Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tiết 48: Cộng hai số thập phân - Lê Thị Thanh Nghị

Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tiết 48: Cộng hai số thập phân - Lê Thị Thanh Nghị

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cộng hai số thập phân.

- Biết giải toán với phép cộng hai số thập phân.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính cộng và giải toán có lời văn.

3. Thái độ:

- Học sinh yêu thích và ham học môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa và đồ dùng dạy học môn Toán.

- 1 bảng phụ viết 4 phép tính kiểm tra bài cũ.

- 1 bảng phụ viết ví dụ 1 và 4 bảng phụ cho học sinh làm ví dụ 1.

- 1 bảng phụ viết phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập Toán và đồ dùng học tập môn Toán.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 5 - Tiết 48: Cộng hai số thập phân - Lê Thị Thanh Nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 01/10/2012
 Ngày dạy: 
 Lớp: 5
Tiết 48: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cộng hai số thập phân.
- Biết giải toán với phép cộng hai số thập phân.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính cộng và giải toán có lời văn.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích và ham học môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa và đồ dùng dạy học môn Toán.
- 1 bảng phụ viết 4 phép tính kiểm tra bài cũ.
- 1 bảng phụ viết ví dụ 1 và 4 bảng phụ cho học sinh làm ví dụ 1.
- 1 bảng phụ viết phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập Toán và đồ dùng học tập môn Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1 phút
4 phút
1. Tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Các em đã được học cách đổi các đơn vị độ dài rồi, cách viết các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. Bây giờ bạn nào có thể lên bảng làm bài tập cho cô giáo.
- Treo bảng phụ có nội dung: Đổi các đơn vị đo độ dài sau ra số thập phân.
4m85cm = .m
26m2cm = m
456cm = ...m
234cm = m
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Hỏi học sinh dưới lớp: Hai đơn vị đo độ dài đứng liền cạnh nhau thì gấp kém nhau bao nhiêu lần? 
(10 lần: Tức là đơn vị bé = 1/10 đơn vị lớn và đơn vị lớn gấp đơn vị bé 10 lần).
- Gọi 2 học sinh trả lời, yêu cầu cả lớp nhận xét câu trả lời của học sinh rồi giáo viên nhận xét.
- Bây giờ chúng ta chữa bài làm của bạn trên bảng. 
- Yêu cầu học sinh làm bài trên bảng đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe.
- Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn, mời thêm 1 ý kiến nữa và hỏi cả lớp: Có bạn nào có ý kiến khác không?
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Cô cũng đồng ý với ý kiến của các em hoặc không đồng ý và sửa sai cho học sinh.
- Hỏi học sinh làm bài trên bảng: Em hãy giải thích rõ cho cô và các bạn biết, em đổi 234cm ra m thì em làm thế nào? Yêu ầu học sinh đó lên bảng giải thích cách làm của mình cho cả lớp nghe.
( 234cm gồm: 200cm và 34cm. Mà 200cm = 2m, còn 34cm = 34/100m. => 234cm = 2,34m.)
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
- Trong chương 2 các em đã được học về số thập phân rồi, ở số thập phân chúng ta cũng học các phép tính: Cộng – trừ - nhân – chia như đối với số tự nhiên. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bài đầu tiên trong mảng kiến thức này, bài: Cộng hai số thập phân. Các em mở sách giáo khoa trang 49 chúng ta vào bài ngày hôm nay.
- Viết tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Để tìm hiểu xem hai số thập phân được cộng như thế nào, cô và các em sẽ cùng vào ví dụ 1 trong sách giáo khoa. Viết lên bảng.
- Treo bảng phụ có viết ví dụ 1 lên bảng và gọi 1 học sinh đọc ví dụ 1, sau đó mời thêm 1 bạn nữa đọc.
- Hỏi học sinh: Đề bài cho chúng ta biết gì? Gọi 1 học sinh trả lời.
(Đường gấp khúc ABC có đoạn AB = 1,84m và đoạn BC = 2,45m)
- Hỏi tiếp học sinh: Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? Gọi 1 học sinh trả lời.
(Đường gấp khúc ABC dài bao nhiêu m?)
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Vẽ đường gấp khúc ABC lên bảng. 
 C
 2,45m
 A 1,84m B
- Hỏi học sinh để tính độ dài đường gấp khúc ABC các em định làm thế nào? Nói cho cô và các bạn cùng biết. 
( Lấy độ dài đoạn AB cộng với độ dài đoạn BC)
- Gọi 1 học sinh trả lời và hỏi học sinh đó: Cụ thể em sẽ làm phép tính gì?
( Lấy 1,84m + 2,45m )
- Các em có nhất trí với ý kiến của bạn không? Giáo viên kết luận cô cũng đồng ý với các em hoặc sửa sai cho học sinh.
- Viết phép tính lên bảng hàng ngang: 
1,84m + 2,45m =?
- Bây giờ cô giao nhiệm vụ cho các em, cô chia lớp mình làm 4 nhóm các em sẽ thảo luận – trao đổi và tìm cho cô kết quả của phép tính cộng: 1,84m + 2,45m trong 3 phút. Các nhóm bắt đầu thảo luận.
- Phát bút dạ và bảng phụ cho các nhóm.
- Đi xuống lớp, hỏi và quan sát học sinh các nhóm về cách tính của học sinh.
- Hết giờ: Các nhóm đã hết giờ thảo luận, bây giờ các em hãy cùng báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình nhé, nhóm nào xung phong? Gọi 1 nhóm lên bảng dán bài làm của nhóm mình và trình bày trên bảng.
Đổi: 1,84m = 184cm
 2,45m = 245cm
Đặt tính: 184
 +
 245
 429cm
(429cm = 400cm và 29cm. =>429cm = 4,29m.)
Vậy 1,84m + 2,45m = 4,29m
- Nhận xét bài làm của nhóm trên bảng: Các bạn đã đổi từ m ra cm sau đó các bạn cộng như cộng hai số tự nhiên. Được kết quả các bạn lại đổi ra m, để ra số thập phân. Đây cũng là 1 cách làm.
- Hỏi cả lớp: Ai còn có cách làm khác nhóm của bạn trên bảng? Nhóm nào có cách làm khác nhóm của bạn không? Gọi 1 nhóm khác trình bày bào làm của nhóm mình.
Đặt tính: 1,84
 +
 2,45
 4,29
Vậy 1,84m + 2,45m = 4,29m.
- Cả lớp nhận xét bài làm của nhóm trên bảng xem nhóm của bạn đã làm đúng chưa?
- Yêu cầu học sinh giải thích cách thực hiện phép tính:
 1,84
 +
 2,45
 4,29 như thế nào?
( Đặt tính như các số tự nhiên, rồi cộng từ phải qua trái. Dấu phẩy ở tổng đặt thẳng cột với dấu phẩy ở 2 số hạng trên) 
- Hỏi học sinh kết quả bài làm của 2 nhóm như thế nào? Gọi 1 học sinh trả lời.
( Đã đúng)
- Giáo viên nhận xét: Cách làm của 2 nhóm đều cho ra kết quả giống nhau và đúng.
- Vậy có nhóm nào làm ra kết quả khác 2 nhóm trên bảng không? Giáo viên kết luận cô cũng đồng ý với kết quả của 2 nhóm trên bảng (hoặc không đồng ý và sửa sai).
- Cách làm của nhóm thứ hai chính là cách cộng hai số thập phân mà cô và các em cùng thực hiện hôm nay.
- Để cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+Bước 1: Trước tiên chúng ta phải đặt tính, viết lên bảng:
 1,84
+
 2,45
Sao cho 2 đơn vị thẳng dưới 1 đơn vị, 4 phần 10 thẳng dưới 8 phần 10 và 5 phần trăm thẳng dưới 4 phần trăm.
+ Bước 2: Ta cộng từ phải sang trái như cộng các số tự nhiên.
 1,84 4 cộng 5 bằng 9 viết 9
+
 2,45 8 cộng 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1
 4,29 1 cộng 2 bằng 3 nhớ 1 là 4 viết 4
+ Bước 3: Chúng ta phải viết dấu phẩy vào tổng sao cho dấu phẩy ở tổng thẳng cột với 2 dấu phẩy ở số hạng trên. 
- Bạn nào có thể cho cô biết phép cộng hai số thập phân có gì khác với phép cộng hai số tự nhiên?
( Phép cộng hai số thập phân có dấu phẩy, còn phép cộng hai số tự nhiên không có dấu phẩy)
- Gọi 1 học sinh trả lời, nhận xét và kết luận.
- Hỏi học sinh: Để cộng hai số thập phân thì chúng ta thực hiện qua những bước nào? (3 bước)
- Gọi 2 học sinh trả lời, và nói: Để hiểu rõ hơn cách cộng hai số thập phân cô và các em sẽ cùng tìm hiểu ví dụ 2 trong sách giáo khoa
- Yêu cầu 2 học sinh đọc ví dụ 2, giáo viên viết lên bảng.
 15,9
+ 
 8,75
- Cả lớp hãy làm ví dụ 2 vào giấy nháp, một bạn lên bảng làm bài cho cô.
- Yêu cầu học sinh trên bảng giải thích cách đặt và tính của mình cho cả lớp nghe.
- Gọi 2 học sinh nhận xét cách đặt và tính của bạn trên bảng. Hỏi cả lớp có đồng ý với cách đặt và tính của bạn không?
- Nhận xét và kết luận: 
 15,9
 +
 8,75
 24,65
15,9 ta coi như là 15,90 và ta đặt tính bình thường ,
0 cộng 5 bằng 5 viết 5
9 cộng 7 bằng 16 viết 6 nhớ 1
5 cộng 8 bằng 13 nhớ 1 là 14 viết 4 nhớ 1
1 nhớ 1 bằng 2 viết 2
Ta đặt 8 đơn vị thẳng dưới 5 đơn vị, và 7 phần 10 thẳng dưới 9 phần mười, 5 phần trăm ở số hạng thứ 2. Dấu phẩy đặt thẳng với nhau ở hai số hạng.
- Bạn nào có thể nhắc lại cho cô và các bạn cùng nghe: Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào?
- Gọi 1 học sinh trả lời, giáo viên nhắc học sinh: Đây chính là nội dung phần ghi nhớ cách cộng hai số thập phân mà các em phải học thuộc. 
- 1 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa, giáo viên treo phần ghi nhớ đã phóng to lên bảng và cho 1 học sinh đọc lại.
- Nhắc học sinh lưu ý: Trong cách cộng hai số thập phân dấu phẩy ở tổng phải thẳng với dấu phẩy của hai số hạng.
c) Thực hành.
* Bài tập 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 1, giải thích cho học sinh: Ở bài tập 1 người ta đặt tinh sẵn các em chỉ việc tính.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 vào sách giáo khoa bằng bút chì trong 2 phút.
- Hết giờ gọi 1 học sinh lên bảng làm bài:
 58,2 19,36 75,8 0,995
+ 24,3 + 4,08 + 249,19 + 0,868
 82,5 23,44 324, 99 1,763
- Gọi 2 học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Yêu cầu học sinh giải thích phép cộng thứ 3: 
75,8 + 249,19 = 324,99.
- Cả lớp nhận xét cách trình bày của bạn, giáo viên nhận xét và cho điểm.
* Bài tập 2.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, hỏi học sinh ở bài tập 2 yêu cầu chúng ta mấy nhiệm vụ? Gọi 1 học sinh trả lời.
( 2 nhiệm vụ: Đặt và tính)
- Cho học sinh làm bài cá nhân vào vở trong 2 phút, gọi 3 học sinh lêm bảng làm mỗi học sinh làm 1 phần:
 7,8 34,82 57,684
+ 9,6 + 9,75 + 35,37
 17,4 44,57 93,018
- Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm 3 bạn trên bảng, hỏi có bạn nào làm ra khác kết quả của bạn trên bảng không?
- Yêu cầu học sinh giải thích phần 2 về cách tính.
- Cho học sinh nhận xét cách đặt và tính của bạn. Giáo viên nhận xét và cho điểm.
* Bài tập 3.
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập 3.
- Nhắc học sinh áp dụng cách cộng hai số thập phân vào giải toán, cho học sinh làm vào vở bài tập trong 2 phút.
- Gọi 1 học sinh làm bài trên bảng:
Tiến cân nặng số kilogam là:
32,6 + 4,8 = 37,4 (kilogam)
Đáp số: 37,4 (kg)
- Gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn và nhắc học sinh: Trong bài toán này có thể viết lời giải bằng các cách khác nhau vừa ngắn gọn và chính xác như:
+ Tiến cân nặng là hoặc Cân nặng của Tiến là.
- Nhận xét bài làm trên bảng của học sinh cho điểm.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học và hỏi học sinh: Cách cộng hai số thập phân ta làm thế nào? Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại.
- Giáo viên nhắc lại cách cộng hai số thập phân cho học sinh 1 lần. Yêu cầu học sinh về nhà làm đầy đủ các bài tập vào vở bài tập.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- 1 học sinh lên bảng. 
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Đọc.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Giải thích.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và quan sát.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Nghe và trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Thảo luận.
- Làm việc theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Giải thích.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Đọc ví dụ 2.
- Làm việc cá nhân.
- Giải thích.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Trả lời.
- Đọc.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm việc cá nhân.
- Lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- Giải thích.
- Lắng nghe.
- Đọc.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Giải thích.
- Nhận xét.
- Đọc.
- Lắng nghe.
- Làm bài.
- Nhận xét và lắng nghe.
- Nhắc lại.
- Ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_5_tiet_48_cong_hai_so_thap_phan_le_thi.doc