Giáo án Sinh hoạt chủ nhiệm Lớp 3 - Nguyễn Thị Nghĩa

Giáo án Sinh hoạt chủ nhiệm Lớp 3 - Nguyễn Thị Nghĩa

CHỦ ĐỀ: NHỚ ƠN THẦY CÔ

CÁC THẤY CÔ GIÁO TRƯỜNG EM

 I. Mục tiêu:

- HS hiểu được những đặc điểm và truyền thống của đội ngũ giáo viên của trường (số lượng, tuổi đời, tuổi nghề, tinh thần tận tụy, thành tích )

- Thông cảm, kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.

- Chào hỏi lễ phép, chăm học và học tập đạt kết quả cao.

 - GDBĐKH: Giáo dục HS Ý thức ứng phó với biến đổi khí hậu:“Biến đổi khí hậu và hành động của chúng em”.

II. Nội dung & hình thức hoạt động:

1. Nội dung:

- HS hiểu được về biên chế, tổ chức của nhà trường.

- Những đựac điểm, nổi bật của đội ngũ giáo viên trong trường.

 2. Hình thức hoạt động:

- Giới thiệu

- Trao đổi

- Văn nghệ

III. Chuẩn bị:

1. Về phương tiện hoạt động:

- Sơ đồ tổ chức của trường: cơ cấu tổ chức, chức năng cơ bản của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức trên, những thầy cô giáo phụ trách.

- Một số bức ảnh, ví dụ về: hoạt động chung của giáo viên, từng giáo viên của trường, các thầy cô giáo đã từng làm Hiệu trưởng nhà trường trước đây,

- Trang phục nhạc cụ để thực hiện những tiết mục văn nghệ

2/ Về tổ chức:

- Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp, tổ, Đội để xây dựng và thống nhất chương trình họat động.

- Phân công các Tổ, nhóm tìm hiểu về những thầy cô giáo dạy lớp.

- Dự kiến khách mời

- Phân công người phụ trách hoạt động.

 

doc 76 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh hoạt chủ nhiệm Lớp 3 - Nguyễn Thị Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 1: 
CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
BÀI Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
I. Mục tiêu giáo dục:
- HS nắm được cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp
- HS có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp
- Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể
 - GDBĐ: Tổ chức hội thi hiểu biết về biển, đảo, về giáo dục TNMT BĐ và bảo vệ môi trường:
 - Vẽ về đề tài TNMT BĐ	
 - GDBĐKH: Giáo dục học sinh giữ gìn, bảo vệ ngôi trường xanh-sạch-đẹp.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
	1. Nội dung:
- Thành lập các tổ nhóm trong lớp
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, các phó CTHĐTQ., trưởng ban, cán sự lớp.
- Xác định chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ lớp
- Cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp
2. Hình thức hoạt động:
- Chỉ định đội ngũ cán bộ lớp dựa vào học lực, chức vụ năm học trước.
- Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp
III. Chuẩn bị hoạt động:
	1. Về phương tiện hoạt động:
	GVCN chuẩn bị:
- Một bản sơ đồ về cơ cấu tổ chức lớp
- Một bản ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp, tổ và các cán sự chức năng
- Các loại sổ ghi chép của cán bộ lớp
	2. Về cách thức tổ chức hoạt động:
- Thông báo cho cả lớp về yêu cầu, nhiệm vụ tổ chức đội ngũ cán bộ lớp
- Nêu những tiêu chuẩn chủ yếu của người cán bộ lớp dể HS chuẩn bị ý kiến lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp
- Cử một nhóm HS giúp GVCN kẻ bản sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp, viết bảng ghi nhiệm vụ cán bộ lớp trên giấy khổ to và viết mẫu cho các loại sổ công tác của cán bộ lớp
- Thống nhất về kế hoạch thời gian tiến hành.
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội Dung
Người thực hiện
Hoạt động 1: Giới thiệu 
- Giới thiệu cho cả lớp sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp:vị trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt động
- Nêu nhiệm vụ của từng loại cán bộ lớp
- Cho HS phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu của một cán bộ lớp (GVCN ghi tóm tắt ý kiến lên bảng)
Hoạt động 2: Lựa chọn
- Cho HS xung phong à ghi tên lên bảng
- Cho HS giới thiệu một số bạn học à ghi tên lên bảng
- Đưa ra ý kiến lựa chọn
- Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng sau đó ghi tên những HS được chọn lên sơ đồ
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ 
- Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt 
- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời trao sổ công tác và hướng dẫn cách sử dụng cho các em
- Thay mặt đội ngũ cán bộ lớp phát biểu ý kiến 
Hoạt động 5: Giáo dục TNMT BĐ.
- Giáo viên tổ chức cho HS thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
Hoạt động 5: Vui văn nghệ 
- Mời 1 số bạn lên hát à 1 số HS lên hát
- Bắt bài hát cho cả lớp
 	Cánh chim tuổi thơ
 Nhạc và lời: Phan Long
 Hai cánh tay khéo léo cùng đôi bàn chân xinh. Em múa sao mềm mại như bồ câu luyện trời cao trong xanh. Hương lúa đưa ngọt ngào, táo chín thơm đầu cành. Nắng soi gương nước lấp lánh, nâng cánh chim tuổi thơ bay xa. Ai chắp đôi cánh trắng như màu nắng đẹp cho chim. Ai vẽ đôi mắt hiền như giọt sương đậu cành cao lung linh. Hương lúa đưa ngọt lành, táo chín thơm đầu cành. (Gió lao xao như tiếng hát, nâng cánh chim tuổi thơ bay xa)2
GVCN - HS
GVCN - HS
GVCN - HS
Cả lớp
Cả lớp
V. Kết thúc hoạt động: (2’)
- GDBĐKH: Giáo dục học sinh thực hiện nhiều hoạt động thân thiện với môi trường như: Trồng nhiều cây xanh, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm giấy, thu gom phân loại rác, tái chế,. 
GVCN nhận xét kết quả hoạt động “Tổ chức lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp” và dặn dò nhắc nhở cả lớp đoàn kết, giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 2: 
TÌM HIỂU VỀ NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
I. Mục tiêu giáo dục:
- HS hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới
- HS có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới
- HS tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
	1. Nội dung:
- Nội quy của nhà trường
- Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới mà HS cần biết
	 2. Hình thức hoạt động:
- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới
- Trao đổi, thảo luận trong lớp
- Văn nghệ
III. Chuẩn bị hoạt động:
	1. Về phương tiện hoạt động:
GVCN chuẩn bị:
- Bản nội quy và nhiệm vụ năm học
- Giấy khổ to,bút dạ
- Một số câu hỏi và đáp án
HS chuẩn bị:
- Đọc trước nội quy, quy định của nhà trường
- Một số bài hát, bài thơ
	2. Về cách thức tổ chức hoạt động:
GVCN:
- Thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức và kế hoạch “Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới”. Sau đó chia lớp thành 4 nhóm,phát cho mỗi nhóm một bản nội quy nhà trường và một bản nhiệm vụ năm học mới. Chỉ định một học sinh làm người điều khiển hoạt động.
- XD chương trình hoạt động và bồi dưỡng cách thức điều khiển hoạt động cho HS điều khiển
- Ghi các câu hỏi thảo luận vào các phiếu riêng và đáp án giao trước cho HS điều khiển
- Cử một số HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Chỉ định một HS điều khiển chương trình văn nghệ 
- Cử một số HS làm nhiệm vụ trang trí: kẻ tiêu đề hoạt động, kê bàn ghế
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội Dung
Người thực hiện
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giới thiệu
- Hát tập thể bài 
	 Lớp chúng ta kết đoàn. 
	Nhạc và lời: Mộng Lân
 Lớp chúng mình rất rất vui. Anh em ta chan hoà tình thân. Lớp chúng mình rất rất vui. Như keo sơn anh em một nhà. Đầy tình thân quý mến nhau luôn thi đua học chăm tiến tới. Quyết kết đoàn giữ vững bền. Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.
- Nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội quy nhà trường 
	 - HS làm việc theo nhóm
- Đọc các điều khoản của nội quy và nhiệm vụ năm học mới
Các thành viên trong nhóm hỏi những chỗ chưa rõ, chưa hiểu
 - Ghi lại
- Giải thích hoặc nhờ GVCN giúp đỡ
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
- Cử đại diện lên bóc thăm câu hỏi thảo luận
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và bút dạ, yêu cầu mỗi nhóm cử một thư ký ghi ý kiến thảo luận của nhóm
Nêu câu hỏi,các thành viên thảo luận,tìm ra đáp án của nhóm và ghi vào giấy
Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thảo luận 
- Cho các nhóm dán giấy khổ to ghi kết quả thảo luận của nhóm lên vị trí quy định
- Lần lượt mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm
- Mời các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung --> ghi tóm tắt ý kiến bổ sung lên bảng
- Đọc đáp án và đánh dấu vào những chỗ trả lời đúng của các nhóm, yêu cầu cả lớp ghi nhớ và thực hiện
- Nêu các câu hỏi chung cho lớp thảo luận, ghi tóm tắt ý kiến thảo luận, đọc đáp án và yêu cầu cả lớp ghi nhớ
Hoạt động 5: Vui văn nghệ 
- Lần lượt giới thiệu một số tiết mục văn nghệ --> các HS lần lượt lên trình bày
- Đưa ra một số câu đố vui
Mùa đông thì đứng buồn thiu
Mùa hè thì chạy viu viu cả ngày
	Là cái gì? Đáp án: quạt điện
Hoa gì dùng để thổi cơm
Không sinh từ lúa mà đơm đỏ cành
 Là hoa gì? Đáp án: hoa gạo
Con gì đến chán
 Giống ngỗng, giống ngan
Bơi trên bài làm
Của anh lười học
	 Là số mấy? Đáp án: số 2
GVCN - HS
GVCN - HS
GVCN - HS
Thư ký tổ cùng cả lớp
Cả lớp
 V. Kết thúc hoạt động: (2’)
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp
- GVCN dặn dò thêm, động viên HS thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 3: 
BÀI: TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TRYỀN THỐNG
CỦA TRƯỜNG CHO HỌC SINH
I. Mục tiêu giáo dục:
- HS nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó
- Xác định trách nhiệm của HS lớp 3 trong việc phát huy truyền thống nhà trường
- Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
	1. Nội dung:
- Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường
- Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác
 - GDBĐKH: Vẽ tranh thể hiện hoạt động chúng em thực
2. Hình thức hoạt động:
- Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh 
- Trao đổi, thảo luận
III. Chuẩn bị hoạt động:
	1. Về phương tiện hoạt động:
	a) GVCN chuẩn bị:
- Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường: tổng GV và cán bộ nhà trường; các tổ bộ môn; các tổ chức đoàn thể nhà trường; tên các thầy cô trong Ban giám hiệu; tổng phụ trách; tên các thầy cô dạy lớp mình; tổng số HS của trường
- Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường
- Một số câu hỏi để HS trao đổi thảo luận
- Tóm tắt đáp án cho các câu hỏi
b) HS chuẩn bị:
- Một số tiết mục văn nghệ
- Tự sưu tầm tìm hiểu về truyền thống nhà trường
2. Về cách thức tổ chức hoạt động:
- GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động, yêu cầu mỗi HS tự tìm hiểu trước các truyền thống nhà trường
- Hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng để phân công các công việc cụ thể như: xây dựng chương trình hoạt động, cử các cán sự lớp làm các nhiệm vụ
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội dung
Người thực hiện
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động
Hoạt động 2: Giới thiệu 
- Giới thiệu về truyền thống nhà trường
- HS hỏi thêm những điều chưa hiểu, chưa rõ. GVCN trả lời hoặc giải thích cho HS 
Hoạt động 3: Thảo luận 
- Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi
- HS vận dụng những kiến thức vừa được nghe giới thiệu và những kiến thức tự tìm hiểu được về truyền thống nhà trường để trả lời 
- Các HS khác bổ sung thêm
- Dẫn chương trình nêu đáp án 
 - GDBĐKH: Vẽ tranh thể hiện hoạt động chúng em thực
 hiện tiết kiệm điện, nước.
 - Giáo viên cho HS vẽ tranh với nội dung chúng em thực
 hiện tiết kiệm điện, nước.
 - HS trưng bày sản phẩm – Bình chọn bạn vẽ đúng nội dung, đẹp
Hoạt động 4: Vui văn nghệ 
- Người điều khiển chương trình lần lượt mời các bạn lên trình diễn các tiết mục văn nghệ
- Treo câu đố vui
Nửa là chim 
Nửa là thú
Nuôi con bằng vú
Mà lại biết bay
	Là con gì? Đáp án: con dơi
Bé người mà rất tinh ma
Ở đâu có cỗ thế là đến xơi
Tự nhiên chẳng phải ai mời
Cửa quan, cửa lính chẳng nơi nào từ
	Là con gì? Đáp án: con ruồi
Để nguyên – dùng dán đồ chơi
Thêm huyền – lại ở tận nơi mái nhà
Thêm nặng – ăn ngọt lắm nha
Nếu mà thêm sắc – cắt ra áo quần
 Là chữ gì? Đáp án: keo
GVCN
GVCN - HS
GVCN - HS
GVCN - HS
HS – T. Hiện
HS – T. Hiện
V. Kết thúc hoạt động: Lớp trưởng nhận xét kết quả của hoạt động
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 4: 
GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI 
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Mục tiêu hoạt động: 
- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về luật an toàn gia ...  hát vì trái đất ngày mai yên vui
Dưới mái nhà địa cầu, khắp năm châu một màu
Trời hoà bình rợp bay cánh chim bồ câu
Chúng em là mầm non tương lai là thế giới ngày mai
Hát kết đoàn nào tay trong tay chào ánh dương hạnh phúc
Trái đất dàng tương lai cho em dành sắc biếc chồi non
Nắng mai hồng nụ hoa dâng hương cùng cơm ngon áo lành
Chúng em hát về thế giới ngày mai một nhà
Chúng em hát vòng tay nối liền bao yêu thương
Chiến tranh sẽ lụi tàn, tiếng hát em rộn ràng
Cùng đôi tay tuổi thơ đắp xây nước non mai này.
Hoạt động 2: Trình bày kết quả sưu tầm
-Lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình. Chú ý cần nêu cụ thể số lượng tư liệu, nội dung tư liệu và một vài lời bình về vẻ đẹp của quê hương đất nước qua những tư liệu đó
-Sau khi các tổ trình bày xong, người điều khiển có thể mời một vài học sinh báo cáo kết quả sưu tầm của mình.
Hoạt động 3: Trình diễn văn nghệ
-Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình biểu diễn của các tổ và cá nhân
-Các tiết mục lần lượt được trình diễn với sự cổ vũ nhiệt tình của lớp.
Hoạt động 4: Tổng kết
- Giáo viên tổng kết công bố kết quả của từng tổ. Trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân đạt kết quả cao. Biểu dương động viên cả lớp về những cố gắng trong sưu tầm 
IV. Kết thúc:
-Người điều khiển nhận xét chung về tinh thần tham gia của cả lớp, về kết quả và sản phẩm đạt được.
- Cả lớp hát và vỗ tay.
- Từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình.
-CTHĐTQ.
- Các tổ và cá nhân biểu diễn
- Giáo viên
- CTHĐTQ.
 .............................................................................
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
THÁNG 5: CHỦ ĐIỂM: BÁC HỒ KÍNH YÊU
TUẦN 34: Thứ sáu ngày . tháng . năm 20
Bài 1: TÌM HIỂU VỀ BÁC HỒ
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
-Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.
-Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân
-Biết kể chuyện diễn cảm,lôi cuốn được người nghe
III.Chuẩn bị:
1/Về phương tiện hoạt động:- Giúp học sinh hoặc gợi ý các em chuẩn bị một số câu chuyện, bài hát, bài thơ về Bác Hồ kính yêu
-Gợi ý một vài bài hát về Bác Hồ để trình bày xen kẽ với hoạt động kể chuyện như:
+Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã)
+Bác Hồ - Người cho em tất ca (Nhạc: Hoàng Long, Hoàng Lân ; Lời thơ: Phong Thu). +Từ Radơlíp đến pắcbó (Nhạc và lời: Phan Long)
+Tấm ảnh Bác Hồ (Nhạc và lời: Mộng Lân)
-Gợi ý để học sinh sưu tầm các bài thơ về Bác 
2.Về tổ chức:-Yêu cầu mỗi học sinh tuỳ theo khả năng của mình chuẩn bị một câu chuyện, một bài hát hoặc một bài thơ ca ngợi Bác Hồ kính yêu
-Giao cho cán bộ lớp tập hợp và lựa chọn một số câu chuyện cho cuộc thi, sắp xếp thành chương trình thi kể chuyện
-Cán bộ lớp có kế hoạch tổ chức cho các tổ và cá nhân chuẩn bị câu chuyện và tập luyện kể chuyện
III.Tiến hành hoạt động:
Nội dung
Người thực hiện
1.Hoạt động 1: Mở đầu
-Hát tập thể:
	Ai yêu Bác Hồ Chí Minh
hơn thiếu niên nhi đồng
 Nhạc và lời: Phong Nhã
 Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
 Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
 Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
 Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam
 Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh 
 Bác chúng em mắt như sao râu hơi dài
 Bác chúng em nước da nâu vì sương gió
 Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà
 Hồ Chí Minh kính yêu
 Chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời
 Hồ Chí Minh kính yêu
 Bác đã bao phen bôn ba nước ngoài vì giống nòi
 Bác nay tuy đã già rồi
 Già rồi nhưng vẫn vui tươi
 Ngày ngày chúng cháu ước mong
 Mong sao Bác sống muôn đời
 Để dìu dắt nhi đồng thành người
 Và kiến thiết nước nhà bằng người
 Hồ Chí Minh kính yêu
 Chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời
 Hồ Chí Minh kính yêu
 Chúng em ước sao Bác hồ Chí Minh sống muôn năm.
2.Hoạt động 2: Thi kể chuyện
-Mỗi tổ cử một đại diện lên bốc thăm số thứ tự kể chuyện
-Lần lượt theo số thứ tự đã bốc thăm, các câu chuyện được trình bày cho cả lớp cùng nghe. Người kể sau khi kể xong cần nói rõ nội dung câu chuyện muốn nói gì. 
3.Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ
-Dẫn chương trình lần lượt mời các học sinh lên trình bày các tiết mục văn nghệ
-Học sinh lần lượt lên trình bày các bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm đã đăng kí trước đó.
- Giáo viên: Nhận xét tuyên dương.
IV.Kết thúc:-GVCN nhận xét tinh thần tham gia chuẩn bị của học sinh, về kết quả thu được qua buổi kể chuyện.
- Cả lớp hát và vỗ tay.
-Đại diện lên bốc thăm
- Đại diện tổ lên kể.
- CTHĐTQ.
-Học sinh lần lượt lên trình bày.
 - GVCN.
 ......................................................................
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 35: Thứ sáu ngày . tháng ... năm 20...
Bài 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TÂP, RÈN LUYỆN CUỐI NĂM HỌC
I.Mục tiêu: - Giúp cho học sinh hứng thú về việc thi đua học tập, rèn luyện.
- Học sinh biết được kết quả rèn luyện của mình, của bạn.
- Giáo dục học sinh thi đua học tập, rèn luyện tốt.
II. Chẩn bị: - Bảng tổng hợp kết quả rền luyện, học tập của học sinh.
III.Tiến hành hoạt động: 
Nội dung
Ngừơi thực hiện
Hoạt động 1: Cả lớp hát bài: Lớp chúng mình rất vui	
Lớp chúng mình rất rất vui
Anh em ta chan hòa tình thân
Lớp chúng mình rất rất vui
Như keo sơn anh em một nhà
Đầy tình thân quý mến nhau
Luôn thi đua học chăm tiến tới
Quyết kết đoàn giữ vững bền
Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan
Hoạt động 2: Giáo viên đọc kết quả học tập, rèn luyện cuối năm của từng em cho cả lớp nghe.
- Giáo viên tuyên dương những em khá, giỏi và động viên những em chưa đạt.
Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cả lớp vui văn nghệ.
- Cả lớp hát
- Giáo viên
......................................................................
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
THÁNG 1: Thứ sáu ngày . tháng  năm 20.
 TUẦN 17: CHỦ ĐIỂM: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Bài 1: SƠ KẾT HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được kết quả đã đạt được và những tồn tại trong học kì I của tập thể lớp và của bản thân mình.
- Từ đó có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, phát huy những gì đã làm được, khắc phục những tồn tại.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung hoạt động: Sơ kết học kì I.
2. Hình thức hoạt động: Nghe sơ kết.
III. Chuẩn bị: 1.Phương tiện: Viết báo cáo sơ kết, phân công trang trí.
2.Tổ chức: Họp lớp, giao công việc cụ thể:
- Dẫn chương trình, văn nghệ 
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội dung
Người thực hiện
1. Khởi động: 5'
Người điều khiển: Phó CTHĐTQ văn nghệ.
- Hát tập thể.
- Giới thiệu chương trình: + Sơ kết học kì I
 + Kế hoạch hoạt động học kì II.
 + Kế hoạch hoạt động của tuần 19.
2. Sơ kết học kì I:15'
Người điều khiển: Giáo viên chủ nhiệm.
 Nội dung hoạt động:
a. Về năng lực: 70% Hoàn thành tốt.
b. Về phẩm chất: 100% (Tốt).
3. Phương hướng học kì II:15'
Người điều khiển: Giáo viên chủ nhiệm.
Nội dung hoạt động:- Tiếp tục củng cố nề nếp lớp.
- Nâng cao chất lượng học sinh: Giảm tỉ lệ HS TB.
4. Giải pháp cho HKII:
- CTHĐTQ. điều hành lớp thảo luận, thư kí ghi vào biên bản.
5. Kết thúc hoạt động:
- Hát tập thể - Nhận xét giờ HĐNGLL 
- Dặn dò một số công việc tuần sau.
Phó CTHĐTQ văn nghệ.
Giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm.
CTHĐTQ.
Giáo viên chủ nhiệm.
 .
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
Bài 2: TÌM HIỂU VỀ 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY 
I.Mục tiêu:-Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi.
-Có thói quen thực hiện 5 điều Bác dạy trong cuộc sống hàng ngày, ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng xã hội.
-Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác; ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
II.Chuẩn bị:
1.Về phương tiện hoạt động:-Giúp cán bộ lớp xây dựng một số câu hỏi về 5 điều Bác dạy
-Phân công học sinh chuẩn bị: ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn, cây hoa, làm những bông hoa để ghi câu hỏi lên đó
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ như: hát, đọc thơ, kể chuyện.
2.Về tổ chức: -Học sinh học thuộc 5 điầu Bác dạy và tự liên hệ bản thân trong việc thực hiện 5 điều dạy của Bác để có thể sẵn sàng tham gia trả lời câu hỏi trong buổi hái hoa dân chủ
+Xây dựng chương trình hoạt động.Cử người điều khiển chương trình
+Phân công cán sự văn nghệ điều khiển chương trình vui văn nghệ của lớp
III,.Tiến hành hoạt động:
Nội dung
Người thực hiện
Hoạt động 1: Cả lớp hát bài: Bác hồ - Người cho em tất cả Nhạc: Hoàng Long - Hoàng Lân 
 Lời: Phỏng thơ Phong Thu
 Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh
 Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh
 Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá
 Đồng ruộng cho bông lúa, chim tặng lời reo ca
 Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm
 Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha
 Cùng nhau vượt đường xa xôi
 Là chiếc khăn quàng thắm tươi
 Cho em tất cả
 Người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ
 Cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh
-Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do ngắn gọn, giới thiệu chương trình hoạt động.
2.Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ
-Người điều khiển phổ biến cách thức tiến hành hái hoa như sau: Mỗi bạn sẽ hái một bông hoa tuỳ chọn, đọc to cho cả lớp biết câu hỏi trong bông hoa đó và trả lời. Nếu không trả lời được thì sẽ mời người khác giúp. Điểm số sẽ được tính cho người này.
-Trước hết người điều khiển mời một đại diện Ban chỉ huy Đội lên hái hoa đầu tiên
-Sau đó lần lượt từng tổ học sinh cử đại diện lên hái hoa
- Giáo viên cho điểm từng người một
-Cuộc vui tiếp tục diễn ra trong thời gian đã được ấn định
-Kết thúc hái hoa, công bố điểm số cho từng tổ và cá nhân. Phần thưởng sẽ được trao cho tổ hoặc cá nhân có số điểm cao nhất
3.Hoạt động 3: Vui văn nghệ
-Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ đã được sắp xếp
-Các học sinh lần lượt lên trình bày khi được giới thiệu
- Cả lớp hát và vỗ tay.
- Lớp trưởng
Lần lượt mỗi bạn sẽ hái một bông hoa tuỳ chọn.
+ Nội dung: Em đọc thuộc 5 điểu Bác dạy
Hoặc em thấy trong lớp những ai thực hiện tốt nhất 5 điều Bác dạy,.vv.
- Giáo viên
-Các học sinh lần lượt lên trình bày
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9
Trường Tiểu học Võ Văn Hát
SINH HOẠT LỚP
 Giáo viên : Nguyễn Thị Nghĩa
 Lớp : Ba 1
Năm học : 2018 -2019

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoat_chu_nhiem_lop_3_nguyen_thi_nghia.doc