Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

A. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc bảng nhân 6.

B. Bài mới

HĐ 1. Lập bảng nhân 7

- Bài toán: 7 x 2 =?

- Lập bảng nhân 7

- Học thuộc bảng nhân 7

? Viết các phép nhân 7 với số có một chữ số?

Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất( thừa số thứ hai và tích )trong bảng nhân 7? Hai tích liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

*Lưu ý: phép nhân là cách viết ngắn gọn của một tổng các số hạng bằng nhau.

HĐ 2.Thực hành:

Bài 1 (tr 31).Tính nhẩm:

- Phép nhân nào không có trong bảng nhân 7? Nhận xét tích của 7x 0 và 0 x 7.

- Củng cố cách tính nhẩm trong bảng nhân 7

*Kỹ thuật trò chơi

Bài 2(tr 31). Giải toán:

- Củng cố kỹ năng giải bài toán liên quan đến phép nhân 7

1 tuần : 7 ngày

4 tuần : ngày?

Bài 3(tr 19). Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống:

- Hãy nêu đặc điểm của dãy số.

 

doc 26 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
TIẾT 19+ 20: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
 * Kể chuyện: Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. 
 *GDKNS: xá định giá trị bản thân: trung thực , đảm nhận trách nhiệm : xác định phải làm những việc mà mình đã nói.
- Giáo dục HS ý thức tự giác nhận lỗi và sửa lỗi trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị: 
	- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy- học : 
Tiết 1 1.GTB
+ Có những ai trong bức tranh? Các bạn đang làm gì? Đoán xem điều gì đã xảy ra sau đó?
*Kỹ thuật chúng em biết 3.
2. Nội dung	
HĐ 1. Luyện đọc 
* Luyện đọc câu, đoạn.
Phát âm: lao đến, Long, giây lát, sững lại, nổi nóng, nén nhìn, lảo đảo, lén nhìn, khuỵu xuống,... Chú ý phát âm chuẩn những từ có phụ âm đầu n/l.
 - Đọc đúng kiểu câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu gọi 
- Giải nghĩa từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương... 
- Câu: Thật là quá quắt!//; Ông ơi...// cụ ơi...!// Cháu xin lỗi cụ.//
*Kỹ thuật Đọc tích cực, lắng nghe tích cực
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Câu hỏi SGK 
- Câu hỏi mở rộng: 
- Theo em, các bạn chơi bóng ở dưới lòng đường là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Chơi bóng ở dưới lòng đường có vi phạm luật lệ giao thông không ?
- Nếu em là bạn của Quang, em sẽ khuyên các bạn điều gì ?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
- Nội dung bài: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng
*Kỹ thuật Thảo luận- chia sẻ, hỏi và trả lời.
Tiết 2 HĐ 3. Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
 Chú ý: Các đọc các câu cảm, câu gọi
Thật là quá quắt!( giọng bực bội); Ông ơi...// cụ ơi...!// Cháu xin lỗi cụ.( lời gọi ngắt quãng, cảm động)
- Thi đọc
 *Kỹ thuật chia nhóm, đóng vai
HĐ 4. Kể chuyện
Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật
- Kể Đ1: theo lời Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy
- Kể Đ2: theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi 
- Kể Đ3: theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô.
 - Luyện kể theo nhóm và thi kể trước lớp.
+ Đánh giá:
 - Nội dung, cách xưng hô, diễn đạt, cách thể hiện: giọng kể, điệu bộ
* Kỹ thuật hỏi và trả lời, nhóm nhỏ, đóng vai
3.Củng cố
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang?
- HS phát biểu ý kiến. GV giới thiệuchủ điểm, giới thiệu bài đọc.
- GV đọc bài, hướng dẫn đọc - Lớp đọc thầm; phát hiện và luyện đọc từ, câu khó + giải nghĩa từ mới.
HS luyện đọc nối tiếp câu, phát hiện và luyện đọc câu khó- bảng phụ. 
- Đọc nối tiếp đoạn, bài. 
- Luyện đọc trong nhóm 4. 
- Thi đọc theo nhóm. 
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- GV+ HS nhận xét, bổ sung kết hợp giải nghĩa từ khó đọc.
- GV, HS nhận xét, đánh giá. 
- 1 HS đọc lại toàn truyện.
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung từng đoạn theo nhóm , theo các câu hỏi gợi ý Sgk.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi từng, thảo luận- chia sẻ.
- HS nêu nội dung, ý nghĩa truyện
- GV củng cố; HS liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho HS, chốt nội dung truyện.
- GV tổ chức cho HS phát hiện và luyện đọc diễn cảm trước lớp.
- Luyện đọc theo nhóm 3.
- Thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài theo khả năng.
- Lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- HS chọn đoạn để kể, nêu nhân vật có trong đoạn kể đó.
- 1 HS kể mẫu 1 đoạn.
- HS kể theo nhóm - luyện kể theo nhóm 3. 
- GV theo dõi, giúp đỡ. 
- Thi kể trước lớp.
- Bình chọn nhóm, cá nhân kể hấp dẫn.
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ học.
___________________________________
TOÁN
TIẾT 31: BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7 
- Vận dụng trong giải toán có phép nhân. 
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, làm tính giải toán về phép nhân trong bảng nhân7.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị: 
- Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn, giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng nhân 6.
B. Bài mới
HĐ 1. Lập bảng nhân 7
- Bài toán: 7 x 2 =?
- Lập bảng nhân 7
- Học thuộc bảng nhân 7
? Viết các phép nhân 7 với số có một chữ số?
Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất( thừa số thứ hai và tích )trong bảng nhân 7? Hai tích liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
*Lưu ý: phép nhân là cách viết ngắn gọn của một tổng các số hạng bằng nhau.
HĐ 2.Thực hành:
Bài 1 (tr 31).Tính nhẩm: 
- Phép nhân nào không có trong bảng nhân 7? Nhận xét tích của 7x 0 và 0 x 7.
- Củng cố cách tính nhẩm trong bảng nhân 7
*Kỹ thuật trò chơi
Bài 2(tr 31). Giải toán:
- Củng cố kỹ năng giải bài toán liên quan đến phép nhân 7
1 tuần : 7 ngày
4 tuần :  ngày?
Bài 3(tr 19). Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
- Hãy nêu đặc điểm của dãy số.
- Củng cố cách đếm thêm( bớt 7) và ghi nhớ kết quả bảng nhân 7.
*Kỹ thuật trình bày ý kiến cá nhân
3.Củng cố
- 2 HS đọc bảng nhân 6.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV nêu bài toán, HS nhắc lại.
- Gv, HS thao tác với các tấm bài có 7 chấm tròn nêu kết quả và lập bảng nhân 7. 
- HS lấy đồ dùng tự lập các phép nhân. HS báo cáo kết quả, nêu cách tính
