -HS nhận xét. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS vẽ hình chữ nhật. -2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT. Số ô vuông trong hình chữ nhật là: 7 x 4 = 28 ( ô vuông) Số ô vuông trong hình chữ nhật là: 4 x 7 = 28 (ô vuông) Nhận xét : 7 x 4 = 4 x 7. -HS nhận xét. * MT: Giúp HS điền các chữ số thích hợp vào dấu chấm. + HT: nhóm, cả lớp. -HS đọc yêu cầu đề bài. -2 nhóm tiến hành thi đua làm bài. 14 ; 21; 28; 35; 42. b) 56; 49; 42; 35; 27. -HS nhận xét. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2. Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. + Phần a). - Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc kết quả phép tính trong phần a). - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT. + Phần b). ( chiều ) - Yêu cầu HS tiếp nối đọc kết quả phần 1b). - Sau đó yêu cầu cả lớp làm vào VBT. - GV nhận xét, chốt lại: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi. Bài 2: - Mời HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS tự làm. - GV mời 4 HS lên bảng làm. - GV chốt lại: 7 x 5 + 15 = 35 + 15 = 50 7 x 9 + 17 = 63 + 17 = 80 7 x 7 + 21 = 49 + 21 = 70 7 x 4 + 32 = 28 + 32 = 60 * Hoạt động 2: Làm bài 3, 4. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi: + Mỗi lọ có bao nhiêu bông hoa? + Bài toán hỏi gì? +Vậy muốn biết 5 lọ có bao nhiêu bông hoa ta phải làm gì? - GV yêu cầu HS làm vào VBT. Một HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 4:( chiều ) - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS vẽ hình chữ nhật có chia các ô vuông giống đề bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV mời 2 HS lên bảng làm. - GV chốt lại: * Hoạt động 5: Làm bài 5. Bài 5: - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : “Tiếp sức”. Yêu cầu: Thực hiện nhanh, chính xác. - GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 6: Dặn dò. - Tập làm lại bài. - Làm bài 3, 5. - Chuẩn bị bài: Gấp một số lên nhiều lần. - Nhận xét tiết học. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : 33 Tuần: 7 Ngày dạy: Lớp : 3 Toán. Gấp một số lên nhiều lần. I/ Mục tiêu: - Biết thực hiện giải toán gấp một số lên nhiều lần bằng cách lấy số đó nhân với số lần . - Biết phân biệt gấp một số lên nhiều lần với thêm một số đơn vị vào một số. - Tính toán chính xác, thành thạo. - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Phấn màu, bảng phụ. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Trò Hoạt động của Thầy * MT: Giúp HS biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần. + HT: cá nhân, cả lớp. -HS lắng nghe, nhắc lại. -HS quan sát, lắng nghe. -Độ dài đoạn thẳng CD: x 3 = 6 (cm) Đáp số : 6 cm -Ta thực hiện: 2 x 4 = 8 ( cm) -Ta thực hiện 4 x 5 = 20 (kg) +Ta lấy số đó nhân với số lần. * MT: Giúp HS làm đúng các bài toán về gấp một số lên nhiều lần. + HT: cá nhân, đôi bạn -HS đọc yêu cầu đề bài. +Em 6 tuổi. +Tuổi chị gấp 2 lần tuổi em. +Bài toán yêu cầu tìm tuổi chị. -HS tự làm vào vở.1HS lên bảng làm. Năm nay tuồi của chị là: 6 x 2 = 12 (tuổi) Đáp số : 12 tuổi. -HS nhận xét. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS thảo luận nhóm đôi. -1 HS lên bảng làm. Con hái: 7 quả Mẹ hái: ? quả. Số cam mẹ hái được là: 7 x 5 = 35 (quả) Đáp số 35 quả. -HS nhận xét bài làm của bạn. * MT: Giúp cho HS viết số thích hợp vào ô trống. + HT: cá nhân. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS nêu. -Là số 8, vì 3 + 5 = 8. -Gấp 5 lần số đã cho là số 15 vì 3 x 5 = 15. -HS tự làm bài. * Muốn tìm một số gấp số đã cho một số lần ta lấy số đó nhân với số lần. -HS nhận xét. -HS sửa vào VBT * MT: Giúp HS củng cố các bài toán về gấp một số lên nhiều lần. + HT: Nhóm, cả lớp. -Đại diện các nhóm lên tham gia trò chơi. -HS nhận xét. * Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện gấp một số lên nhiều lần. - GV nêu bài toán “ Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn hẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy cm? - HDHS vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. - GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm độ dài đoạn thẳng CD. - Yêu cầu HS viết lời giải của bài toán. -> Bài toán trên được gọi là bài toán về gấp một số lên nhiều lần. - Vậy muốn gấp 2cm lên 4 lần ta làm thế nào? - Muốn gấp 4kg lên 5 lần ta làm như thế naò? - Vậy muốn gấp một số lên một số lần ta làm như thế nào? * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV hỏi: + Năm nay em lên mấy tuổi? + Tuổi chị như thế nào so với tuổi em? + Bài toán yêu cầu tìm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài. Một HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tự vẽ sơ đồ và giải. - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3: Làm bài 3. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS đọc cột đầu tiên. + Số đã cho đầu tiên là số 3. Vậy số nhiều hơn số đã cho (3) 5 đơn vị là số nào? Vì sao? + Gấp 5 lần số đã cho (3) là số nào? Vì sao? - GV yêu cầu Hs làm các phần còn lại. - Muốn tìm một số nhiều hơn số đã cho một số lần ta làm thế nào? - GV chốt lại. * Hoạt động 4: Củng cố. - GV chia lớp thành 2 nhóm: Cho các em chơi trò “ Ai nhanh hơn”. -Yêu cầu trong 5 phút các giải đúng bài toán. “ Năm nay con 9 tuổi, tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?”. - GV chốt lại, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 5: Dặn dò. - Về làm lại bài tập. - Làm bài 3, 4 - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết :34 Tuần: 7 Ngày dạy: Lớp : 3 Toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: - Thực hiện gấp một số lên nhiều lần. - Thực hiện phép nhân có số hai chữ số với số có một chữ số. - Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Tính toán thành thạo, chính xác. - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, VBT. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Trò Hoạt động của Thầy * MT: Giúp HS làm đúng gấp một số lên nhiều lần theo mẫu, thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số. + HT: cá nhân, cả lớp. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS nêu. -4 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào VBT. 5 gấp 8 lần = 40 7 gấp 9 lần = 63. 7 gấp 5 lần = 35 6 gấp 7 lần = 42 4 gấp 10 lần = 40. -HS nhận xét. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS tự làm bài. 4HS lên bảng làm. -HS nhận xét. * MT: Giúp HS thực hiện đúng giải bài toán có lời văn về gấp một số lên nhiều lần. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. + HT: đôi bạn, cả lớp. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS thảo luận nhóm đôi. +Có 6 bạn nam. +Gấp 3 lần. +Tính số bạn nữ. +Ta lấy 6 x 3. -1 HS lên bảng làm. Các em còn lại làm vào VBT. Số bạn nữ trong buổi tập múa là: 6 x 3 = 18 (bạn nữ) Đáp số 18 bạn nữ. -HS nhận xét. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS vẽ độ dài đoạn CD. -HS đọc phần b) -Biết độ dài đoạn CD. -Độ dài đoạn CD là: 6 x 2 = 12 (cm) -HS lên bảng làm. Các em còn lại làm vào VBT. -HS nhận xét. * MT: Củng cố lại giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần. + HT: Nhóm, cả lớp. -Đại diện các nhóm lên thi. -HS nhận xét. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2. Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần? - GV yêu cầu 4 HS lên bảng làm. - GV yêu cầu 4 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào VBT. - GV chốt lại. Bài 2: - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. 4 HS lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 2: Làm bài 3, 4. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài: - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV hỏi: + Trong buổi tập múa có bao nhiêu bạn nam? + Số bạn nữ là bao nhiêu? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm số bạn nữ ta làm cách nào? - GV mời 1 em lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 3: - GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS vẽ đọn thẳng AB dài 6cm. - Yêu cầu HS đọc phần b). - Muốn vẽ đoạn thẳng CD chúng ta phải biết được điều gì? - Hãy tính độ dài đoạn thẵng CD. - Yêu cầu HS vẽ độ dài đoạn CD. - GV mời 3 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3: Làm bài 5. -GV chia HS thành 2 nhóm. Chơi trò:“ Ai nhanh”. “ Mảnh vải xanh dài 5m, mảnh vải đỏ dài gấp 4 lần mảnh vải xanh. Hỏi mảnh vải đỏ dài bao nhiêu mét? - GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 4: Dặn dò. - Tập làm lại bài. - Làm bài 2,3. - Chuẩn bị bài: Bảng chia 7. - Nhận xét tiết học. HIỆU TRƯỞNG KHỐI TRƯỞNG GIÁO VIÊN Phan Thị Hồng Nghi KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : 35 Tuần: 7 Ngày dạy: Lớp : 3 Toán. Bảng chia 7 I/ Mục tiêu: - Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7. - Thực hành chia cho 7. - Aùp dụng bảng chia 7 để giải bài toán. - Rèn HS tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo. - Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: Hoạt động của Trò Hoạt động của Thầy * MT: Giúp cho HS bước đầu lập được bảng chia 7 dựa trên bảng nhân 7. + HT: cá nhân, cả lớp. -HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: 7 lấy một lần được 7. -Phép tính: 7 x 1 = 7. -Có 1 tấm bìa. -Phép tính: 7 : 7= 1. -HS đọc phép chia. -HS đọc phép nhân. -Có 14 chấm tròn. -Có 2 tấm bìa. -Phép tính : 14 : 7 = 2 -Bằng 2. -HS đọc lại. -HS tìm các phép chia. -HS đọc bảng chia 7 và học thuộc lòng. -HS thi đua học thuộc lòng. * MT: Giúp HS biết cách tính nhẩm đúng, chính xác. -HS đọc yêu cầu đề bài. -12 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp. -HS nhận xét. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS làm bài. 4 HS lên bảng làm. -Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. -HS nhận xét bài làm của bạn. * MT: Giúp cho HS biết giải toán có lời văn. + HT: đôi bạn, cả lớp. -HS đọc yêu cầu đề bài. -HS thảo luận nhóm đôi. +Có 56 học sinh xếp thành 7 hàng. +Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh. -HS tự làm bài. -Một HS lên bảng làm. Mỗi hàng có số học sinh là: 56 : 7 = 8 (học sinh) Đáp số : 8 học sinh. -HS nhận xét. -HS đọc đề bài. -HS tự giải. 1HS lên bảng làm. Số hàng xếp được là: 56 : 7 = 8 (hàng) Đáp số : 8 hàng. -HS nhận xét. * MT: Khắc sâu kiến thức. -Các nhóm lên tham gia. Bài toán: Đặt tính rồi tính: 3 x 2 x 7 2 x 2 x 7 4 x 2 x 7 -HS nhận xét. * Hoạt động 1: HDHS thành lập bảng chia 7. - GV gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 7 lấy một lần được mấy? - Hãy viết phép tính tương ứng với “ 7 được lấy 1 lần bằng 7”? - Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm có 7 chấm tròn . Hỏi có bao nhiêu tấm bìa? - Hãy nêu phép tính để tím số tấm bìa. - GV viết lên bảng 7 : 7 = 1 và yêu cầu HS đọc phép lại phép chia . - GV viết lên bảng phép nhân: 7 x 2 = 14 và yêu cầu HS đọc phép nhân này. - GV gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”. - Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa? -Hãy lập phép tính . - Vậy 14 : 7 = mấy? - GV viết lên bảng phép tính : 14 : 7 = 2. - Tương tự HS tìm các phép chia còn lại. - GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 7. HS tự học thuộc bảng chia 7 - Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng. * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2 Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm. - GV nhận xét. Bài 2: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. Bốn bạn lên bảng giải. - GV hỏi: Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể nghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 không? Vì sao? - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 3: Làm bài 3, 4. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. + Bài toán cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì? - GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán. - Một em lên bảng giải. - GV chốt lại Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài. Một em lên bảng giải. - GV chốt lại. * Hoạt động 4: - GV chia HS thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò “ Ai tính nhanh” - GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc. * Hoạt động 5: Dặn dò. - Học thuộc bảng chia 7. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: