Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 28 - Trường TH Hoài Hải

Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 28 - Trường TH Hoài Hải

TNXH: THÚ ( TT )

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

 - Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú rừng.

 - Nêu ích lợi của thú rừng, kể tên một vài loài thú rừng.

 - Có ý thức bảo vệ các loài thú.

II. Chuẩn bị

 - Điểm số 10, 20, 30 ( 4 bộ )

 - Tranh ảnh như SGK và tranh ảnh sưu tầm.

 - Phiếu thảo luận nhóm giấy và bút.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 28 - Trường TH Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNXH:	 THÚ ( TT )
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú rừng.
	- Nêu ích lợi của thú rừng, kể tên một vài loài thú rừng.
	- Có ý thức bảo vệ các loài thú.
II. Chuẩn bị
	- Điểm số 10, 20, 30 ( 4 bộ )
	- Tranh ảnh như SGK và tranh ảnh sưu tầm.
	- Phiếu thảo luận nhóm giấy và bút.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Hoạt động khởi động
- Tổ chức cho học sinh trò chơi: “ Con gì đây “
- Chia học sinh thành 2 đội, mỗi đội cử 3 học sinh đại diện lên tham gia trò chơi.
* Giới thiệu bài - Ghi đề
2 .Các hoạt động
* Hoạt động 1: Gọi tên các bộ phận bên ngoài cơ thể thú.
- Yêu cầu học sinh quan sát các tranh ảnh mình đã sưu tầm được để biết con vật trong tranh là con gì, là thú nuôi hay thú rừng.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: nêu các điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa thú rừng và thú nuôi
- Nêu đặc điểm chính của thú rừng: Là động vật có xương sống có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Yêu cầu học sinh nêu điểm khác nhau giữa thú rừng và thú nuôi 
-Cơ thể thú nuôi có những biến đổi phù hợp với cách nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Thú rừng sống hoang dã, tự kiếm sống.
* Hoạt động 2: Ích lợi của thú rừng.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu bài tập.
 Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét kết luận: 
- Yêu cầu học sinh cho biết ích lợi của thú rừng.
* kết luận: Thú rừng cung cấp các dược liệu quý, là nguyên liệu để trang trí và mĩ nghệ. Thú rừng giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp.
* Hoạt động 3: Bảo vệ thú rừng.
- Giáo viên treo tranh của một số loài động vật quý hiếm: Hổ, báo, gấu trúc, tê giác, voi.
* Giới thiệu: Đây là những loài vật quý hiếm. Số lượng các loài vật này còn rất ít.
- Chúng ta phải làm gì để các loài thú rừng quý không bị mất đi ?
+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ thú hiếm ?
* Kết luận: Bảo vệ các loài thú là việc làm rất cần thiết.
Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu các nhóm học sinh dán các tranh về các loài thú vào giấy to theo tiêu chí tự chọn ( Giáo viên gợi ý tiêu chí: Thú nuôi / thú hoang dã ; thú ăn cỏ/ thú ăn thịt;.)
* Nhận xét và kết thúc bài học
- Học sinh chia thành các đội, cử đại diện lên chơi.
- Học sinh quan sát các con vật trong tranh, xác định tên và phân loại các con thú.
- Học sinh làm việc theo nhóm: - Cả nhóm thảo luận nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa thú rừng và thú nuôi
- Đại diện các nhóm trả lời các học sinh khác theo dõi, bổ sung.
- Học sinh đại diện các nhóm báo cáo. Sau đó các nhóm còn lại bổ sung ý kiến.
- Thú nuôi được con người nuôi. Thú rừng sống tự do trong rừng.
- Học sinh nhận phiếu bài tập, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập.
- Đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 đến 3 học sinh trả lời.
- 1 đến 2 học sinh nhắc lại
- Học sinh quan sát và gọi tên các con vật trong tranh
- Lắng nghe.
- Cần phải bảo vệ thú rừng, không săn bắt thú rừng bừa bãi, không chặt phá rừng.
cấm săn bắn trái phép, nuôi dưỡng các loài thú quý.
- Học sinh liên hệ theo tình hình địa phương
- Các nhóm chọn tiêu chí và dán các tranh theo tiêu chí. Sau đó dán lên bảng.
- Các nhóm lần lượt giới thiệu nhanh kết quả của nhóm.
TNXH: 	THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Khắc sâu hiểu biết về động vật, thực vật.
- Có kĩ năng vẽ, viết, nói về những cây cối, con vật mà học sinh quan sát được.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
	- Giáo viên chọn địa điểm tổ chức tham quan ( vườn trường, vườn thú, vườn bách thảo) là nơi có thể quan sát cả động vật và thực vật.
	- Học sinh chuẩn bị giấy, bút vẽ
	- Phiếu thảo luận số 1, 2 cho các nhóm
	- Đồ dùng phục vụ trò chơi
III. Các hoạt động dạy học
	* Tiến hành:
	* Hoạt động 1, 2: Bài 56
	* Hoạt động 3, 4, 5: Bài 57
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động
- Giáo viên giới thiệu mục đích
- Phát giấy vẽ cho học sinh. Yêu cầu các học sinh khi đi tham quan tự vẽ 1 loài cây hoặc 1 con vật đã quan sát, trong đó chú thích các bộ phận.
* Dặn dò học sinh khi đi tham quan:
+ Không bẻ cành, hái hoa, làm hại cây
+ Không trêu chọc, làm hại các con vật.
+ Trang phục gọn gàng, không đùa nghịch
* Hoạt động 1: Thực hành tham quan.
- Giáo viên đưa học sinh đi thăm quan. Giáo viên hướng dẫn giới thiệu cho học sinh nghe về các loài cây, con vật được quan sát.
- Giáo viên quản lý học sinh, nhắc nhở nhóm học sinh quản lý nhau, cùng tìm hiểu các loài cây, con vật.
- Dặn dò học sinh về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, một con vật đã quan sát được.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tranh vẽ.
- Yêu cầu các học sinh đưa tranh của mình lên lớp.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: Trong mỗi nhóm học sinh lần lượt giới thiệu cho các bạn nghe về tranh vẽ của mình.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp.
* Hoạt động 3: Bạn biết gì về động vật, thực vật
- Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ theo bài vẽ của các em.
- Yêu cầu các học sinh ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1. Yêu cầu các học sinh ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận số 2.
PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 1
- Hãy dán tranh đã vẽ về con vật mà em biết đã quan sát được và kể thêm tên 1 loài động vật khác. Nêu đặc điểm của chúng để hoàn thành bảng sau:
- Cho các nhóm thảo luận 10 phút. Sáu đó yêu cầu các nhóm dán các kết quả lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung
* Hỏi học sinh: Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm gì ?
* Giáo viên kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không.
* Hoạt động 4: Trò chơi ghép đôi
- Giáo viên chuẩn bị 2 bộ đồ dùng chơi trò chơi
* Bộ 1: Gồm các tấm bìa ghi các chữ: 
Lá
Tôm
Hạt
Chim
Rễ
Hoa
- Mỗi học sinh nhận giấy vẽ. Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tham quan: quan sát, ghi chép
- Học sinh đưa tranh của mình ra.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Lần lượt từng học sinh giới thiệu về tranh vẽ của mình. Vẽ cây/con gì ? Chúng sống ở đâu ? Các bộ phận chính của cơ thể là gì ? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt ?
- Các nhóm bình chọn và cử đại diện nhóm học sinh lên giới thiệu trước lớp.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu
- Học sinh chia thành nhóm, nhận phiếu thảo luận.
PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 2
- Hãy dán tranh vẽ về loài cây mà em đã quan sát được khi đi thăm quan và hoàn thành bảng dưới đây:
Con vật
Đặc điểm
Đầu
Mình
Cơ quan di chuyển
Điểm đặc biệt
Cây
Đặc điểm
Thân
Rễ
Lá
Hoa
Quả
Điểm đặc điểm
- Các mẫu giấy nhỏ, mõi mẫu giấy ghi nội dung sau:
+ Chúng tôi không có xương sống, biết bơi, có lớp vở cứng bao bọc, tôi nhảy được.
+ Tôi có khả năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
+ Cơ thể tôi có lông vũ bao phủ
+ Nhờ có tôi mà các loài cây duy trì được giống nòi.
+ Tôi luôn mặc những bộ quần áo đẹp và người tôi luôn toả hương thơm.
* BỘ 2:
	- Gồm các tầm bìa: Thú ; Thân Cây ; Quả ; Ong ; Cua ; Dơi
	- Các mẫu giấy nhỏ, mỗi mẫu giấy nhỏ ghi nội dung như sau:
	+ Cơ thể của chúng tôi có lông mao bao phủ
	+ Tôi làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa đi nuôi cây
	+ Tôi sinh ra từ hoa cho hạt để tạo cây mới
	+ Tôi không có xương sống, biết bay và mang mật ngọt cho đời.
	+ Tôi không có xương sống nhưng vỏ cơ thể thì rất cứng, tôi có tám cẳng và hai càng
	+ Tôi biết bay kiếm mồi về đêm nhưng không phải là chim.
* Giáo viên phổ biến cách chơi: Trò chơi dành cho hai đội, mỗi đội có 12 thành viên trong đó 6 thành viên cầm 6 tấm bìa, 6 thành viên có mẫu giấy nhỏ. Khi chơi các bạn cầm giấy lần lượt đọc nội dung ghi trong giấy, các bạn cầm bìa theo dõi nếu thấy nội dung bạn đọc là đặc điểm của mình thì nhanh chóng chạy về phía bạn đó.
	+ Đội thắng cuộc là đội ghép đúng ít thời gian hơn
	+ Học sinh cả lớp làm cổ động viên.
	+ Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
	+ Nhắc nhở học sinh luôn cố gắng bảo vệ thiên nhiên môi trường vì đó là bảo vệ cuộc sống của chính mình.
* Tổng kết giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Mặt trời

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH.doc