Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết:

- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.

- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo).

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 78,79.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 10 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1404Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21: 	Thứ ba ngày 24 tháng 1 năm 2006
Tiết 41: Tự nhiên xã hội
Bài 41: 	 THÂN CÂY.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân ( đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân ( thân gỗ, thân thảo).
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 78,79.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm:
Mục tiêu :
Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
Hoạt động 2: chơi trò chơi Bingo
Mục tiêu: phân loại một số cây theo cách đọc của thân.
Bước 1: tổ chức và hướng dẫn cách chơi. 
Bước 2: chơi trò chơi.
Bước 3: đánh giá.
HS quan sát hình trang 78,79 SGK. Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo...
- Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
- HS chia thành hai nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Cử HS làm trọng tài điều khiển cuộc chơi.
- Cả lớp cùng chữa bài.
Thứ sáu ngày 27 tháng 1 năm 2006
Bài 42: 	Tự nhiên xã hội
Tiết 42:	THÂN CÂY (TT)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được chức năng của thân cây
- Kể ra những ích lợi của một số thân cây
II. Đồ dùng - dạy học:
- Các hình trong SGK
- Dặn HS làm bài tập thực hành theo yêu cầu trong SGK
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trong SGK/80.
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây...đã làm thí nghiệm gì?
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một ốc thân cây đối với đời sống của người và động vật.
Bước 1: 
+ Kể tên một số cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật
+ Kể tên một số cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu...
+ Kể tên một số cây cho nhựa...
Bước 2: làm việc cả lớp.
Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng...
HS quan sát hình trang 80
- Khi một ngọn cây bị ngắt tuy chưa lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống.
- Nhựa cây có chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh trang 81 - nói về lợi ích của thân cây 
- HS đố nhau về kết quả thảo luận
TUẦN 22: 	Thứ ba ngày 07 tháng 02 năm 2006
Bài 43: 	Tự nhiên xã hội
Tiết 43: 	 RỄ CÂY
I. Mục tiêu:
Sau bài học; HS biết:
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Phân biệt được các loại rễ cây sưu tầm được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sách GK - 82, 83
- Gv và Hs sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ mang đến lớp.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: làm việc với SGK
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm việc (theo) cả lớp 
GV chỉ định một vài HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm,...
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được.
GV gọi HS các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm nhiều.
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. Hình 5,6,7 và mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ.
- Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc.
Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm...là rễ chùm...
Có rễ phình to...gọi là rễ củ.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ
Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2006
Bài 44: 	Tự nhiên xã hội
Tiết 44:	 RỄ CÂY (TT)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu chức năng của rễ cây.
- Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong SGK/84, 85
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được?
- Theo bạn, rễ cây có chức năng gì?
Hoạt động 2: 
Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Kể ra ích lợi của một số rễ cây.
Bước 1: Làm việc theo cặp
Những rễ đó được sử dụng làm gì?
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
HS quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ...
HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì
TUẦN 23: 	Thứ ba ngày 4 tháng 2 năm 2006
Bài 45:	 Tự nhiên xã hội
Tiết 45:	 LÁ CÂY
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết
- Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây.
- Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây
- Phân loại các lá cây sưu tầm được
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 86, 87
- Sưu tầm các lá cây khác nhau
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:
- Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây.
- Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây.
Bước 1: 
Làm việc theo cặp
+ Nói về màu sắc hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
+ Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được...
Bước 2: Làm việc cả lớp
Hoạt động 2: 
Làm việc với vật thật
Mục tiêu:
Phân loại các lá cây sưu tầm được.
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ A0 và bảng dính
- GV mời các nhóm giới thiệu sưu tập các loại lá của nhóm mình.
- GV nhận xét tiết học
- HS làm việc theo cặp quan sát hình 
1, 2, 3, 4
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các lá cây và đính vào giấy A0 theo từng nhóm có kích thước hình dạng tương tự nhau.
- Các nhóm giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đẹp nhanh
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2006
Tiết 46: 	Tự nhiên xã hội
Bài 46: KHẢ NĂNG KỲ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu chức năng của lá cây
- Kể ra những ích lợi của lá cây
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trong SGK 88, 89
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: 
Làm việc với SGK theo cặp
Mục tiêu: biết nêu chức năng của lá cây
Bước 1: Làm việc theo cặp
+ Trong quá trình quang hợp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
GV kết luận:
Lá cây có ba chức năng
- Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Kể được những ích lợi của lá cây.
Bước 1:
- Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
Bước 2:
GV tổ chức cho các nhóm thi đua xem cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc như:
Để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà.
Cả lớp và GV nhận xét kết quả của các nhóm.
GV nhận xét tiết học.
- HS từng cặp dựa vào hình 1 trang 88 tự đặt câu hỏi và trả lời.
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
- Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát trang 88 để nói về ích lợi của lá cây.
- HS các nhóm cùng thi đua...
TUẦN 24:	 Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2006
Tiết 47: 	Tự nhiên xã hội
Bài 47:	 HOA
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa
- Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa.
- Phân loại các bông hoa sưu tầm được
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sách giáo khoa/90, 91
- GV và HS sưu tầm các bông hoa đến lớp
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
- Kể được tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Quan sát và nói về màu sắc của những bông hoa...
- Chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa...
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương.
- Mỗi bông hoa đều có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
Hoạt động 2: làm việc với vật thật.
Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được chức năng và lợi ích của hoa
- GV nêu câu hỏi
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa được dùng để làm gì? nêu ví dụ.
+ Hoa nào được dùng trang trí? Hoa nào dùng để ăn
- GV nhận xét - kết quả thảo luận - kết luận
- HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm.
- Cả lớp thảo luận
- Lần lượt trả lời các câu hỏi HS khác bổ sung
	Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2006
Bài 48:	 Tự nhiên xã hội
Tiết 48:	 QUẢ
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
- Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK 92, 93
- GV và HS sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: 
- Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng độ lớn của một số loại quả.
- Kể được tên các bộ phận thường có của một quả.
Bước 1: Quan sát các hình SGK 
Bước 2: Quan sát các quả được mang đến lớp.
Bước 3: làm việc cả lớp 
- Gọi mỗi nhóm trình bày sâu về một loại quả.
Hoạt động 2: thảo luận
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
Bước 1: làm việc theo nhóm 
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận
+ Quả thường dùng để làm gì?
+ Hạt có chức năng gì?
Bước 2: làm việc cả lớp 
- Các nhóm thi đua viết tên các loại quả hạt được dùng vào các việc như:
+ Ăn tươi
+ Làm mứt hoặc si-rô hay đóng hộp.
+ Làm rau dùng trong bữa ăn
+ Ép dầu
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả của các nhóm.
- GV nhận xét tiết học.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các ảnh trong SGK...
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lần lượt các nhóm thi đua viết tên các loại quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21-24.doc