. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ:
- Xây dựng được nội dung đề tài thông qua thông qua việc quan sát các hình ảnh trong cuộc sống.
- Vận dụng được sự tương phản của hình mảng cơ bản, đường nét, màu sắc, và nhịp điệu để mô phỏng đối tượng.
- Biết chia sẻ về ý tưởng và nội dung.
1. Phẩm chất.
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS:
- Quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống.
- Trân trọng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mĩ, qua việc tham quan bảo tàng.
- Phân tích được vẻ đẹp của SPMT.
- Biết sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành, sáng tạo.
- Xây dựng sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.
- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo.
Chủ đề 6: CHUYẾN ĐI KÌ THÚ Bài 11: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP 2 tiết I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: - Xây dựng được nội dung đề tài thông qua thông qua việc quan sát các hình ảnh trong cuộc sống. - Vận dụng được sự tương phản của hình mảng cơ bản, đường nét, màu sắc, và nhịp điệu để mô phỏng đối tượng. - Biết chia sẻ về ý tưởng và nội dung. 1. Phẩm chất. - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS: - Quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống. - Trân trọng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mĩ,qua việc tham quan bảo tàng. - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT. - Biết sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành, sáng tạo. - Xây dựng sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm. - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo. 2. Năng lực. 2.1. Năng lực đặc thù môn học. - Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của hiện vật và mô phỏng hiện vật qua quan sát, trí nhớ, tưởng tượng. - Thể hiện được vẻ đẹp cuộc sống bằng SPMT. - Mô phỏng được hiện vật bằng hình thức vẽ, cắt, xé, dán,và sử dụng hình vẽ kể được hành trình đã đi. - Biết trưng bày, nhận xét và nêu được cảm nhận của cá nhân về SPMT cảu mình và bạn. 2.2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành, trưng bày và chia sẻ nhận xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật tiểu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT. 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh. - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét, - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình, khối, nhịp điệu trong thực hành SPMT. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC. - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá. - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giáo viên. - Giáo án, SGK, SGV. - Một số tranh, ảnh, clip liên quan đến tranh dân gian. - Một số sản phẩm mĩ thuật về chủ đề: Chuyến đi kì thú. 2. Học sinh. - SGK. VBT (nếu có). - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm, - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học. - Hình tranh dân gian sưu tầm (nếu có). IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. TIẾT 1 NỘI DUNG HĐ của GV HĐ của HS HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận thức. . Mục tiêu: HS quan sát các hình ảnh minh họa để thấy được vẻ đẹp của cuộc sống. . Nội dung: Quan sát các hình ảnh, tranh trang 48, 49 SGK hoặc SPMT. Ổn định: (1-2 phút) GV kiểm tra chuẩn bị của HS. -GV mở clip giới thiệu về đất nước Việt Nam. -Trong clip có hình ảnh nào? Giới thiệu bài mới: Clip trên giới thiệu về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. Qua đó ta thấy được cuộc sống rất phong phú, muôn màu muôn vẻ. Hôm nay chúng ta đến với chủ đề 6: Chuyến đi kì thú, bài 11: Cuộc sống tươi đẹp. *GV giới thiệu sản phẩm và tác phẩm mĩ thuật: GV giới thiệu một số hình ảnh và tác phẩm mĩ thuật trong SGK trang 48,49 hoặc hình ảnh do GV sưu tầm. Y/C các nhóm quan sát và thảo luận: -Hình, mảng; hình chính, hình phụ trong SPMT? -Màu sắc được diễn tả như thế nào? -Cách thể hiện ý tưởng trong tranh vẽ? -Sản phẩm được thực hiện bằng chất liệu gì? -GV mời các nhóm lên trình bày. Gv mời các nhóm nhận xét. GV nhận xét và kết luận: Cuộc sống tươi đẹp được thể hiện qua màu sắc, đường nét, nhịp điệu trong sản phẩm mĩ thuật. -Em thích cách thể hiện nào nhất? Vì sao? -Em có ý tưởng gì sau khi quan sát vẻ đẹp của cuộc sống qua những bức tranh trên? -HS quan sát -Người bán hàng rong, cảnh đẹp Hồ Gươm, Cảng hàng không, cầu Thê Húc, con trâu,người chơi lướt ván diều,cảnh dưới biển, Tp HCM và các món ăn của VN -HS quan sát và thảo luận theo nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Các nhóm khác nhận xét. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo . Mục tiêu: Tìm hiểu cách thể hiện về cuộc sống tươi đẹp qua SPMT và biết cách thể hiện SPMT về cuộc sống tươi đẹp. . Nội dung: HS tham khảo các bước gợi ý thực hiện SPMT và thực hiện một SPMT về cuộc sống tươi đẹp. -Gv Y/c các nhóm thảo luận các bước thực hiện. -Đại diện 1-2 nhóm trình bày các bước thực hiện sản phẩm. -GV giới thiệu một số tranh về chủ đề Cuộc sống tươi đẹp. -Yêu cầu HS thực hành tạo sản phẩm mĩ thuật về cuộc sống tươi đẹp theo ý tưởng của nhóm bằng hình thức vẽ hoặc xé dán. GV quan sát từng nhóm, đặt câu hỏi gợi ý : -Ý tưởng của nhóm em là gì? -Các em thực hiện sản phẩm bằng hình thức nào? -Các nhóm quan sát các bước trang 50 và thảo luận. -Nhóm trưởng phân công các thành viên vẽ các hình ảnh liên quan đến ý tưởng chung của nhóm. -HS thực hành cá nhân. HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá . Mục tiêu: Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn. Trình bày cảm nhận của mình trước nhóm. . Nội dung: GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu SPMT trước lớp. HS quan sát, thảo luận, chia sẻ và nêu cảm nhận cá nhân về hình mảng, màu sắc, nhịp điệu trong sáng tạo SPMT. GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và đại diện lên giới thiệu sản phẩm của các bạn trong nhóm. -Cách thể hiện SPMT, chất liệu. -Nội dung, chủ đề, màu sắc trong SPMT. Gv nhận xét và tuyên dương các bạn có sản phẩm đẹp và sáng tạo. Đồng thời động viên các bạn chưa hoàn thành cố gắng hơn. Đại diện các nhóm lên giới thiệu. Các nhóm khác quan sát, nhận xét. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng. . Mục tiêu: Biết cách sử dụng SPMT để kể lại chuyến đi chơi kì thú của em. . Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng SPMT để kể lại chuyến đi chơi kì thú của em. Gv sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK trang 51 hoặc tranh, ảnh, video và gợi ý HS nêu hướng sử dụng SPMT để kể lại chuyến đi chơi kì thú của em.. Hs quan sát. Dặn dò Yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau. TIẾT 2 NỘI DUNG HĐ của GV HĐ của HS HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận thức. Nhắc lại các bước thực hiện sản phẩm. Ổn định, khởi động: Trò chơi “Ghép tranh” Thể lệ: Gv chuẩn bị 2 hình nền cho 2 nhóm và các hình ảnh cắt rời, yêu cầu các thành viên trong nhóm chọn và ghép lại thành 1 bức tranh có chủ đề. Nhóm nào ghép đúng và nhanh thì chiến thắng. -Cả lớp nhận xét. -GV nhận xét và tuyên dương nhóm chiến thắng. -GV giới thiệu bài và yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện sản phẩm. -2 nhóm chơi: mỗi nhóm 2-3 HS do Gv chọn ngẫu nhiên. -Cả lớp quan sát và cổ vũ. -HS nhận xét. -Nhắc lại các bước thực hiện sản phẩm. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo Gv yêu cầu các nhóm thực hiện sản phẩm từ tiết trước: Sắp xếp và dán các hình ảnh chính, phụ và vẽ thêm khung cảnh xung quanh, vẽ màu nền Các nhóm thực hành. HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá Gv cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. -Mời các nhóm khác nhận xét về: chủ đề, cách sắp xếp hình mảng, màu sắc -GV nhận xét và tuyên dương. Các nhóm trưng bày sản phẩm. Nhận xét và bình chọn. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Gv yêu cầu HS sử dụng SPMT để kể lại chuyến đi chơi kì thú của em. -Các nhóm nhận xét. -Gv nhận xét, tuyên dương. Đại diện các nhóm lên trình bày. Dặn dò Chuẩn bị đầy đủ đồ dung học tập cho tiết sau. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC: Bài 12: THAM QUAN BẢO TÀNG 2 tiết I. MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ: - Hiểu được các bước tạo nên sản phẩm theo chủ đề. - Tạo được sản phẩm có sự tương phản của hình khối cơ bản, vận dụng được sự khác nhau của chấm, nét để trang trí sản phẩm. - Biết lựa chọn và chia sẻ về vật liệu để tạo ra sản phẩm. 1. Phẩm chất. - Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS: - Quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống. - Trân trọng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mĩ,qua việc tham quan bảo tàng. - Phân tích được vẻ đẹp của SPMT. - Biết sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu trong thực hành, sáng tạo. - Xây dựng sự đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm. - Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. - Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, vật liệu để thực hành sáng tạo. 2. Năng lực. 2.1. Năng lực đặc thù môn học. - Biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của hiện vật và mô phỏng hiện vật qua quan sát, trí nhớ, tưởng tượng. - Thể hiện được vẻ đẹp cuộc sống bằng SPMT. - Mô phỏng được hiện vật bằng hình thức vẽ, cắt, xé, dán,và sử dụng hình vẽ kể được hành trình đã đi. - Biết trưng bày, nhận xét và nêu được cảm nhận của cá nhân về SPMT cảu mình và bạn. 2.2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận quá trình nhóm học/ thực hành, trưng bày và chia sẻ nhận xét sản phẩm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật tiểu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT. 2.3. Năng lực đặc thù của học sinh. - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng, trình bày trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét, - Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về hình, khối, nhịp điệu trong thực hành SPMT. II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC. - Phương pháp: Thuyết trình , vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá. - Hình thức tổ chức: Hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giáo viên. - Giáo án, SGK, SGV. - Một số tranh, ảnh, clip liên quan đến tranh dân gian. - Một số sản phẩm mĩ thuật về chủ đề: Tham quan bảo tàng. 2. Học sinh. - SGK. VBT (nếu có). - Bút chì, màu vẽ (bút chì màu, màu sáp màu,), bút vẽ các cỡ, giấy trắng, giấy màu, keo dán, tẩy/ gôm, - Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học. - Hình tranh dân gian sưu tầm (nếu có). IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. TIẾT 1 NỘI DUNG HĐ của GV HĐ của HS HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức. . Mục tiêu: - Nhận biết được ý nghĩa của chuyến tham quan bảo tàng. - Trân trọng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mĩ,... qua hiện vật trung bày trong bảo tàng. . Nội dung: HS quan sát hình ảnh, SPMT trong SGK trang 52, 53. HS thảo luận về đặc điểm hiện vật quan tâm, chất liệu và các yếu tố trang trí trên hiện vật. GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trang 53 SGK. Giới thiệu một số SPMT trong SGK trang 52, 53. Cho HS xem thêm 2 hình ảnh do GV sưu tầm. Sau đó, HS thảo luận nhóm 2 (3’) Hãy kể tên các hiện vật trong bảo tàng. Mô tả được đặc điểm của hiện vật. Trình bày được đặc trưng của hiện vật, ý nghĩa của hiện vật trong bảo tàng. Đại diện nhóm thảo luận trình bày kết quả. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo. . Mục tiêu: HS biết được cách mô phỏng một SPMT theo mẫu hoặc trí nhớ về tham quan bảo tàng. HS biết cách chuẩn bị vật liệu để thực hành. . Nội dung: HS quan sát một số SPMT 2D, 3D ở SGK trang 54, 55. HS tham khảo các bước thực hiện một sản phẩm máy bay bằng phương pháp kết hợp vẽ, cắt, xé dán ở SGK trang 54. HS thực hiện một sản phẩm mô phỏng lại hiện vật theo ý thích. HS sử dụng được các vật liệu sẵn có để thực hiện. GV giới thiệu cho HS các bước thực hiện SPMT mô hình máy bay. GV định hướng một số câu hỏi theo gợi ý các bước trong SGK trang 55. Bài tập thực hành: Hãy vẽ, nặn hoặc xé dán một SPMT mô phỏng lại hiện vật mà em biết. GV quy định vật liệu, kích thước SPMT theo điều kiện thực tế tại địa phương. GV cho HS tham khảo một số SPMT trong SGK trang 55 hoặc SPMT của HS do GV sưu tầm. HS nhận xét SPMT rút kinh nghiệm. HS tạo được SPMT mô phỏng hiện vật sau khi tham quan bảo tàng qua hình ảnh. HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá. . Mục tiêu: Biết cách nhận xét, đánh gia được sản phẩm của mình và các bạn. Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm. . Nội dung: HS thảo luận theo gợi ý trong SGK trang 55. GV hướng dẫn HS trưng bày và giới thiệu chia sẻ SPMT của mình trước lớp. HS phân tích, đánh giá SPMT của mình và của bạn. HS trình bày sản phẩm và chia sẻ cách thực hiện SPMT. GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của cá nhân hoặc nhóm và trình bày cảm nhận của mình về SPMT. GV mở rộng các câu hỏi gắn với mục tiêu chủ đề theo gợi ý: + Em đã tham quan bảo tàng nào? + Hiện vật nào em có ấn tượng và kỉ niệm? + Hiện vật em lựa chọn để mô phỏng. + Tại sao em lựa chọn hiện vật đó để mô phỏng? + Vật liệu em lựa chọn để thực hiện SPMT. Trình bày được cách thực hiện. Chia sẻ về vật liệu thực hiện SPMT và sự vận dụng yếu tố mĩ thuật (chấm, nét, ...) để trang trí SPMT. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng . Mục tiêu: Biết cách sử dụng SPMT để kể lại chuyến đi chơi kì thú của em . Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng SPMT để kể lại chuyến đi chơi kì thú của em GV sử dụng hình ảnh minh họa trong SGK trang 51 hoặc tranh, ảnh, video đã chuẩn bị để HS tìm hiểu. GV gợi ý cho HS nêu hướng dẫn sử dụng SPMT để kể lại chuyến đi chơi kì thú của em. HS cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp của SPMT và kể lại câu chuyện mà em đã vẽ. - Củng cố: Giáo viên tổng kết lại bài học, giải đáp thắc mắc cho các em học sinh. - Dặn dò: Hướng dẫn các em đọc trước nội dung và chuẩn bị vật liệu cho bài học tiếp theo. TIẾT 2 NỘI DUNG HĐ của GV HĐ của HS HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và nhận thức. Cho HS tham quan qua màn ảnh nhỏ. - GV đưa ra những câu hỏi thảo luận: + Em kể tên những hiện vật trong đoạn video em vừa tham quan. - Thảo luận nhóm đôi (5): + Em kể tên những bảo tàng đã được tham quan. + Hãy kể lại một buổi tham quan bảo tàng em đã đến. + Đến tham quan ở bảo tàng em cần có thái độ như thế nào? - Quan sát, lắng nghe. - HS trả lời cá nhân - HS Thảo luận. Đại diện nhóm trình kết quả thảo luận. HS bày tỏ ý kiến HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập và sáng tạo. HS thực hành theo nhóm 4 (15’). Trình bày 1 bảo tàng thu nhỏ của từng nhóm. - Em sẽ lựa chọc hiện vật nào để thực hiện SPMT? + Hiện vật nào có ấn tượng với em? + Cách thực hiện sản phẩm. + Vật liệu lựa chọn để thực hiện. - Quan sát, lắng nghe hướng dẫn của giáo viên - Thực hành tạo dáng sản phẩm dưới sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên Nhóm thảo luận cách giới thiệu mô hình bảo tàng thu nhỏ của nhóm. HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích và đánh giá. - Giúp các em sắp xếp các sản phẩm. - Hướng dẫn các em học sinh cách nhận xét, góp ý sản phẩm của các bạn - Đưa ra ý kiến nhận xét cuối cùng - Trưng bày, sắp xếp các sản phẩm của nhóm đã hoàn thành - Đại diện nhóm giới thiệu mô hình bảo tàng của nhóm. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm và tư vấn thêm cho các nhóm. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Hướng dẫn các em thực hiện ứng dụng sản phẩm vào cuộc sống. - Đánh giá, góp ý hỗ trợ các em học sinh trong quá trình thực hiện. - Thực hành và hoàn thiện sản phẩm ứng dụng vào cuộc sống - Củng cố: Giáo viên tổng kết lại bài học, giải đáp thắc mắc cho các em học sinh. - Dặn dò: Hướng dẫn các em đọc trước nội dung và chuẩn bị vật liệu cho bài học tiếp theo. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC:
Tài liệu đính kèm: