Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 cả năm

Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 cả năm

TUẦN 1 TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP

Ngày soạn: . Ngày dạy: .

I/- MỤC TIÊU:

 - Nhận biết sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào và thở ra; nêu được tên các cơ quan hô hấp.

 - Chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; hiểu vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.

 - GD HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.

II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Hình minh hoạ trang 4, 5 SGK.

 - Phiếu học tập.

 

doc 131 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1310Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ....................
I/- MỤC TIÊU:
	- Nhận biết sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào và thở ra; nêu được tên các cơ quan hô hấp.
	- Chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra; hiểu vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.
	- GD HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình minh hoạ trang 4, 5 SGK.
	- Phiếu học tập.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 5’
	Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Hoạt động thở và cơ quan hô hấp.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
12’
5’
Hoạt động 1: Cử động hô hấp
Mục tiêu: Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thở ra.
Tiến hành: 
- Nêu yêu cầu hoạt động.
- Phát phiếu học tập (ghi ND thực hành) cho HS.
- Yêu cầu cả lớp đứng lên thực hành
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu.
- Gọi đại diện báo cáo.
Kết lại: Khi hít vào lồng ngực phồng lên, khi thở ra, lồng ngực xẹp xuống. Sự phông lên, xẹp xuống diễn ra liên tục và đều đặn. Đó chính là hoạt động hô hấp.
Hoạt động 2: Cơ quan hô hấp.
Mục tiêu: Nêu được tên của cơ quan hô hấp, chỉ đường đi của không khí khi hít vào và thở ra.
Tiến hành: 
- Cho HS quan sát hình 2 và nêu yêu cầu quan sát.
? Chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trong hình?
- Cho HS quan sát hình 3 và nêu yêu cầu quan sát.
? Chỉ và nói rõ đường đi của không khí khi hít vào, thở ra?
Kết lại: Cơ quan hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi.
Hoạt động 3: Vai trò của cơ quan hô hấp.
Mục tiêu: Hiểu được vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.
Tiến hành: 
- Yêu cầu HS bịt mũi, nín thở trong giây lát.
? Em cảm thấy thế nào khi bịt mũi, nín thở?
Kết lại: Nhờ hoạt động thở của cơ quan hô hấp, cơ thể chúng ta luôn có đủ ô - xi để sống.
- 2 HS nhận 1 phiếu.
- Thực hành hít thở sâu và quan sát.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đọc bài làm trong phiếu, lớp nhận xét.
- Quan sát tranh 2.
- Thảo luận cặp.
- Quan sát tranh 3.
- Vài HS lên bảng; lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS tự do phát biểu (khó chịu).
	4) Củng cố: 2’
	- HS đọc nội dung cần biết.
	? Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? Vai trò của cơ quan hô hấp?	
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Nên thở như thế nào?
	- Nhận xét: 
	Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TIẾT 2
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO
Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ....................
I/- MỤC TIÊU:
	- Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi.
	- Biết ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí bị ô nhiễm; biết được phải thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng.
	- GD HS có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình minh hoạ trang 6, 7 SGK.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS)
? Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?
? Vai trò của cơ quan hô hấp?
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Nên thở như thế nào?
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
12’
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi.
Tiến hành: 
- Treo bảng phụ ghi một số câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi.
Kết lại: 
Hoạt động 2: Ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc thở không khí nhiều khói bụi.
Mục tiêu: HS nêu được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc thở không khí nhiều khói bụi.
Tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4, 5 và trả lời câu hỏi SGK/7
Kết lại: SGK/7.
- 2 HS đọc câu hỏi trước lớp.
- Thảo luận nhóm đôi.
- 4 HS:
+ Trong mũi có nhiều lông.
+ Trong mũi còn có tuyến tiết dịch nhầy.
+ Trên khăn có nhiều bụi.
+ Thở bằng mũi giúp cản bớt bụi, không khí được sưởi ấm.
- Chúng ta nên thở bằng mũi cho hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ.
- 3 HS:
+ Khoan khoái, dễ chịu.
+ Ngột ngạt, khó chịu.
+ Hít thở không khí trong lành cơ thể được cung cấp đủ ô - xi cho máu đi nuôi cơ thể giúp ta dễ chịu.
	4) Củng cố: 2’
	- HS đọc nội dung cần biết.
	? Thở thế nào là hợp vệ sinh?	
	? Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành?
	? Tác hại của việc hít thở không khí bị ô nhiễm là gì?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Vệ sinh hô hấp
	- Nhận xét: 
	Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 2 	 TIẾT 3
VỆ SINH HÔ HẤP
Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ....................
I/- MỤC TIÊU:
	- Biết và nêu được lợi ích của việc tập thở vào buổi sáng.
	- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ à giữ sạch cơ quan hô hấp.
	- GD HS có ý thức giữ sạch mũi và họng.
II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình minh hoạ trang 8,9 SGK.
	- Phiếu thảo luận.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS)
? Trong mũi có những gì? Thở thế nào là hợp vệ sinh?
? Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành? Tác hại của việc hít thở không khí ô nhiễm là gì?
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Vệ sinh hô hấp
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
9’
9’
9’
Hoạt động 1: Ích lợi của việc tập thở sâu vào buổi sáng.
Mục tiêu: Biết và nêu được lợi ích của việc tập thở vào buổi sáng.
Tiến hành: 
- Tổ chức cho cả lớp hít thở theo nhịp đếm của GV.
? Khi thực hiện hít thở sâu, cơ thể nhận được lượng không khí như thế nào?
? Tập thở buổi sáng có lợi ích gì?
Kết lại: 
Hoạt động 2: Vệ sinh mũi và họng.
Mục tiêu: HS có ý thức giữ sạch mũi và họng.
Tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 2, 3 SGK/8.
? Bạn trong tranh đang làm gì?
? Việc làm đó có lợi ích gì?
? Em làm những việc gì để giữ sạch mũi và họng?
Kết lại: 
Hoạt động 3: Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ sạch cơ quan hô hấp.
Tiến hành: 
- Chia lớp thành nhiều nhóm.
- Yêu cầu nhóm quan sát hình trang 9 và trả lời câu hỏi phiếu thảo luận:
? Các nhân vật trong hình đang làm gì?
? Việc làm đó nên hay không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp? Vì sao?
Kết lại: GV ghi bảng các ý HS nêu ra.
- Thực hiện khoảng 10 lần.
- Nhận nhiều khí ô - xi.
- (Nhóm đôi) Không khí trong lành, rất tốt cho cơ thể, có lợi cho sức khoẻ.
- Cần vận động vào buổi sáng giúp mạch máu được lưu thông, giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh.
- Quan sát tranh theo yêu cầu.
- Dùng khăn lau sạch mũi.
Súc miệng bằng nước muối.
- Mũi và họng được sạch sẽ, vệ sinh.
- HS tự do phát biểu.
- Mũi, họng sạch sẽ giúp ta hô hấp tốt, phòng được các bệnh đường hô hấp.
- Nhóm 4.
- Cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Các việc nên làm: 
Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường, đeo khẩu trang khi làm vệ sinh, tập thể dục và tập thở hằng ngày, giữ sạch mũi họng,...
- Các việc không nên làm: 
Để nhà cửa, trường lớp bừa bộn; đổ rác, khạc nhổ bừa bãi; hút thuốc lá; lười vận động,...
	4) Củng cố: 2’
	? Tập thở vào buổi sáng có lợi ích gì? Cần làm gì để giữ sạch mũi, họng?
	? Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan hô hấp?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Phòng bệnh đường hô hấp
	- Nhận xét: 
	Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
 	TIẾT 4
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ....................
I/- MỤC TIÊU: Giúp HS
	- Kể được tên các bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
	- Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh đường hô hấp.
	- GD HS có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II/- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình minh hoạ trang 10,11 SGK.
	- Tranh minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp.
	- Phiếu thảo luận.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 5’ (3 HS)
? Tập thở vào buổi sáng có lợi ích gì? 
? Cần làm gì để giữ sạch mũi, họng?
	? Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan hô hấp?
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Phòng bệnh đường hô hấp
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
7’
Hoạt động 1: Các bệnh đường hô hấp thường gặp.
Mục tiêu: HS kể được các bệnh đường hô hấp thường gặp.
Tiến hành: 
- Phát cho mỗi dãy bàn 1 phiếu, yêu cầu HS ghi tên các bệnh đường hô hấp thường gặp.
- Gọi đại diện dãy bàn đọc kết quả.
Kết lại: 
Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
Tiến hành: 
- Yêu cầu HS quan sát và trao đổi nhóm đôi về nội dung các hình 1 đền hình 6 theo một số câu hỏi định hướng GV nêu ra.
Kết lại: SGK trang 11 
Hoạt động 3: Trò chơi Bác sĩ
Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp.
Tiến hành: 
- Phổ biến cách chơi.
- Tổ chức trò chơi.
- Tổng kết trò chơi.
- HS chuyền tay nhau ghi tên các bệnh.
- Vài HS đọc các bạn khác bổ sung.
- Đó là các bệnh: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Quan sát tranh theo yêu cầu. ... o mục tiêu giới thiệu Bề mặt lục địa.
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
7’
Hoạt động 1: Bề mặt lục địa.
Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 1, SGK trang 128 trả lời câu hỏi:
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về suối sông hồ.
Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 1, trang 128 trả lời câu hỏi:
+ Chỉ con sông, suối trên sơ đồ.
+ Con suối thường bằt nguồn từ đâu ? 
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông.
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
+ Sông, suối giống và khác nhau ở điểm nào?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Giúp HS củng cố các biểu tượng về suối, sông, hồ.
Tiến hành:
- HS liên hệ thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hò.
- Cho HS trình bày câu trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh.
- GV giới thiệu cho HS biết một vài con sông, hồ,... nổi tiếng ở nước ta.
- HS quan sát.
- HS trình bày kết quả.
- HS quan sát.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS liên hệ.
- HS tập trình bày kết hợp trưng bày tranh ảnh.
- HS khác nghe và nhận xét.
4) Củng cố: 2’
	Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Bề mặt lục địa (TT).
	- Nhận xét: 
	Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TIẾT 68
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (tt)
Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ....................
I/ Mục tiêu : Sau bài học HS biết:
	- Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng.
	- Thực hành vẽ mô hình thể hiện đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
	- HS yêu thích học môn tự nhiên xã hội.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: các hình trang 130, 131 trong SGK, tranh ảnh về đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
- Học sinh: Sự tầm ảnh thêm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
- Nước suối, sông thường chảy đii đâu ?
- Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Bề mặt lục địa (tt)
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
10’
12’
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đồi núi
Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi. Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 1,2 trong SGK trang 130, thảo luận và hoàn thành bảng sau:
- Gọi đại diện trình bày trước lớp.
Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhịn và có dườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoai thoải.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng.
Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng, cao nguyên. Nhận ra sự giống và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131, thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
- Gọi một số HS trình bày kết quả.
Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu các biểu tưởng về đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
Tiến hành:
- HS quan sát hình 4 trong SGK trang 131, yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng. GV chỉ yêu cầu HS vẽ đơn giản thể hiện được các dạng địa hình trên bề mặt lục địa đó.
- Cho HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
- Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp.
Kết luận: Quả địa cầu giúp ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
- HS quan sát, thảo luận và hoàn thành bảng
- Đại diện HS trình bày kết quả.
Núi
Đôif
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoai thoải
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- Giống nhau: cùng tương đối bằng phẳng.
- Khác nhau: Cao nguyên cao, đất thường màu đỏ; đồng bằng: thấp hơn, đất màu nâu.
- HS trình bày kết quả.
- HS quan sát và vẽ.
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
4) Củng cố: 2’
	Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Ôn tập và kiểm tra.
	- Nhận xét: 
	Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
TUẦN 35	 TIẾT 69, 70
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày soạn: .................... Ngày dạy: ....................
I/ Mục tiêu : Sau bài học giúp HS:
	- Nắng vững kiến thức có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
- Hệ thống và củng cố các loại kiến thức có liên quan đến chủ đề tự nhiên
	- Có tình yêu và ý thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên và quê hương mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: phiếu thảo luận nhóm, giấy to kẻ sẵn như hình 133 SGK
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
	1) Khởi động: 1’ (Hát)
	2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (4 HS)
- Gọi HS nhắc lại bài học
	3) Bài mới: 27’
	a) Giới thiệu bài: Dựa vào mục tiêu giới thiệu Ôn tập và kiểm tra học kỳ I
	b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn tập về phần động vật
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức liên quan đến động vật.
Tiến hành:
- Phát giấy khổ to, kẻ sẵn như hình vẽ 113 cho các nhóm.
- GV hướng dẫn các nhóm HS hoàn thành bảng thông kê
- Yêu cầu một số HS nhắc lại các đặc điểm chính của các nhóm động vật.
Hoạt động 2: Ôn tập về phần thực vật
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức liên quan đến thực vật.
Tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi kể giữa các nhóm
- GV phổ biến hình thức và nội dung:
+ Mỗi nhóm kể tên một cây có một trong các đặc điểm: thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ cũ,...
+ Nhóm 1 kể xong, các nhóm khác lần lượt kể.
+ Nhóm sau kể không được trùng tên với cây của nhóm trước.
+ Trong một thời gian nhất định, nhóm nào kể và nói được đặc điểm của các loại cây đó nhiều hơn sẽ trở thành nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu các nhóm bắt đầu kể.
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ kỳ diệu
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức liên quan đến động vật.
Tiến hành:
- GV yêu cầu lớp chia thành các đội chơi (2 HS / đội chơi).
- GV phổ biến luật chơi:
+ Mỗi độ chơi có nhiệm vụ phải tìm ra ô chữ hàng ngang và hàng dọc.
+ Đoán đúng được 1 hàng ngang, đội ghi được 5 điểm; đoán đúng hàng dọc đội sẽ ghi được 20 điểm.
- GV tổ chức cho các đội chơi.
- Nhóm thảo luận nhanh, trình bày ra giấy để trình bày trước lớp,
- HS nhắc lại
- Mỗi nhóm cử ra một đại diện cùng với GV làm BGK
- Các nhóm cử đại diện kể,
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các đội tham gia trò chơi.
Ô CHỮ
1) Tên một nhóm động vật.
2) Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có điều này.
3) Địa hình cao nhất trên bề mặt lục địa Trái Đất.
4) Một loại rễ cây hay gặp trong cuộc sống.
5) Vẹt thuộc loại động vật này.
6) Hiện tượng này luân phiên cùng với một hiện tượng khác không ngừng.
T	
H	
Ú
Ự
S
Ố
N
Ú
I
S
N
G
H
Ù
M
C
I
H
C
M
Ê
M
Đ
N
Đ
À
Ớ
I
H
7) Đới khí hậu quanh năm lạnh.
Hoạt động 4: Thực hành
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống và củng cố kiến thức liên quan đến thiên nhiên
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm phiếu bài tập.
- GV giải thích phiếu bài tập cho HS rõ
- GV nhận xét, kết luận
- HS làm phiếu bài tập.
PHIẾU BÀI TẬP
1) Khoanh tròn các ô trả lời đúng:
a. Mỗi cây thường có rễ, thân, hoa và quả.
b. Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
c. Cây được phân chia thành các loại: cây có thân mực đứng, cây thân gỗ,...
d. Cá heo thuộc loài cá.
e. Mặt Trăng là một hành tinh của Trái Đất.
g. Một trong những chức năng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá.
h. Trái Đất tham gia vào hai chuyển động.
2) Điền thêm thông tin vào những chỗ chấm dưới đây:
a. Các cây thường có........ và ............... khác nhau. Mỗi cây thường có lá, ............., .........., ...................., và quả.
b. Xoài là loại cây ........................... còn rau cải là loại cây ......................
c. Vận chuyển .................. từ rễ lên ................ và từ ..................... đi khắp các bộ phận của cây để ......................
d. Cây dừa thuộc loại rễ ..................... còn cây đậu thuộc loại ....................
e. Mỗi bông hoa thường có cuống, ......................, .................., và nhị.
g) Cơ thể .................. gồm ba phần: ................, .................., và cơ quan di chuyển.
h) Một ngày, Trái Đất có ................. giờ. Trái Đất vừa .................... quanh mình nó, vừa .................. quanh Mặt Trời.
i) Chỉ có Trái Đất mới tồn tại ...........................
k) Có .................. đới khí hậu chính trên Trái Đất.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
	- Dặn dò: HS về nhà ôn tập.
	- Nhận xét: 
	Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TNXH lop3 canam.doc