I.Mục tiêu
Sau bi học, học sinh biết:
-Nu được những điểm giống nhau và khác nhau cua một số con vật.
-Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên
-Vẽ v tơ mu một con vật yu thích.
II. Đồ dùng học tập
-Cc hình trong sch gio khoa trang 94,95
-Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp.
-Giấy khổ A4, viết màu đủ cho mỗi học sinh.
III. Hoạt động dạy học
TUẦN 25 Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2006 Bài 49 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 49 ĐỘNG VẬT I.Mục tiêu Sau bài học, học sinh biết: -Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau cua một số con vật. -Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên -Vẽ và tô màu một con vật yêu thích. II. Đồ dùng học tập -Các hình trong sách giáo khoa trang 94,95 -Sưu tầm các ảnh động vật mang đến lớp. -Giấy khổ A4, viết màu đủ cho mỗi học sinh. III. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động: Hoc sinh hát 1 liên khúc các bài hát có tên các con vật Hoạt động1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: - Nêu được những điểm giống và khác nhau của 1 số con vật - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Bước 1: Làm việc theo nhóm, Gv yêu cần Hs quan sát hình trong SGK. Bước 2: Hoạt động cả lớp Gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu 1 con vật mà học sinh ưa thích. Bước 1: Vẽ và tô màu Tô màu ghi chú tên Bước 2: Trình bày Gv phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, tổ trưởng tập hợp tranh của nhóm.. Yêu cầu Hs giới thiệu tranh vẽ của cả lớp. - Cả lớp & Gv cùng nhận xét, đánh giá tranh vẽ - Kết thúc tiết học, Gv cho Hs chơi trò chơi “ Đố bạn con gì?” Gv nhận xét tiết học Cả lớp hát Học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa. - Hs quan sát hình trong SGK. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. + Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật? + Hãy chỉ ra đâu là đầu, mình, chân của từng con vật. + Chọn 1 số con Vật có trong hình nêu những điểm giống và khác nhau về hình dạng. - Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn..Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển - Hs lấy giấy và bút chì hay màu để vẽ 1 con vật mà em ưa thích. - Tổ trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn - Hs chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi. Thứ sáu ngày 03 tháng 3 năm 2006 Tiết 50 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 50 CÔN TRÙNG I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: - Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của côn trùng được quan sát. - Kể được tên 1 số côn trùng có lợi và 1 số côn trùng có hại đối với con người. - Nêu được 1 số cách tiêu diệt những côn trùng có hại. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 96, 97. Sưu tầm các tranh ảnh côn trùng và các thông tin về việc nuôi 1 số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. Bước 1: làm việc theo nhóm Gv yêu cầu Hs quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK. Bước 2: làm việc cả lớp Côn trùng là những động vật không xương sống. chúng có 6 chân và chân phân đốt. Phần lớn các loài đều có 2 cánh. Hoạt động 2: làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được. Mục tiêu: - Kể được tên 1 số côn trùng có ích, có hại với con gnười. - Nếu được 1 số cách tiêu diệt những côn trùng có hại Bước 1: làm việc theo nhóm Bước 2: Làm việc cả lớp - Gv nhận xét và khen các nhóm làm việc tốt, sáng tạo. - Gợi ý Hs tìm hiểu thêm các thông tin về việc nuôi ong. Hs quan sát hình ảnh côn trùng trong SGK. Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận: + Hãy chỉ đâu là đầu, bụng, chân, cánh của từng côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân. Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? - Đại diện các nhóm lê trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng thành 3 nhóm có ích, có hại, không ảnh hưởng gì - Các nhóm trưởng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử người thuyết minh TUẦN 26 Thứ ba ngày 07 tháng 3 năm 2006 Tiết 51 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 51: TÔM, CUA I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua được quan sát. - Nêu ích lợi của tôm và cua. II. Đồ dùng dạy – học - Các hình trong SGK. - Sưu tầm các tranh ảnh việc nuôi tôm, đánh bắt chế biến tôm, cua. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm, cua. Bước 1: làm việc theo nhóm Bước 2: làm việc cả lớp. Gọi đại diện nhóm trình bài. Mỗi nhóm giới thiệu 1 con. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua. - Gv gợi ý cho cả lớp thảo luận. * Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. Ở nước ta có hiều sông hồ và biển là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã trở thành 1 mặt hàng xuất khẩu ở nước ta. - Gv nhận xét tiết học Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận - Bạn có (biết) nhận xét gì về kích thước của chúng. - Bên ngoài những con tôm, cua có gì bảo vệ. Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân có gì đặc biệt? - Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp thảo luận: - Tôm cua sống ở đâu? - Nêu ích lợi của tôm, cua - Giới thiệu hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến. Thứ sáu ngày 10 tháng 03 năm 2006 Bài 52 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 52: CÁ I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát. - Nêu ích lợi của Cá. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong SGK trang 100, 101. - Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi, đánh bắt và chế biến Cá III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát. Bước 1: làm việc theo nhóm + Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? Bước 2: làm việc cả lớp - Gv yêu cầu cả lớp rút ra đặc điểm chung của Cá: Cá là loài động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây. Hoạt động 2: thảo luận cả lớp. Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá. + Kể tên 1 số cá ở nước ngọt và nước mặn mà bạn biết. + Nêu lợi ích của cá + Giới thiệu về hoạt động đánh bắt hay chế biến cá mà em biết. - Ở nước ta có nhiều sông hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cácá đã trở thành 1 mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Gv nhận xét tiết học. - Hs quan sát hình các con cá trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh của các con cá sưu tầm được. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận + Chỉ và nói tên các con cá trong hình. Bạn có nhận xét gì về độ lớn của chúng. + Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì? - Đại diện cấc nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Cả lớp thảo luận theo gợi ý của giáo viên. - Lần lượt Hs trình bày kết quả. - Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạmcon người. Các Hs khác nhận xét bổ sung. Tuần 27 Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2006 Tiết 53 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 53 CHIM I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát. - Giải thích tại sau không nên săn bắn, phá tổ chim. II. Đồ dùng dạy – học: - Các hình trong SGK trang 102, 103. - Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát. Bước 1: Làm việc theo nhóm Bước 2: làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày Hoạt động 2: làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được . Mục tiêu: Giải thích được tại sao không nên săn bắn, phá tổ chim. Bước 1: Làm việc theo nhóm Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gợi ý Hs tìm hiểu thêm những thông tin về hoạt động bảo vệ loài chim quý hiếm. - Gv nhận xét. Hs quan sát hình các con chim trong SGk trang 102, 103 và tranh sưu tầm được – thảo luận nhóm. - Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh sưu tầm. - Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh - Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài “ Bảo vệ các loài chim trong tự nhiên”. - Hs nhận xét. Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2006 Tiết 54 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 54 THÚ I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát - Nêu ích lợi của các loài thú nhà. - Vẽ và tô màu 1 số loài thú nhà mà Hs ưa thích. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong SGK: 104, 105 - Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. Bước 1: làm việc theo nhóm Yêu cầu Hs quan sát hình các loài thú nhà (SGK 104, 105) Bước 2: làm việc cả lớp Gv yêu cầu Hs liệt kê những đặc điểm chung của thú. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà. - Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà. - Ở nhà em nào có nuôi 1 loài thú nhà? Hoạt động 3: làm việc cá nhân Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu 1 con thú mà em ưa thích. Bước 1: yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì hay màu để vẽ con thú nhà mà em thích. Bước 2: trình bày. - Gv yêu cầu Hs tự giới thiệu về tranh của mình. - Gv và Hs nhận xét đánh giá các bức tranh. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận - Đại diện nhóm trìng bày. Mỗi nhóm giới thiệu 1 con. Các nhóm khác nhận xét. Cả lớp thảo luận Hs vẽ vào giấy Từng cá nhân dán bài trước lớp. TUẦN 28 Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2006 Tiết 55 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 55 THÚ I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: - Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con thú rừng được quan sát. - Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các loài thú rừng. - Vẽ và tô màu 1 con thú rừng mà Hs yêu thích . II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 106, 107. - Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú rừng. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Mục tiêu: chỉ và nói được các bộ phận cơ thể của các loài rừng được quan sát. Bước 1: làm việc theo nhóm Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 106, 107. B ... Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái đất. Mục tiêu: Biết Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất. - Vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái đất. Hoạt động 3: chơi trò chơi chuyển động xung quanh Trái đất. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sự chuyển động của Mặt trăng xung quanh Trái đất. - Tạo hứng thú học tập. + Gv chia nhóm và xác định vị trí làm việc cho từng nhóm. + Gv và Hs nhận xét. - Hs quan sát hình -Chỉ Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng và hướng chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất. - Hs trả lời câu hỏi trước lớp. - Hs chú ý nghe giảng bài của Gv. - Hs vẽ sơ đồ Mặt trăng quay xung quanh Trái đất. - Hai Hs ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm. - Thực hành chơi trò chơi theo nhóm. - Vài Hs biểu diễn trước lớp TUẦN 32 Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2006 Tiết 63 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 63 NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs có khả năng: - Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất ở mức độ đơn giản. - Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quay mình nó là 1 ngày. - Biết 1 ngày có 24 giờ. - Thực hành biểu diễn ngày và đêm II. Đồ dùng dạy - học - Các hình trong SGK trang 120, 121 - Đèn điện để trên bàn III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp Mục tiêu: Giải thích tại sao có ngày và đêm. - Gv hướng dẫn Hs quan sát hình 1 và 2 trang 120, 121 trả lời các câu hỏi. - Gọi 1 số Hs trả lời trước lớp. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm Mục tiêu: - Biết khắp mọi nơi trên Trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. - Biết thực hành biẻu diễn ngày và đêm. + Gv chia nhóm + Gv gọi vài Hs lên thực hành trước lớp. + Gv gọi Hs khác nhận xét. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp Mục tiêu: Biết thời gian để Trái Đất quay được một vòng quay mình nó là 1 ngày. - Biết 1 ngày có 24 giờ. * Thời gian để Trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó được quy ước là 1 ngày. * Một ngày có bao nhiêu giờ? * Hãy tưởng tượng nếu Trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái đất như thế nào? - Hs quan sát tranh - 1 số Hs trả lời câu hỏi - Hs trong nhóm lần lượt lên thực hành như hướng dẫn SGK - Vài Hs thực hành trước lớp - Cả lớp thảo luận - Đại diện Hs nêu kết quả thảo luận. Thứ sáu ngày 14 tháng 4 năm 2006 Tiết 64 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 64 NĂM, THÁNG VÀ MÙA I. Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết: - Thời gian để Trái đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt trời là 1 năm. - Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng - Một năm thường có 4 mùa II. Đồ dùng dạy - học - Các hình trong SGK trang 122, 123 - Một số quyển lịch. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm. - Biết thời gian để Trái đất chuyển động được 1 vòng quanh Mặt trời là 1 năm, 1 năm có 365 ngày. - Gv chia nhóm nêu câu hỏi các nhóm thảo luận - Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng? - Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? - Những tháng nào có 30, 31 và 28 hoặc 29 ngày? Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp Mục tiêu: Biết một năm thường có 4 mùa. - Gv nêu gợi ý cho Hs trao đổi. - Gv gọi 1 số học sinh lên trả lời trước lớp. Hoạt động 3: chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông. - Hs biết đặc điểm khí hậu 4 mùa. - Gv hỏi đặc trưng khí hậu 4 mùa - Gv hướng dẫn Hs cách chơi. - Hs trong nhóm dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch. Thảo luận theo các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm - Hai Hs làm việc với nhau theo gợi ý - Một số Hs trả lời trước lớp - Hs khác sửa chữa - Hs nêu khí hậu 4 mùa + Mùa xuân: ấm áp, + Mùa hạ: Nóng nực, + Mùa thu: mát mẻ, + Mùa Đông: Lạnh, rét - Hs chơi theo nhóm hoặc cả lớp. Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2006 Tuần 34 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 65 CÁC ĐỚI KHÍ HẬU I. Mục tiêu: Giúp HS: -Kể tên và chỉ được các đới khí hậu trên quả địa cầu. -Biết được đặc điểm chính của các đới khí hậu. -Biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới (đới nóng ) II Chuẩn bị : Quả địa cầu (cở to) và tranh vẽ của quả địa cầu chia sẳn với các đới khí hậu. Phiếu thảo luận nhóm III Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt đông khởi động -Kiểm tra bài cũ: Gv gọi 2 hs trả lời câu hỏi -Nhận xét và cho điểm -Giới thiệu bài mới Hoạt động 1 -Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc và Nam bán cầu. -Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi . -Hãy nêu những nét khí hậu đặc trưng của các nước sau đây : Nga, Úc, Brazin, Việt Nam. -Theo em vi sao khí hậu các nước này khác nhau? -Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của Hs, chỉnh sửa. -Gv yêu cầu Hs hinh 1 trang 124 SGK và giới thiệu: trái đất chia làm hai nửa bằng nhau ranh giới là đường xích đạo. Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Hoạt động 2: Đặc điểm chính của các đới khí hậu -Thảo luận theo nhóm -Gv nhận xét, bổ xung Kết luận -Nhiệt đới: nóng quanh năm. -Ôn đới: ấm áp có đủ bốn mùa. Ở hai cực của trái đất quanh năm nước đóng băng. Hoạt động kết thúc: Trò chơi Ai tìm nhanh nhất -Gv phổ biến cách chơi. -Gv tổ chức chơi thử. - Gv tổ chức cho một số cặp Hs chơi. - Gv nhận xét, phát phần thưởng. - Gv dặn dò Hs về nhà ôn lại bài chuẩn bị bài sau. -Tiến hành thảo luận cặp đôi. -Đại diện cặp đôi thảo luận nhanh nhất trình bày trước lớp. -Tiến hành thảo luận. -Đại diện nhóm thảo luận nhanh lên trình bày ý kiến. -Lắng nghe ghi nhớ. Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2006 Bài 66 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I.Mục tiêu: Giúp Hs: -Phân biệt được lục địa và đại dương -Biết bề mặt trái đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương. -Nói tên và chỉ được vị trí (các lục địa và đại dương trên lược đồ của các châu lục và đại dương) của một số nước (trong đó có Việt Nam), nêu được nước nằm trên châu lục nào của Trái Đất. II. Chuẩn bị: -Quả địa cầu (cỡ to). -Lược đồ các châu lục và các đại dương. -Hai bộ thẻ chử ghi tên 4 châu lục, 6 đại dương và tên một số nước. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động -Kiểm tra bài cũ -Gv gọi Hs trả lời câu hỏi -Nhận xét (và ghi) +Giới thiệu bài mới Hoạt động 1 Tìm hiểu bề mặt của trái đất Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi 1.Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì? 2.Màu nào chiếm diện tích trên quả địa cầu? 3 Theo em các màu đó có những ý nghĩa gì? Tổng hợp các ý kiến của Hs Hoạt động 2: Lược đồ các châu lục và các đại dương. Gv treo lược đồ các châu lục và các đại dương của trái đất. - Yêu cầu Hs nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương. - Gv yêu cầu các Hs tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào? Kết luận: 6 châu lục và 4 đại dương trên Trái đất không nằm rời rạc mà nằm xen kẽ gắn liền với nhau trên bề mặt Trái đất. - Gv dặn Hs về nhà ôn bài. 2 Hs lên bảng trình bày Hs nghe Gv giới thiệu - Tiến hành thảo luận - Đại liện các nhóm thảo luận trình bày ý kiến. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs tiếp nhau lên bảng chỉ và giới thiệu Thứ ba ngày 9 tháng 5 năm 2006 Tuần 35 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 67 BỀ MẶT LỤC ĐỊA I. Mục tiêu: - Giúp Hs: + Mô tả được bề mặt lục dịa (bằng miệng, có kết hợp chỉ tranh vẽ) + Nhận biết và phân biệt được sông, suối, hồ của Trái đất. II. Chuẩn bị: - Một số tranh, ảnh thêm về sông, suối, hồ. - Gv và Hs sưu tầm nộ dung 1số câu truyện, thông tin về các sông, hồ trên Thế giới và Việt nam. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu học sinh lên bảng trình bày: 1. Về cơ bản bề mặt Trái đất được chia thành mấy phần? 2. Hãy kể tên 6 châu lục và 4 đại dương. Nhận xét - Giới thiệu bài mới. Hoạt động 1: Bề mặt lục địa Hoạt động cả lớp - Theo em, bề mặt lục địa có bằng phẳng không? Vì sao em lại nói được như vậy? Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của Hs: Bề mặt Trái đất không bằng phẳng, có chổ mặt đất nhô cao, có chổ mặt đất bằng phẳng, có chổ nước có chổ không. - Thảo luận nhóm: 1. Sông, suối, hồ giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 2. Nước sông, suối thường chảy đi đâu? Nhận xét, tổng hợp ý kiến của Hs. Hoạt động 2: Tìm hiểu về suối, sông, hồ. Hoạt động cả lớp: Yêu cầu: Quan sát hình 2, 3, 4 trang SGK nhận xét xem hình nào thể hiện suối, sông, hồ và tại sao lại nhận xét được như thế? - Gv nhận xét – kết luận Hoạt động kết thúc: - Gv tổng kết giờ học - Gv yêu cầu Hs về nhà sưu tầm các tranh ảnh về núi non để chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. - 2 Hs lên bảng trình bày. 3 đến 4 Hs trả lời - Tiến hành thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm thảo luận trình bày ý kiến. - Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. 3 đến 4 Hs trả lời Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2006 TỰ NHIỆN XÃ HỘI Bài 68 BỀ MẶT LỤC ĐỊA (TT) I.Mục tiêu: Giúp Hs: - Nhận biết được những đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng. - Phân biệt được sự khác nhau giữa đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng. - Thực hành kỹ năng vẽ mô hình thể hiện đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng. II Chuẩn bị: Các hình minh học trong SGK Phiếu thảo luận nhóm. Giấy A4 phát cho cả lớp. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động khởi đọng Hoạt động 1 Tìm hiểu về đồi và núi Thảo luận nhóm * Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 130 SGK, sau đó thảo luận ghi kết quả vào phiếu. * Nhận xét, tổng hợp các ý kiến. Hoạt động 2 Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng - Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và ảnh 3, 4, 5 và thảo luận nhóm. - Gv nhận xét – kết luận Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng khác nhau về nhiều điểm như: độ cao, màu đất.. Hoạt động 3 Vẽ mô tả đồi, núi, đồng bằng, cao nguyên. - Gv yêu cầu học quan sát hình 4 trang 131 SGK, vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và caonguyên. - Gv yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên thuyết trình về hình vẽ của nhóm mình. - Gv nhận xét Hoạt động kết thúc Yêu cầu Hs về nhà cũng cố ôn tập lại các kiến thức đã học về tự nhiên để chuẩn bị cho tiết ôn tập và kiẻm tra HKII. - Tiến hành thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm thảo luận nhanh sẽ trình bày ý kiến. - Hs nhận xét, bổ sung - Tiến hành thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - Hs nhận xét, bổ sung. - Hs tiến hành vẽ - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp Hs cả lớp lắng nghe nhận xét.
Tài liệu đính kèm: