I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS phải
- Trình bày được thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm của Menden, giải thích được tại sao Menden lại thành công trong việc phát hiện quy luật di truyền.
- Phát biểu được nội dung của quy luật phân li của Menden.
- Giải thích được cơ sơ TBH của quy luật phân li.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng suy luận logic & khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề sinh học.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát & khai thác hình ảnh để thu nhận thông tin.
3. Thái độ :
- Có ý thức vận dụng quy luật phân ly vào thực tiễn tự nhiên.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên :
- Phiếu học tập
PHT 1 : Quy trình thí nghiệm trên đậu Hà Lan của Menden.
CHƯƠNG II . TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI RUYỀN BÀI 8 : QUY LUẬT MENDEN : QUY LUẬT PHÂN LI Ngày soạn : Lớp dạy : Mục tiêu : Kiến thức : HS phải Trình bày được thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm của Menden, giải thích được tại sao Menden lại thành công trong việc phát hiện quy luật di truyền. Phát biểu được nội dung của quy luật phân li của Menden. Giải thích được cơ sơ TBH của quy luật phân li. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng suy luận logic & khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề sinh học. Rèn luyện kỹ năng quan sát & khai thác hình ảnh để thu nhận thông tin. Thái độ : Có ý thức vận dụng quy luật phân ly vào thực tiễn tự nhiên. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Giáo viên : Phiếu học tập PHT 1 : Quy trình thí nghiệm trên đậu Hà Lan của Menden. Quy trình thí nghiệm -Bước 1 : Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản(ví dụ : hoa đỏ - hoa trắng) -Bước 2 : Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra đời con F1. -Bước 3 : Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời con F2. -Bước 4 : Cho từng cây lai F2 tự thụ phấn để tạo ra đời con F3. Kết quả thí nghiệm -F1 : 100% cây hoa đỏ. -F2 : cho ¾ cây hoa đỏ và ¼ cây hoa trắng -F3 : 1/3 số cây hoa đỏ F2 cho toàn cây F3 hoa đỏ ; 2/3 số cây hoa đỏ F2 cho F3 với tỷ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ; 100% cây hoa trắng F2 cho F3 toàn cây hoa trắng. PHT 2 : Giả thuyết khoa học và kiểm định giả thuyết của Menden. Giả thuyết của Menden -Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền xác định (cặp alen) : + 1 có nguồn gốc từ bố. + 1 có nguồn gốc từ mẹ. -Các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con 1 cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau & khi giảm phân chúng phân li đồng đều về các giao tử. Kiểm định giả thuyết -Nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. -Có thể kiểm tra điều này bằng phép lai phân tích. Hình 8.2 . sự phân li của các NST trong cặp tương đồng dẫn đến sự phân li của các alen trong quá trình hình thành giao tử. à phóng to Giáo án. Các tranh ảnh có liên quan đến bài học. Học sinh : SGK. Nghiên cứu bài 8 trước ở nhà. Hoạt động dạy học : Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : Tiến trình dạy học : đặt vấn đề vào bài : Thời gian Hoạt động của giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1 : trực quan + vấn đáp -Hãy theo dõi thí nghiệm của Meden trên đậu Hà Lan : Pt/c: hoa đỏ x hoa trắng F1: 100% hoa đỏ F2: 705 hoa đỏ : 224 hoa trắng. -Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hoàn thành PHT 1. à vấn đáp để HS hoàn thành. -Quy trình tiến hành thí nghiệm của Menden gồm mấy bước? -Kết quả của thí nghiệm là gì? -Từ PHT hãy cho biết pp nghiên cứu của Menden? (HS có thể nêu được B1 & B2) -Làm sao mà Menden rút ra được các giả thuyết về di truyền? è B3. -GV nêu bước thứ 4 : Menden đã sử dụng phép lai phân tích(sang phần sau chúng ta sẽ nghiên cứu) để kiểm nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. -Đó là pp lai của Menden, vậy Menden đã tiến hành thí nghiệm ntn? -Quy trình thí nghiệm và kết quả thí nghiệm của Menden chúng ta đã nghiên cứu trong PHT 1. -Các em hãy ghi PHT 1 vào vở. -Qua các thí nghiệm của mình em hãy cho biết Menden đã rút ra nhận xét gì? -Vậy từ những nhận xét đó Menden đã rút ra định luật ntn? Chúng ta sang phần II. -Nghiên cứu SGK. -Nghiên cứu SGK. (Hoàn thành PHT). -Ông sử dụng toán xác suất thống kê. I.Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menden : 1.Phương pháp nghiên cứu của Menden : -Bước 1 : Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. -Bước 2 : Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2, F3. -Bước 3 : Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết & giải thích kết quả. -Bước 4 : Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. 2.Quy trình thí nghiệm của Menden : (nội dung trong PHT 1) 3.Nhận xét thí nghiệm : -Menden nhận thấy tỉ lệ kiểu hình ở F2 là : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng, tương ứng với tỉ lệ 1:2:1 (1 đỏ thuần chủng : 2 đỏ không thuần chủng : 1 trắng thuần chủng). Hoạt động 2 : trực quan + vấn đáp -hướng dẫn HS quan sát bảng 8 và nghiên cứu SGK phần II à hoàn thành PHT 2. -Vấn đáp à để HS hoàn thành PHT 2.(không cho HS ghi PHT 2 vào vở) -Dựa vào bảng 8 các em hãy tính tỉ lệ các loại giao tử F1, và tỉ lệ các loại hợp tử F2? -Từ kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan, Menden đã đưa giả thuyết của mình về DT. Từ các kết quả nghiên cứu trên em hãy cho biết: -Mỗi tính trạng do cái gì qui định? -Do đâu mà ở thế hệ F2 lại xuất hiện cơ thể đồng hợp lặn. -Các hợp tử AA,Aa,aa lấy các gen từ đâu? -Từ các giao tử đó bố truyền cho con bao nhiêu gen? mẹ truyền bao nhiêu gen? -Khi thụ tinh các gen kết hợp với nhau ntn? -Dó là giả thuyết mà Menden đưa ra, vậy Menden đã kiểm tra giả thuyết ntn? Chúng ta sang 2. -Làm thế nào mà Menden có thể kiểm tra được số loại giao tử F1? -Cá thể chỉ cho 1 loại giao tử là cá thể có KG ntn? -KG đồng hợp trội hay lặn? vì sao? -Phép lai thử nghiệm đó đgl phép lai phân tích. -Các em hãy quan sát sơ đồ lai phân tích:(ký hiệu gen: A-đỏ,a-trắng) * Sơ đồ 1 : P : AA x aa (Hoa đỏ) (Hoa trắng) Gp : 100%A 100%a Fa : 100% Aa(Hoa đỏ) è giống thí nghiệm của Menden ban đầu. * Sơ đồ 2 : P : Aa x aa (Hoa đỏ) (Hoa trắng) Gp :50% A:50% a ;100% a Fa : 50% Aa : 50% aa (Hoa đỏ) (Hoa trắng) è Fa phân tính theo tỷ lệ 50-50, vậy con lai F1 có thuần chủng không? -Trong 2 sơ đồ đó, sơ đồ nào giống với trường hợp chúng ta đang nghiên cứu về phép lai phân tích? -Từ 2 sơ đồ lai, em hãy nhận xét về giao tử F1? -Bằng phép lai phân tích thì ở F1 thu được kết quả giống như Menden dự đoán. Từ đó ông đã đưa ra quy luật phân li. -Gọi 1 HS đọc à cho cả chừa vở về nhà ghi nội dung quy luật vào. -Các em chừa vở về nha ghi nội dung vào. -nghiên cứu SGK và quan sát bảng 8, hoàn thành PHT 2. -Xác suất 1 giao tử F1 chứa alen A là 0,5 & 1 giao tử chứa alen a là 0,5. Do vậy xác suất 1 hợp tử F2 chứa cả 2 alen A là = tích của 2 xác suất : 0,5x0,5=0,25 (1/4) Tương tự, xác suất F2 có KG aa là : 0,5x0,5=0,25(1/4) Xác suất F2 có KG Aa là : 0,25+0,25=0,5(1/2) -Do 1 cặp nhân tố di truyền qui định -Vì các gen không hòa trộn vào nhau. à nên ở F2 mới xuất hiện cơ thể đồng hợp lặn. -Từ giao tử của bố mẹ. -Bố truyền cho con 1 gen, mẹ 1 gen. -Ông cho lai F1 với 1 cá thể chỉ tạo 1 loại giao tử. -Có KG đồng hợp. -KG đồng hợp lặn. vì nếu đồng hợp trội thì KH của con lai ở đời sau sẽ giống nhau. -không thuần chủng, vì nếu thuần chủng thì phải giống phép lai ban đầu. -Sơ đồ 2, thể hiện phép lai phân tích. II. Hình thành học thuyết khoa học : 1.Nội dung giả thuyết : -Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền(cặp alen) qui định & trong tế bào các nhân tố di truyền không hòa trôn vào nhau. -Bố và mẹ chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong các thành viên của cặp nhân tố di truyền. -Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên tạo nên các loại hợp tử. 2.Kiểm tra giả thuyết : -Thực hiện phép lai phân tích để kiểm nghiệm KG của F1. -Sơ đồ lai : (tự ghi sơ đồ lai) -Từ kết quả lai phân tích cho thấy F1 cho 2 loại giao tử, trong giảm phân 2 loại giao tử này phân ly đồng đều với tỉ lệ ngang nhau. 3.Nội dung quy luật phân li : Hoạt động 3 : trực quan + vấn đáp. -Cho HS quan sát H.8.3 à vấn đáp -Hình vẽ cho thấy quan hệ giữa gen & NST ntn? -H.8.3 thể hiện điều gì về gen A, gen a và NST? -Vậy trong TB sinh dưỡng các gen tồn tại ntn? -NST phân li thì gen ntn? -Vậy, do đâu mà có tỉ lệ gen A & a bằng nhau? -Ta biết là F1 dị hợp. Tại sao F1 lại biểu hiện hoa đỏ chứ không phải hoa trắng? Thông báoà tương tác giữa 2 gen trong cặp gen tương ứng, trong đó alen qui định hoa đỏ là alen trội nên at alen qui định hoa trắng(alen lặn) -Vì sao hoa trắng lại xuất hiện ở F2? -Kiểu hình lặn biểu hiện khi nào? -Nếu KG aa không biểu hiện màu trắng mà là màu hồng thì các gen qui định màu ntn? -Từ đó em có nhận xét gì về giao tử của F1? -Quan sát H.8.3 à trả lời câu hỏi. -Gen nằm trên NST tai 1 vị trí xác định gọi là Locut. -2 gen A & a là cặp gen tương ứng nằm trên cặp NST tương đồng. -NST phân li thì gen cũng phân li. -Do 2 gen này phân li đồng đều nhau. -alen qui định hoa đỏ át alen kia -Vì ở F2 xuất hiện KG đồng hợp lặn aa. -Khi KG qui định KH là đồng hợp lăn. -Các gen qui định màu đó hòa trộn vào nhau. Có sự hòa trộn vào nhau giữa các gen. III.Cơ sở tế bào học của quy luật phân li : -Trong TB sinh dưỡng các gen & NST luôn tồn tại thành từng cặp : các gen tương ứng nằm trên các cặp NST tương đồng. -Khi giảm phân các NST tương đồng phân li đồng đều về các giao tử kéo theo sự phân li đồng đều của các gen trên đó. -Có sự tương tác giữa 2 gen trong cặp gen tương ứng, gen trội at gen lặn. -giao tử của F1 là giao tử thuần khiết(không hòa trộn vào nhau). Củng cố : Củng cố bằng các bài tập cuối bài. Rút kinh nghiệm : .
Tài liệu đính kèm: