Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 30 - Trường TH Hoài Hải

Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 30 - Trường TH Hoài Hải

TNXH: ( 59 ) TRÁI ĐẤT - QUẢ ĐỊA CẦU

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

 - Nhận biết hình dạng của Trái Đất trong không gian: Rất lớn và có hình cầu

 - Biết được quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và cấu tạo của quả địa cầu.

 - Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo, hai bán cầu và trục của quả địa cầu.

II. Chuẩn bị

 - Quả địa cầu ( cỡ to )

 - Quả địa cầu ( cỡ nhỏ ) hoặc tranh vẽ quả địa cầu

 - Phiếu thảo luận nhóm

 - Hình minh hoạ số 1, trang 112/SGK

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 30 - Trường TH Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNXH: ( 59 )	TRÁI ĐẤT - QUẢ ĐỊA CẦU
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Nhận biết hình dạng của Trái Đất trong không gian: Rất lớn và có hình cầu
	- Biết được quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và cấu tạo của quả địa cầu.
	- Thực hành chỉ trên quả địa cầu cực Nam, cực Bắc, xích đạo, hai bán cầu và trục của quả địa cầu.
II. Chuẩn bị
	- Quả địa cầu ( cỡ to )
	- Quả địa cầu ( cỡ nhỏ ) hoặc tranh vẽ quả địa cầu
	- Phiếu thảo luận nhóm
	- Hình minh hoạ số 1, trang 112/SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Mặt trời có vai trò gì đối với con người, động vật và thực vật ? Lấy ví dụ để làm rõ vai trò đó của Mặt Trời.
+ Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những việc gì ? Hãy lấy 3 ví dụ từ gia đình em để làm rõ điều trên.
* Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
* Giới thiệu bài mới: 
* Hỏi: Các em có biết chúng ta đang sinh sống ở đâu trong vũ trụ không ?
* Giới thiệu: Để hiểu rõ hơn về Trái Đất, cô và các em sẽ cùng học bài ngày hôm nay: Trái Đất - Quả địa cầu
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng Trái Đất và Quả địa cầu 
* Hỏi: Theo các em, Trái Đất có hình gì ?
( Giáo viên ghi nhanh lên bảng các ý kiến của học sinh )
* Giới thiệu hình 1 trong SGK: Đây là ảnh chụp Trái Đất từ tàu vũ trụ. Qua hình chụp này, ta có thể thấy Trái Đất có dạng hình cầu và hơi dẹt ở hai đầu. Trái Đất nằm lơ lửng trên vũ trụ.
* Giới thiệu về Quả địa cầu : Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Quả địa cầu gồm các bộ phận sau: trục, giá đỡ quả địa cầu. Trên Quả địa cầu thể hiện một số điểm cơ bản như: Cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
( Giáo viên kết hợp vừa giảng, vừa chỉ Quả địa cầu )
- Thảo luận nhóm. Yêu cầu học sinh thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Trục của quả địa cầu nghiêng hay thẳng đứng so với mặt bàn ?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc trên bề mặt Quả địa cầu ?
+ Từ những quan sát được trên mặt Quả địa cầu, em hiểu thêm gì về bề mặt Trái Đất ?
* Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh.
* Giới thiệu: Trong thực tế, Trái Đất không có trục xuyên qua và không được đặt trên một giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian. Vũ trụ rất rộng lớn và Trái Đất chỉ là một hành tinh nhỏ bé trong vô vàn các hình tinh nằm trong vũ trụ.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm hiểu về Quả địa cầu 
- Giáo viên tổ chức hoạt động thực hành dưới hình thức thi giữa các đội
- Giáo viên chia lớp thành các đội ( Tuỳ vào số lượng học sinh mà giáo viên chia thành các đội cho hợp lý )
* Cuộc thi gồm 3 vòng như sau:
* Vòng 1: Thi tiếp sức
- Một đội sẽ được phát một tranh vẽ Quả địa cầu ( hoặc mô hình Quả địa cầu ) và thẻ chữ: Trục ; giá đỡ ; cực Bắc ; cực Nam ; xích đạo ; Bắc bán cầu ; Nam bán cầu.
* Vòng 2: Thi hùng biện
* Vòng 3: Vẽ Quả địa cầu 
- Hết thời gian đội nào vẽ đúng ghi được 10 điểm. Đội nào vẽ đẹp ghi thêm được 3 điểm.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh chơi
- Giáo viên tổng kết và phát phần thưởng cho nhóm học sinh thắng cuộc.
- Giáo viên tổng kết bài học, dặn học sinh về nhà chuẩn bài sau: Sự chuyển động của Trái Đất 
- 2 học sinh lên bảng trình bày
- Học sinh cả lớp nhận xét
- Học sinh trả lời
- Sống ở trên Trái Đất
- 1 học sinh nhắc lại tên bài học
- Hoạt động cả lớp
- 3 – 4 học sinh trả lời
+ Hình tròn
+ Hình méo
+ Giống hình quả bóng
- Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ
- 1 – 2 học sinh lên bảng chỉ vào quả địa cầu, trình bày các ý kiến chính mà giáo viên giảng.
- Tiến hành thảo luận, sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
* Ý kiến đúng là:
- So với mặt bàn, trục của Quả địa cầu nghiêng.
- Màu sắc trên Quả địa cầu khác nhau: Có một màu cơ bản như màu xanh nước biển, màu vàng, màu xanh lá cây, da cam,
- Từ những gì quan sát được, em hiểu thêm về Trái Đất là: Trái Đất có trục nghiêng, bề mặt Trái Đất không như nhau ở các vị trí.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ
- Nhiệm vụ của các đội: Trong thời gian 2 phút, các đội phải gắn đúng các thẻ chữ vào các vụ trí của Quả địa cầu trên mô hình quả địa cầu ( hoặc tranh vẽ Quả địa cầu ). Đội nào gắn đúng sẽ ghi được điểm 10. ( Nhanh nhất được thưởng điểm )
- Nhiệm vụ của các đội: Trình bày những ý kiến đã học trong bài về Quả địa cầu.
- Nhiệm vụ của các đội: Trong 3 phút các bạn phải nhớ và vẽ lại được hình dạng của Quả địa cầu, chỉ định các vị trí trục, đường xích đạo, hai cực của Quả địa cầu.
TNXH: ( 60 )	SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Nhận biết được hưởng chuyển động của Trái Đất quay quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong không gian
	- Thực hành quay Quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
II. Chuẩn bị
	- Quả địa cầu
	- Bảng phụ, phấn ( bút viết bảng )
	- Phiếu thảo luận nhóm
	- Thẻ chữ: Mặt Trời ; Trái Đất 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động: 
* Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1 đến 2 học sinh lên bảng chỉ vào Quả địa cầu và nói rõ: Cấu tạo của Quả địa cầu, hai cực, đường xích đạo, Bắc bán cấu và Nam bán cầu.
* Nhận xét và cho điểm học sinh
* Giới thiệu bài mới:
* Hỏi: 
+ Trái Đất có mấy cực ? Hãy kể tên các cực đó ?
+ Có mấy phương chính ? Hãy kể tên các phương đó ?
* Nhận xét
* Giới thiệu: Bài học hôm trước, chúng ta đã biết rằng Trái Đất lơ lửng trong vũ trụ. Trái Đất không hề đứng yên mà luôn chuyển động không ngừng theo một chiều nhất định. Bài học ngày hôm nay các em sẽ hiểu rõ thêm về sự chuyển động đó của Trái Đất trong vũ trụ
* Hoạt động 1: Trái Đất tự quay quanh trục của nó.
* Hoạt động cả lớp
- Giáo viên vẽ một hình tròn lên bảng phụ và hỏi học sinh về cách vẽ trục ( nghiêng hay thẳng ), vẽ hai cực ( vị trí )
+ Giáo viên vẽ và ghi các dữ kiện mà học sinh trả lời
* Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận đọc và làm theo yêu cầu như SGK/114
* Nhận xét hoạt động thực hành của học sinh.
- Quay mẫu và làm mẫu 1 lần trên mô hình Quả địa cầu để học sinh cả lớp quan sát.
* Hoạt động cả lớp
* Hỏi: Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ ?
* Hỏi: Hướng đó đi từ phương nào sang phương nào ?
- Bạn nào có thể lên bảng vẽ chiều quay của Trái Đất trên hình vẽ ?
* Nhận xét, chỉnh sửa hình vẽ của học sinh cho đúng.
* Kết luận: Trái Đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ ( nếu nhìn từ cực Bắc xuống ) hay theo hướng Tây sang Đông.
* Hoạt động 2: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 SGK và thảo luận theo 2 câu hỏi sau:
+ Hãy mô tả những gì em quan sát được ở hình 3
+ Theo nhóm em, Trái Đất tham gia vào mấy chuyển động ? Đó là những chuyển động nào ?
+ Hướng của các chuyển động đó đi từ phương nào sang phương nào ?
* Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu học sinh nêu ý kiến
* Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia vào hai chuyển động: Chuyển động tự quay xung quanh mình nó và chuyển động quay xung quanh Mặt Trời. Hướng của cả hai chuyển động trên đều là Tây sang Đông.
- Yêu cầu học sinh lên vẽ thể hiện hai chuyển động trên của Trái Đất.
* Nhận xét, chỉnh sửa ( nếu sai )
- Yêu cầu học sinh lên thuyết minh về hình vẽ
* Nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Củng cố “ Trái Đất Quay “
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm ( tuỳ vào số lượng học sinh mà giáo viên chia thành các nhóm cho hợp lý. )
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ trò chơi trang 115/SGK sau đó hướng dẫn các nhóm học sinh chơi:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh chơi
- Giáo viên yêu cầu một vài cặp học sinh lên biểu diễn trước lớp ( biểu diễn và thuyết minh )
* Giáo viên nhận xét: Khen, phê bình các nhóm
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh về nhà tự tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông ( như đài, báo, ti vi, sách truyện) những kiến thức về các hành tinh trong hệ Mặt Trời 
- 1 đến 2 học sinh lên bảng thực thực hiện yêu cầu
- Học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Học sinh trả lời
- Trái Đất có 2 cực. Đó là cực Bắc và cực Nam
- Có 4 phương chính. Đó là các phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh trả lời
- Học sinh cùng tham gia với giáo viên tạo nên hình vẽ giống hình 1 SGK
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng cách lên thực hành trước lớp ( 4 học sinh lên thực hành )
- Cả lớp học sinh quan sát
- Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Hướng đó đi từ Tây sang Đông
- 1 học sinh lên bảng vẽ
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 – 2 học sinh nhắc lại
- Tiến hành thảo luận nhóm
* Ý kiến đúng là:
- Quan sát hình 3 em thấy: Trái Đất đang vừa tự quay quanh mình nó theo hướn từ Tây sang Đông đồng thời Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời.
- Theo nhóm em, Trái Đất tham gia vào 2 chuyển động. Đó là chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay xung quanh Mặt Trời.
- Hướng tự chuyển động quay quanh trục và chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất đều theo hướng từ Tây sang Đông.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 học sinh lên bảng vẽ
- Học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung
- 2 – 3 học sinh lên thực hiện trước lớp
- Học sinh dưới lớp nhận xét
- Mỗi nhóm sẽ cử ra 2 bạn: Một bạn gắn thẻ chữ” Mặt Trời “ một bạn gắn thẻ chữ “ Trái Đất “
- Hai bạn trong nhóm sẽ đóng vai thể hiện hai chuyển động của Trái Đất: Tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời.
- Các bạn trong nhóm quan sát và nhận xét.
- Hai bạn trong nhóm đóng vai xong sẽ được lựa chọn hai bạn khác bất kì trong nhóm để thay thế.

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH.doc