Giáo án soạn giảng - Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 1 đến 6

Giáo án soạn giảng - Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 1 đến 6

Tập đọc

Hai bàn tay em

 A/ Mục tiêu

 Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai :nằm ngủ , cạnh lòng ,siêng năng, chải tóc )

 Hiểu ND : Hai bàn tay rất đẹp ,rất có ích và đáng yêu ( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2- 3 khổ thơ trong bài )

 B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa sách giáo khoa .

 - Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và học thuộc lòng .

 

doc 123 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn giảng - Lớp 3 Buổi sáng - Tuần 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
gggg o0ohhhh
Thứ hai, ngày 30 tháng 8 năm 2010
Nghỉ dạy
( Đồng chí Nguyên soạn giảng )
Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2010
TËp ®äc
Hai bàn tay em
 A/ Mục tiêu 
 ªĐọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai :nằm ngủ , cạnh lòng ,siêng năng, chải tóc )
 ª Hiểu ND : Hai bàn tay rất đẹp ,rất có ích và đáng yêu ( Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2- 3 khổ thơ trong bài )
 B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa sách giáo khoa .
 - Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và học thuộc lòng . 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3 học sinh lên bảng đọc nối tiếp kể lại 3 đoạn câu chuyện “ Cậu bé thông minh “
-Giáo viên nhận xét đánh giá
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu
 b) Luyện đọc:
 1/ Đọc mẫu bài thơ 
 2/Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu học sinh đọc từng dòng thơ .
- Gọi học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp 
-Giúp HS hiểu nghĩa từng từ ngữ mới trong từng khổ thơ .Siêng năng , giăng giăng , thủ thỉ 
-Yêu cầu học sinh đặt câu với từ “ Thủ thỉ “.
-Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm 
-Theo dõi hướng dẫn học sinh đọc đúng .
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- YC đọc thầm bài thơ để tìm hiểu ND bài thơ.
Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
 Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- GV chốt ý :Hình ảnh so sánh rất đúng và đẹp 
 d) Học thuộc lòng bài thơ:
Treo bảng phụ.
Xoá dần các từ, cụm từ, giữ lại các từ đầu dòng thơ (Hai – Như – Hoa ), sau đó là những chữ đầu của mỗi khổ thơ.
 3) Củng cố - Dặn dò: 
 - N xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
-Ba học sinh đọc bài nối tiếp nhau về câu chuyện và trả lời nội dung của từng đoạn trong câu chuyện “ cậu bé thông minh “
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
-Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
-Hai HS đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ .
-Đọc từng khổ thơ trước lớp bằng cách nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ 
-.HS đọc chú giải sách giáo khoa .
-Đặt câu : - Tối tối, Bé thủ thỉ kể cho mẹ nghe chuyện ở trường ,ở lớp .
-Đọc từng khổ thơ trong nhóm theo từng cặp 
-Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ .
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng; những ngón tay xinh như những cánh hoa.
Buổi tối, hai hoa ngủ cùng bé: Hoa kề bên má, hoa ấp cạnh lòng./ Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc./ Khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy./ Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như với bạn.
- Tự do phát biểu.
Ví dụ:  khổ thơ 1, vì hai bàn tay được tả đẹp như nụ hoa đầu cành.
 khổ thơ 2, vì hai bàn tay lúc nào cũng ở bên em, cả khi em ngủ.
 khổ thơ 3, vì hình ảnh rất đẹp: Răng trắng hoa nhài, tóc ngời ánh mai.
 khổ thơ 4, vì hình ảnh bàn tay nở hoa trên giấy là hình ảnh rất đẹp.
 khổ thơ 5, vì hình ảnh bạn nhỏ thủ thỉ cùng đôi bàn tay là hình ảnh rất vui, rất thú
-Học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên .
-3 HS nhắc lại nội dung bài .
To¸n
Cộng - Trừ các số có ba chữ số ( không nhớ )
 A/ Mục tiêu :
 -Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số ( không nhớ) .
 - Biết giải toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn .
 B/ Chuẩn bị : - Các tài liệu liên quan .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập 5 về nhà .
-Yêu cầu mỗi em làm một cột .
- -Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu 
b) Luyện tập:
-Bài 1: ( Cột a, c)
-Yêu cầu học sinh tính nhẩm điền vào chỗ chấm và đọc kết quả 
-Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài .
* Chốt cách cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
Bài 2 :-Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
-Gọi 4 HS đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
-Gọi học sinh khác nhận xét
* Chốt : Cách đặt tính và thực hiện tính cộng các số có 3 chữ số ( Không nhớ)
Bài 3 :Yêu cầu HS nêu dự kiện và YC đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập Gọi một học sinh lên bảng giải .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
* Chốt : Bài toán về ít hơn.
Bài 4 :-Giáo viên gọi học sinh đọc đề 
-Yêu cầu cả lớp giải bài toán .
-Yêu cầu học sinh lên bảng sử bài 
-Gọi học sinh khác nhận xét
* Chốt : dạng toán về nhiều hơn.
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách cộng , trừ các có 3 chữ số không nhớ ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 2HS lên bảng sửa bài .
-HS khác nhận xét .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
-2 học sinh nêu miệng về cách tính nhẩm-Chẳng hạn :4 trăm + 3 trăm = 7trăm
 400 + 300 = 700
-Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
-4HS lên bảng thực hiện . Đặt tính rồi tính :
 352 732 418 395
+416 -511 +201 - 44
 768 221 619 351
-Cả lớp làm vào phiếu học tập .
-Một học sinh lên bảng sửa bài :
 Giải :
 Số học sinh khối lớp Hai là :
 245 – 32 = 213 ( học sinh )
 Đ/S: 213 học sinh 
-Hai học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa 
-Một học sinh lên bảng sửabài 
 Giải :
 Giá tiền một tem thư là :
 200 + 6000 = 800 (đồng )
 Đ/S: 800 đồng 
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
CHÍNH TẢ
Cậu bé thông minh 	 .
 A/ Mục tiêu: 
ª Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài .
ª Làm đúng BT 2a phân biệt phụ âm dễ lẫn như : l/n ; an / ang .
 ª Ôn bảng chữ cái ,học thuộc lòng tên 10 chữ cái đầu trong bảng BT 3
 B/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ đã chép sẵn bài chính tả , bảng kẻ chữ và tên chữ bài tập 3 .
HS bảng con, phấn, vở BT TV 
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra về sự chuẩn bị các đồ dùng có liên quan đến tiết học của học sinh 
2..Bài mới:
* Giáo viên giới thiệu bài ghi tựa bài 
*Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 
-Giáo viên đọc đoạn văn .
- Đoạn này được chép từ bài nào ?
-Tên bài viết ở vị trí nào ?
-Đoạn chép này có mấùy câu ?
-Cuối mỗi câu có dấu gì ? Chữ cái đầu câu viết như thế nào ?
* Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con :chim sẻ, sứ giả, xẻ thịt, khâu, luyện
*Học sinh chép bài vào vở 
- HS chép vào vở GV theo dõi uốn nắn .
*Chấm chữa bài chấm từ 5 đến 7 bài của học sinh rồi nhận xét .
 3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
+Bài 2 -Yêu cầu học sinh làm theo dãy .
 Dãy 1 :làm bài tập 2a 
 Dãy 2 : làm bài tập2b 
-Giáo viên cùng cả lớp theo dõi nhận xét 
+Bài 3 :Điền chữ và tên chữ còn thiếu 
.-ø yêu cầu học sinh thực hiện vào vở .
-Giáo viên theo dõi sửa sai cho học sinh 
*Hướng dẫn học thuộc thứ tự 10 chữ cái theo thứ tự.
3) Củng cố - Dặn dò
:-N xét đánh giá tiết học 
-Dặn dòHS về cách ngồi viết tư thế khi viết
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị cho tiết học của các tổ viên tổ mình
-Lớp lắng nghe giáo viên 
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Được chép trong bài “ Cậu bé thông minh “
-Viết giữa trang vở .
-Đoạn văn có 3 câu .
-Cuối câu 1 và 3 có dấu chấm .Cuối câu 2 có dấu hai chấm .Chữ đầu câu phải viết hoa .
+ Thực hành viết các từ khó vào bảng con .
-Cả lớp chép bài vào vở .
+Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép .
-Cả lớp thực hiện làm bài vào vở bài tập 
-Hai em đại diện cho hai dãy lên bảng làm 
ĐA
a)Hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ
b) đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng
-Một học sinh lên bảng làm mẫu a, ă 
–Cả lớp thực hiện vào vở .
-HS luyện đọc thuộc 10 chữ và tên chữ .
-Lần lượt học sinh đọc thuộc lòng 10 chữ và tên chữ .
Thứ tư , ngày 2 tháng 9 năm 2010
LuyƯn tõ vµ c©u
Ôn về từ chỉ sự vật so sánh .
 A/ Mục tiêu :
Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1)
Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong những câu văn, câu thơ (BT2)
Nêu được hình ảnh so sánh mà mình thích và lí do vì sao mình thích hình ảnh đó (BT3)
 B/ Chuẩn bị :
 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 .
 - Bảng lớp viết sẵn các câu thơ trong bài tập 2 , tranh minh họa nội dung bài .
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
*Bài 1
-Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 .
-Yêu cầu một em lên bảng làm mẫu .
-Mời 3-4 em lên bảng gạch chân dưới những từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ ?
-Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng .
*Từ chỉ sự vật còn là những từ chỉ một bộ phận nào đó của sự vật : tay em , răng , tóc , hoa nhài , ánh mai .
* Bài 2 :
 - Yêu cầu HS đọc bài tập 2 .
-Mời một em lên bảng làm mẫu bài 2a .
-Mời 3-HS lên bảng gạch chân dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ 
-Chốt lại lời giải đúng .
-Câu 2b : Mặt biển so sánh với tấm thảm.
 2c : Cánh diều so sánh với dấu “á” 
 2d : Dấu hỏi so sánh với vành tai nhỏ.
-Vì sao lại so s ...  việc nhà bằng hành động(như kịch câm). Đội còn lại xem hành động và nêu tên việc làm mà đội bạn diễn tả. Nêu đúng được 2 điểm, nếu sai đội bạn nêu đáp án và được 2 điểm. Đội ra câu hỏi diễn tả 5 hành động, sau đó đổi lượt để đội bạn ra 5 câu hỏi tiếp. Đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều điểm.
 - Làm trong tài theo dõi HS chơi, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. Liên hệ dặn dò HS cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập cũng như lao động ở nhà, ở trường
- HS theo dõi giáo viên và tiến hành suy nghĩ và nêu kết quả về những công việc mà bản than tự làm lấy. Qua đó bày tỏ cảm giác của mình khi hoàn thành công việc. 
- Lần lượt từng học sinh trình bày trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét .
- Các nhóm thảo luận các tình huống theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt từng nhóm trình diễn trước lớp.
- Lớp trao đổi nhận xét .
- Từng cặp trao đổi và làm BT6.
- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước lớp. 
- Lớp theo dõi và nhận xét ý kiến bạn .
Nghe để nắm rõ luật và cách chơi.
 Tiến hành chơi trò chơi. 
* Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
CƠ QUAN THẦN KINH
Cơ quan thần kinh
 A/ Mục tiêu:
 - Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình .
 -HS K- G : Nêu vai trò của nã, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan. 
 B/ Chuẩn bị :
 - Các hình trong SGK trang 26 và 27. Hình cơ quan thần kinh phóng to.
 - Vở BT Tự nhiên – xã hội
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: Giữ VS cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B.Bài mới 
*Hoạt động 1:Các BP của cơ quan thần kinh.
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2 SGK trang 26 và trả lời các câu hỏi sau: 
Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Kể tên và chỉ các bộ phận đó trên hình vẽ.
Hãy cho biết: Bộ não nằm ở đâu? Tủy sống nằm ở đâu? Dây thần kinh nằm ở đâu trong cơ thể? Chúng được bảo vệ như thế nào
- Kết luận: Cơ quan thần kinh gồm có 3 bộ phận: não, tủy sống và các dây thần kinh. Não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống để được bảo vệ an toàn. Từ não và tủy sống có các dây thần kinh đi khắp các bộ phận trong cơ thể(tim, phổi, dạ dày) và các cơ quan ở bề mặt cơ thể(nhiều nhất là ở các giác quan: da, tai,mắt, mũi, lưỡi) 
Hoạt động 2: Vai trò của cơ quan thần kinh.
 - Nêu vai trò của cơ quan thần kinh?
- Nếu cơ quan cảm giác hoặc dây thần kinh, não hoặc tủy sống bị hỏng, cơ thể chúng ta sẽ như thế nào?
Kết luận: Mỗi bộ phận đều có vai trò quan trọng khác nhau đối với cơ thể. Nếu mỗi bộ phận bị thương sẽ làm cơ thể hoạt động không bình thường, không tốt với sức khỏe vì thế chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn chúng.
 Hoạt động 4: Trò chơi: Tổ chức cần.
 - Phổ biến cách chơi: Mỗi lần chơi, mỗi đội cử ra 1 bạn làm người liên lạc giữa tổ chức và các đội chơi. Khi nghe cô nêu yêu cầu nào đó, ví dụ “ Tổ chức cần 1 cái bút chì”. Thì các bạn trong đội lấy ngay một chiếc bút chì cầm trên tay, bạn liên lạc chạy xuống lấy bút chì và mang lên cho cô. Đội nào mang lên đầu tiên, đồ dùng đó được tổ chức sử dụng.
- Tổ chức trò chơi.
- Tổng kết trò chơi,tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nêu: Mọi hoạt động mà các em thực hiện trong trò chơi như: Nghe yêu cầu, xác định đồ dùng cần lấy, đi, cầm đồ dùng, đưa đồ dùng cho côvà tất cả các hoạt động khác của cơ thể đều do cơ quan thần kinh điều khiển. Nếu cơ quan thần kinh bị tổn thương, mọi hoạt động của cơ thể đều bị ảnh hưởng, vậy chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn cơ quan này thật tốt. 
 C. Củng cố - Dặn dò
 - Nhận xét ù tiết học 
 - Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ. 
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV
Cơ quan thần kinh gồm có 3 bộ phận: não, tủy sống và các dây thần kinh.
Não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống, các dây thần kinh nằm khắp các nơi trên cơ thể.
Đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình vẽ câm và trả lời hai câu hỏi trên. HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
Nghe và ghi nhớ kết luận.
- Đọc và tìm hiểu nội dung Bạn cần biết trang 27Sgk và trả lời câu hỏi(nhóm đôi bạn- một bạn hỏi, bạn kia trả lời).
Não và tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.
Dây thần kinh chia thành 2 nhóm: Nhóm dẫn luồng thần kinh từ các cơ quan về não hoặc tủy sống; nhóm dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tủy sống đến các cơ quan.
Nếu một số cơ quan, bộ phận bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, khiến cơ thể hoạt động không bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo dõi và ghi nhớ kết luận.
.
 Nghe để nắm được cách chơi, luật chơi.
Chơi thi đua 7 lần, đội nào có nhiều đồ dùng được tổ chức nhận nhất là đội thắng cuộc.
Thứ năm, ngày 07 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC
Đi chuyển hướng phải trái .
Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
 A/ Mục tiêu : 
-Tiếp tục ôn tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng . 
-Học động tác đi chuyển hướng phải, trái . YC biết và thực hiện động tác tương đối đúng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi  « Mèo đuổi chuột »
 B/ Địa điểm phương tiện :
 - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ.
 - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi 
C/ Lên lớp :
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học .
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động .
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp . 
- Chơi trò chơi : ( kéo cưa lừa xẻ )
2/Phần cơ bản :
* Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
- GV giao nhiệm vụ, cho HS tập luyện theo tổ.
- GV quan sát sửa chữa cho các em.
- Nhận xét, biểu dương tổ tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng.
* Học động tác đi chuyển hướng phải trái:
-Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm . 
-Làm mẫu và giải thích động tác, HS tập bắt chước theo . Lúc đầu chậm sau đó tăng nhanh dần.
- Lớp tổ chức tập theo đội hình 3 hàng dọc. Học sinh thực hiện với cự li người cách người 1 – 2 m . Lúc đầu cho học sinh đi theo đường thẳng trước sau đó mới chuyển hướng. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh.
- Cho HS thi đua giữa các tổ, nhận xét tuyên dương.
* Chơi trò chơi : “ Mèo đuổi chuột “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi (thưởng - phạt). 
 3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các 
5 phút 
7 phút
12 phút
8phút
5 phút 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
 GV
TOÁN
Phép chia hết và phép chia có dư
 A/ Mục tiêu: 
Nhận biết phép chia hết và pháp chia có dư. 
Biết số dư bé hơn số chia.Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
B/ Chuẩn bị: 
Các tấm bìa có các chấm tròn, que tính . 
Phiếu học tập bài 2. Tranh minh họa bài tập 4.
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A.Bài cũ : 
 - Gọi 3HS lên bảng làm BT:
 Đặt tính rồi tính: 42 : 2 69 : 3 84 : 4
- Giáo viên nhận xét , cho điểm.
 B.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu 
 b)Khai thác :
- Giáo viên ghi bảng 2 phép chia: 
 8 2 9 2 
- Gọi hai em lên bảng mỗi em làm một phép tính, cả lớp nhận xét chữa bài.
- Giáo viên gợi ý để học sinh rút ra đặc điểm của phép chia hết và chia dư .
- Yêu cầu HS kiểm tra lại bằng mô hình hoặc vật thật .
- GVKL :8 chia 2 được 4 không còn thừa ta nói 8 : 2 là phép chia hết . 
 viết 8 : 2 = 4 
* 9 chia 2 được 4 còn thừa 1 ta nói 
 9 : 2 là phép chia có dư. 1 là số dư 
 Viết 9 : 2 = 4 ( dư 1 )
Chú ý: Số dư bé hơn số chia
c)Luyện tập : 
-Bài 1: - Cho HS thực hiện trên bảng con.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Nhận xét chữa bài.
* Số dư bào giờ cũng nhỏ hơn số chia.
Bài 2 :- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. 
- Gọi 1số em nêu kết quả, sau đó từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
* Chốt : Câu a, c đúng; câu b,d sai
Bài 3 HS quan sát hình SGK rồiTLCH:
+ Đã khoanh vào 1/2 số ô tô trong hình nào?
* Chốt : Cách tìm 1/ 2 trong hình.
C. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
- Về nhà làm vở BT Toán .
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- 2HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp. 
 8 2 9 2
 8 4 8 4
 0 1
- Học sinh thực hành chia trên vật thật 
+ Lấy 8 que tính chia thành 2 nhóm bằng nhau mỗi nhóm được 4 que ( không thừa )
+ Lấy 9 que tính chia thành 2 nhóm bằng nhau được mỗi nhóm 4 cây thừa 1 que tính.
- Vài học sinh nhắc lại .
- 3HS lên bảng, lớp làm bài trên bảng con.
 20 4 15 3 19 4 
 20 5 15 5 16 4
 0 0 3 
Đứng tại chỗ suy nghĩ nhanh và trả lời kết quả.
Ghi Đ vì 32 : 4 = 8
Ghi S vì 30 : 6 = 5 không dư còn bài lại có dư và số dư 6 mà 6 ở đây chính là số chia.
Ghi Đ vì 48: 6 = 8 không dư.
Ghi S vì 20 : 3 = 6 dư 2. Trong bài số dư lớn hơn số chia.
+ Đã khoanh vào 1/2 số ô tô ở hình a
 Thứ sáu, ngày 08 tháng 10 năm 2010
Nghỉ dạy 
( Đồng chí Nguyên soạn giảng )
	Hết tuần 6

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SANG L3 CKTKN.doc