Giáo án môn Tự nhiên xã hội 3 tuần 21

Giáo án môn Tự nhiên xã hội 3 tuần 21

Tự nhiên xã hội

Thân cây

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò ; thân gỗ, thân thảo.

b) Kỹ năng:

- Phân loại được một số cay theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.

c) Thái độ:

- Biết chăm sóc các loài cây.

II/ Chuẩn bị:

* GV: Hình trong SGK trang 78 –79 .

 * HS: SGK, vở.

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1201Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội 3 tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
Thân cây
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò ; thân gỗ, thân thảo.
Kỹ năng: 
Phân loại được một số cay theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.
Thái độ: 
- Biết chăm sóc các loài cây.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 78 –79 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Thực vật. (4’)
 - Gv 2 Hs :
 + Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.
- Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò ; thân gỗ, thân thảo.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- Hai Hs ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình SGK trang 78 – 79 và trả lời câu hỏi
+ Chỉ và nói tên các câu có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình?
+ Trong đó, cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Gv hỏi: Cây xu hào có gì đặc biệt?
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Các loại cây thường có thân mọc đứng ; một số cây có thân leo, thân bò.
+ Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
+ Cây su hào có thân phình to thành củ.
* Hoạt động 2: Trò chơi.
- Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo câu tạo của thân (gỗ, thảo).
. Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm.
- Gắn lên bảng 2 bản đồ câm lên bảng.
- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rờiviết tên một số cây
- Gv yêu cầu cả hai nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi Gv hô bắt đầu thì từng người bước lêbn gắn tấm phiếu ghi tên cây và cột phù hợp.
Bước 2
- Gv yêu cầu Hs làm trọng tài điều khiển cuộc chơi
Bước 3: Đánh giá.
- Gv yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm trên bảng.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
HT: cá nhân
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Hs lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: nhóm
Hs quan sát.
Hs chơi trò chơi.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
Hs cả lớp nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thân cây (tiếp theo).
Nhận xét bài học.
Tự nhiên xã hội
Thân cây (tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
Nêu được chức năng của thân cây.
Kỹ năng: 
Kể ra những ích lợi của một số thân cây.
Thái độ: 
- Biết chăm sóc các loài cây.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 80, 81 . 
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: Thân cây. (4’)
 - Gv 2 Hs :
 + Hãy kể tên một số loài cây có cấu tạo thân gỗ? Thân thảo?
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình SGK trang 80, 81 và trả lời câu hỏi
+ Việc làm nào chứg tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs lên trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Gv nhận xét, chốt lại: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chấy dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật
. Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trang 81 SGK. Và trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ .
+ kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Gv nhận xét, chốt lại: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng.
PP: Quan sát, thảo luận, thực hành.
HT: nhóm
Hs thảo luận các hình trong SGK.
Hs lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
Vài Hs đứng lên trả lời.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: cá nhân, nhóm
Hs quan sát.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Hs cả lớp bổ sung thêm.
5.Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Rễ cây.
Nhận xét bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docda sua TNXH.doc