- Nhận xét về các thừa số và tích.
GV xóa kết quả dòng lẻ-> dòng chẵn. HS tiếp nối đọc- nhẩm thuộc- thi đọc thuộc bảng nhân 7.
- GV nêu yêu cầu. Tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn: 1 HS hỏi- 1 HS đáp về các phép tính trong bài.
- HS thực hành chỏi- đáp theo cặp.
- HS đàm thoại câu hỏi của GV.
- GV +HS củng cố.
- HS nêu yêu cầu bài- làm bài CN vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV tổ chức chữa bài, chốt kiến thức.
- HS nêu và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài cá nhân, báo cáo miệng kết quả.Đọc xuôi, đọc ngược 7- 70
- MR: HS nêu đặc điểm của dãy số, giải thích cách điền các số vài số vài số nữa dựa vào đặc điểm của dãy số.
- Đọc lại bảng nhân 7. Nhận xét giờ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020
CHÍNH TẢ(TẬP CHÉP)
TIẾT 13: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Chép và trình bàychính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Tìm và viết đúng tiếng có phụ âm đầu tr/ ch( BT2); Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảngBT 3( a).
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ ghi bài 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- siêng năng, nước chảy xiết, nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo.
B. Bài mới
2. Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn tập chép 
* Chuẩn bị:
- Đọc, hiểu nội dung bài chính tả.
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
- Những chữ nào viết hoa? Lời các nhaan vật được đặt sau dấu câu gì?..
- Viết đúng: quá quắt, lưng còng, ông nội, xích lô, xin lỗi....
* Tập chép
* Nhận xét, chữa bài:
 - Tập chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
* Kỹ thuật đặt câu hỏi, viết tích cực.
HĐ2: Làm bài tập chính tả 
Bài 2a( tr 56) Điền vào chỗ trống và giải câu đố
LG: 
tròn- chẳng- trâu
 ( Là cái bút mực)	
- MR: HS làm nhanh làm cả bài và tìm thêm các tiếng bắt đầu bằng tr/ ch.
- Củng cố cách viết đúng tr/ ch.
*Kỹ thuật trình bày ý kiến cá nhân.
Bài 3a( tr 56) : Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:
- Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng 
* Kỹ thuật thảo luận- chia sẻ
3.Củng cố
- 1 đọc các từ- 2 HS ghi bảng lớp, lớp ghi bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV đọc đoạn bài viết. 2HS đọc lại bài. 
- HS nêu nội dung bài viết, cách trình bày bài.
- HS tập viết bảng con, bảng lớp từ khó: quá quắt, lưng còng, ông nội, xích lô, xin lỗi .
- Nhận xét, chỉnh sửa. - GV hướng dẫn HS phân biệt chính tả l/n. Lớp phát âm lại.
- HS nhìn SGK- chép bài vào vở,trao đổi bài theo cặp soát lỗi.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV nhận xét 5-7 bài của HS. HS rút kinh nghiệm sau bài viết.
- HS nêu yêu cầu bài. 
- Lớp làm bài CN vào vở, hoàn thành bài theo khả năng.
- HS thực hành thi đố theo nhóm. 
- Lớp nhận xét, GV chốt.
- HS nêu yêu cầu bài. HS thảo luận nhóm thi viết nhanh vào bảng phụ. GVnhận xét, chốt. 
- HS đọc lại 11 chữ và tên chữ.
STT
Chữ
Tên chữ
1
q
quy
2
r
e - rờ
3
s
ét - sì
4
t
tê
5
th
tê hát
6
tr
tê e - rờ
7
u
u
8
ư
ư
9
v
v

10
x
ích - xì
11
y
i dài
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ.
–––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020
TẬP ĐỌC
TIẾT 21: BẬN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui sôi nổi.
- HS hiểu nội dung bài:Mọi người mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích , đem lại niềm vui góp vào cuộc đời.Thuộc một số câu thơ trong bài.
 	 - HS có ý thức thích học tập, làm việc có ích.
 	*GDKNS: Tự nhận thức; Lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ chép cách ngắt nhịp các câu thơ. Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học. 
1. KT: Đọc hiểu bài: Trận bóng dới lòng đuờng.
2. Bài mới: a. GTB
 b. Nội dung 
HĐ 1. Luyện đọc
* Luyện đọc câu, đoạn, bài, kết hợp với giải nghĩa từ: thổi nấu, cấy lúa, hát ru, 
+ Luyện đọc từ khó: Sông Hồng, vào mùa , đánh thù, lịch, lửa, hát ru, nên , rộn, vui...
- Ngắt nhịp: 
Trời thu/ bận xanh/ Còn con/ bận bú
Sông Hồng/ bận chảy/ Bận ngủ/ bận cười/
Cái xe/ bận chạy/ Bận/ tập khóc cười/
Lịch bận tính ngày/ Bận/ nhìn ánh sáng.//
- Bài thơ đọc với giọng thế nào?
*Em hãy nêu cách ngắt nhịp bài thơ.
- GDKNS: Lắng nghe tích cực.
HĐ 2. Tìm hiểu bài 
- Câu hỏi SGK 
Câu hỏi thêm :
- Tìm từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Biện pháp lặp từ ấy có tác dụng gì ?
Vì sao mọi người , mọi vật bận đều vui?
- Liên hệ: Em bận những việc gì? Em có thấy bận mà vui không?
 ND : Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui mhỏ góp vào cuộc đời 
HĐ 3. Luyện đọc thuộc lòng một đoạn thơ.
Luyện đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng 
Thi đọc 
3. Củng cố:
 - Bài thơ muốn nhắn nhủ với mọi người điều gì?
- GV(HS) đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm, phát hiện và luyện đọc từ khó.
 - HS luyện đọc nối tiếp câu, phát hiện và luyện đọc câu khó. 
- HS phát hiện giọng đọc, cách ngắt nghỉ hơi. 
- Đọc nối tiếp đoạn. Luyện đọc trong nhóm 3.Thi đọc theo nhóm. 
- HS đọc khổ th ... NỠ NHÌN
I. Mục tiêu: 
- Nghe – kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn( BT1). 
 - Rèn kỹ năng mạnh dạn, liền mạch khi kể.
 * KNS: Giáo dục nếp sống văn minh nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý bài 1
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ : 
-Tuần 7 em học chủ điểm gì? - Kể tên các bài TĐ trong tuần? Những bài TĐ đó nói đến những trách nhiệm gì của mỗi người trong cộng đồng? 
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Các em cũng như tất cả mọi người sống trong cộng đồng đều cần có những trách nhiệm đó . Vậy để thể hiện những trách nhiệm đó ntn, bài học hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu về một số hành vi, thái độ ứng xử cần thiết trong cộng đồng.
2. Nội dung
HĐ 1.Nghe- kể: không nỡ nhìn
- Nội dung: Anh thanh niên trên chuyến xe khách không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Câu hỏi SGK
Câu hỏi mở rộng:
- Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
- Em hãy nêu tính khôi hài của câu chuyện?
- Nếu em là anh chàng thanh niên đó em sẽ làm gì?
- Theo em ở những nơi công cộng hay trong đời sống hàng ngày các bạn nam sẽ làm gì giúp đỡ bạn gái và những người khỏe mạnh sẽ làm gì giúp đỡ những người già yếu?...
HĐ2. Kể lại chuyện: Không nỡ nhìn.
 * Kể lại được câu chuyện "Không nỡ nhìn" 
 + Nếu là anh thanh niên trong câu chuyện này các em sẽ làm gì?
+ Em thấy ở nơi em sống, mọi người có thái độ như thế nào với người già, phụ nữ, trẻ em?
* Câu chuyện này mang lại ý nghĩa gì?
* Theo em khi đi trên các phương tiện công cộng, em cần có thái độ và việc làm gì thể hiện nếp sống văn minh?
- Vậy HS chúng ta cần có trách nhiệm gì với cộng đồng?
- Kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi 
- Giáo dục nếp sống văn minh nơi công cộng: nhường chỗ cho cụ già, phụ nỡ, em nhỏ khi đi xe...
- HS nêu yêu cầu bài và các câu hỏi gợi ý.
- Lớp quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Gv kể chuyện( giọng vui, chậm rãi)
- GV kể chuyện lần 1- hỏi HS các câu hỏi gợi ý SGK.
- HS trả lời các câu hỏi.
- Gv kể lần 2- HS lắng nghe.
- HS đọc lại các câu hỏi gợi ý- bảng phụ.
- Lần 1: 1 HS kể mẫu. GV nhận xét.
- Lần 2: HS thi kể
- Cả lớp và GV bình chọn người kể chuyện đúng, kể hay nhất
- HS thảo luận nhóm – chia sẻ nội dung các câu hỏi .
- HS phát biểu ý kiến, liên hệ bản thân.
- GV chốt tính khôI hài của câu chuyện, giáo dục HS có nếp sống văn minh nơi công cộng. 
- Những việc làm mà các em vừa kể thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng mà mỗi người nói chung và mỗi HS chúng ta cần thực hiện. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng
- Phê phán thái độ và hành vi của anh thanh niên trong cách ứng xử với mọi người xung quanh khi có cả người già và phụ nữ đồng thời khuyên em phải có nếp sống văn minh trong cộng đồng.
- GV giáo dục HS nếp sống văn minh nơi công cộng.
3. Củng cố:
- GV củng cố bài học.
- Chốt: Có những câu chuyện mang tính chất giải trí như các em vừa nghe. Nhưng cũng có những câu chuyện cười mang ý nghĩa sâu xa như câu chuyện Không nỡ nhìn mà các em vừa học. Việc học và kể lại những câu chuyện vui như bạn vừa kể cũng là một trong những trách nhiệm với cộng đồng đấy các em ạ, nó góp phần đem lại cho cuộc sống của chúng ta những tiếng cười làm cho cuộc sống của chúng ta vui hơn, đáng yêu hơn.
- Chúng ta cần tuân theo những luật lệ chung của cộng đồng.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN
TIẾT 35: BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu:
	- HS lập và ghi nhớ bảng chia 7, thực hành làm tính giải toán liên quan đến bảng chia 7
- Rèn kĩ năng thực hành tính chia trong bảng chia 7 và giải toán.
- Bài tập cần làm: 1; 2; 3; 4.
II. Chuẩn bị:
	- Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học:
 1. KTBC : HS đọc bảng nhân 7
 2. Bài mới: 
 HĐ1: Hình thành kiến thức.
 ( Kỹ thuật TD –TLCH)
 7 x 1 = 7 ta có: 7 : 7 = 1 
 7 x 2 =12 vậy 14 : 7 = 2.
+ Nêu mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia ?
+ Nhận xét hai số bị chia liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Biết cách lập bảng chia từ bảng nhân 7 và bước đầu thuộc bảng chia 7. Nắm vững đặc điểm, c/tạo bảng chia 7
 HĐ2:Thực hành
 ( Kỹ thuật giao nhiệm vụ )
Bài 1( tr35): Biết cách nhẩm các phép chia trong bảng chia 7.
Bài 2( tr35): 
 + Nhận xét các phép tính ở từng cột?
- Biết cách tính nhanh các phép chia dựa vào kết quả các phép nhân.
Bài 3( tr35): 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu học sinh ta làm thế nào?
- Biết giải, trình bày bài toán có lời văn có phép chia trong bảng chia 7( chia thành phần bằng nhau)
Bài 4( tr35): 
+ Sự khác nhau của 2 đề toán bài 3 và bài 4? So sánh cách giải hai bài ?
- Củng cố giải bài toán có lời văn (chia theo nhóm)
 3. Củng cố 
- GV hướng dẫn HS dùng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn và lập phép tính bảng nhân, dựa vào phép tính đó chuyển thành 1 phép tính chia 7.
-Với các phép chia còn lại HS tự lập dựa vào bảng nhân 7 đã học.
- HS nhận xét hai số bị chia liền nhau hơn kém nhau 7 đơn vị.
- HS thảo luận nhóm đôi để tự lập các phép chia còn lại trong bảng chia 7
- HS nhẩm học thuộc bảng chia 7 bằng cách GV xoá dần số bị chia và thương. HS thi đọc thuộc.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm miệng, nối tiếp nêu kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc từng cột tính, nêu nhận xét. 
- HS chữa bài; GV củng cố bài.
- HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề, tóm tắt bài toán. - HS làm vở; 1HS chữa bài bảng lớp.
- GV củng cố bài.
- Tiến hành tương tự như bài 3.
- HS nêu nhận xét về 2 bài toán
- GV chốt : Cả 2 bài toán đều chia cho 7 . Bài 3 tìm số HS. Bài 4 tìm số hàng( Khác nhau về danh số.
- HS đọc bảng chia 7. Nhận xét giờ học.
––––––––––––––––––––––––––––––––
TOÁN+
Tiết 14: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số, cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán có lời văn- Rèn kĩ năng làm tính , giải toán 
 - HS yêu thích môn học
II. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: HS đọc các bảng nhân, chia đã học.
 2. Bài mới
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 12 x 7 13 x 8 39 x 7 46 x 2 92 x 5 
b) 88: 4 42: 2 25 : 6 48 : 5 34 : 6
- Củng cố kĩ năng nhân, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Trong phép chia có dư, số dư như thế nào so với số chia?
* Nêu cách thử lại phép chia hết và phép chia có dư.
Lưu ý : Phép chia hết, SBC = Thương x SC
 Phép có dư, SBC = Thương x SC + SD
- Củng cố về nhân, chia số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
Bài 2: Tìm X( Theo mẫu)
Mẫu: 
x : 5 = 4 ( dư 2) x : 3 = 6 (dư 3)
x = 4 x 5 + 2 x : 5 = 8 ( dư 4)
x = 20 + 2 
x = 22
- Muốn tìm SBC trong phép chia có dư làm như thế nào?( Lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư)
Bài 3: Năm nay con 7 tuổi., tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?
 - Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Vì sao em chọn phép tính bài toán là 7 x 4?
- Vận dụng gấp một số lên nhiều lần vào giải toán.
*Bài 4: Tìm một số biết rằng lấy số đó nhân với 7 rồi cộng với 37 thì được số bé nhất có 3 chữ số?
- Số bé nhất có ba chữ số là số nào?
*KK học sinh trình bày bài giải theo nhiều cách khác nhau.
3. Củng cố:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vở nháp, bảng lớp.
- GV và HS nhận xét, chữa bài: HS nêu lại cách thực hiện phép nhân, phép chia.
- GV lưu ý HS cách ước lượng thương ở phép chia có dư.
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV hướng dẫn mẫu.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài, nêu lại cách tìm SBC trong phép chia có dư
 - HS đọc và phân tích bài toán, tóm tắt và giải vào vở .
- 1 HS chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu, làm vở theo khả năng. GV giúp đỡ nếu cần.
 - GV gợi mở cách làm phần c: Số bé nhất có 3 chữ số là 100. Gọi số cần tìm là x ta có : x x 7 + 37 =100......
- HS chữa bài. Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––
THỦ CÔNG
TIẾT 7: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau. 
 Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau. Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.
 - HS yêu thích sản phẩm mình làm ra, hứng thú với giờ học gấp hình
II. Chuẩn bị: GV: Mẫu các bông hoa 4, 5, 8 cánh.
 HS: giấy thủ công, kéo,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HĐ1.Quan sát, nhận xét 
- Nhận xét được về cấu tạo của các bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. 
2. HĐ2.Hướng dẫn thực hành
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh.
MR: Tùy từng cách vẽ và cắt lượng theo đường cong sẽ được 5 cánh hoa có hình dạng khác nhau.
* GV cho HS quan sát một số mẫu bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. 
- HS quan sát.
? Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
? Các cánh của bông hoa có giống nhau không?
? Khoảng cách giữa các cánh hoa thế nào?...
- HS phát biểu ý kiến. GV+ HS nhận xét.
- GV gợi ý HS nêu cách gấp bông hoa 5 cánh dựa vào cách gấp cắt ngôi sao 5 cánh ở tiết trước.
- HS phát biểu. GV và HS nhận xét. 
? Phải gấp tờ giấy ban đầu thành mấy phần để cắt được bông hoa 4 cánh? 8 cánh?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, liên hệ về một số loài hoa trong thực tế.
* GV gọi 2 HS lến bảng thực hiện thao tác gấp,cắt ngôi sao 5 cánh.
- Hướng dẫn HS thực hiện cắt bông hoa 5 cánh theo thao tác như cắt ngôi sao 5 cánh, lưu ý ở bước vẽ đường cong để tạo nét lượn cho cánh hoa.
- GV mở rộng: Tùy từng cách vẽ và cắt lượng theo đường cong sẽ được 5 cánh hoa có hình dạng khác nhau.
- Một số HS thực hành theo mẫu. GV và HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS gắp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh bằng cách yêu cầu HS nêu cách gấp tờ giấy để tạo 4 cánh, 8 cánh hoa.
- HS quan sát GV làm mẫu, nêu lại các bước thực hiện.
- GV nhận xét, chốt.
- GV hướng dẫn dán các bông hoa, trang trí theo ý thích.
- Một số HS thực hành mẫu
- Lớp quan sát, sau đó HS thực hành cá nhân.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
* Củng cố : - HS nêu lại các bước gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
 - GV nhận xét tiết học.
______________________________
THÔNG QUA GIÁO ÁN
 HIỆU TRƯỞNG
 Trần Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc