Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 34 - Bài: Bề mặt lục địa - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 34 - Bài: Bề mặt lục địa - Đinh Thị Hương Thảo

2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.

* Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận

- Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.

- Mô tả bề mặt lục địa.

Bước 2: Vấn đáp

*Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi , núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên) có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ.),.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

* Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận

- Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.

- Con suối thường bắt nguồn từ đâu?

- Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ).

- Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 34 - Bài: Bề mặt lục địa - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Tự nhiên – xã hội
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Bề mặt lục địa
Tuần : 34
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:Sau bài học, HS có khả năng:
- Mô tả bề mặt lục địa.
- Nhận biết được suối, sông hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 128, 129.
- Tranh ảnh suối, sông, hồ do GV và HS sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp ,hình thức tổ chức dạy học tương ứng
 5’
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: Bề mặt Trái đất
*Kiểm tra, đánh giá
33’
b/ Bài mới:
1’
1/ Giới thiệu bài: Bề mặt lục địa
*Trực tiếp.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa.
* Cách tiến hành:
* Thảo luận nhóm
Bước 1: Thảo luận
- Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
- Mô tả bề mặt lục địa.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý.
Bước 2: Vấn đáp
*Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi , núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên) có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ..),...
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ.
* Cách tiến hành:
* Thảo luận nhóm
Bước 1: Thảo luận
- Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ.
- Con suối thường bắt nguồn từ đâu?
- Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ).
- Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
- HS làm việc trong nhóm, quan sát hình 1 trang 128 trong SGK và trả lời theo các gợi ý.
Bước 2: Vấn đáp
Dựa vào vốn hiểu biết, hãy trả lời câu hỏi: 
Trong 3 hình (hình 2, 3, 4) hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ?
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
*Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
* Mục tiêu: Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ.
* Cách tiến hành:
* Thực hành
Bước 1: GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ.
- Vấn đáp.
Bước 2: Một vài HS trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh (nếu có).
Bước 3: GV có thể giới thiệu thêm (bằng lời và tranh ảnh) cho HS biết một vài con sông, hồ nổi tiếng ở nước ta.
- GV giảng giải.
1’
C/Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_34_bai_be_mat_luc_dia.doc