Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 25

Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 25

Tập đọc - kể chuyện (74)

HỘI VẬT

I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài.

- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

2.Kĩ năng:

-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK) .

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Ngày soạn: 25 / 02 / 2011
 Giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011
Tập đọc - kể chuyện (74)
HỘI VẬT 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
2.Kĩ năng: 
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau dấu câu.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK) . 
3.Thái độ: 
	- Có ý thức tự giác, tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS : Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Ổn định tổ chức: 
- Nhận xét.
- Hát
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài " Tiếng đàn", trả lời câu hỏi .
- 1 em đọc bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
 A. Tập đọc
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài.
* GV hướng dẫn cách đọc 
- HS nghe 
* Gắn bảng phụ:
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng 
- HS nối tiếp đọc đoạn 
+ GV gọi HS giải nghĩa 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo N4
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1
- 3HS nối tiếp đọc đoạn 2,3,4
c. Tìm hiểu bài.
Câu hỏi 1: Giảng: người tứ xứ, náo nức.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Câu hỏi 2: Giảng: lăn xả
lớ ngớ, chậm chạp
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Câu hỏi 3: Giảng: nhanh như cắt
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào?
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao kê nổi chân ông Cả Ngũ lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên nhẹ như giơ con ếch .
Câu hỏi 4:
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
- HS nêu 
* GV chốt lại: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 3 
- 3HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn 3 của truyện 
- HS nhận xét.
- GV hướng dẫn đọc
- Vài HS thi đọc 
- 1HS đọc cả bài 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét - ghi điểm 
 Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ 
- HS nghe 
2. HD học sinh kể theo từng gợi ý.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu và 5 gợi ý.
- GV nhắc HS: Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật
- HS nghe
- HS kể theo cặp
- 5HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài ?
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét tiết học. 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài giờ học sau. 
- Lắng nghe.
Toán (121)
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( TIẾP )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
 - Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
2. Kĩ năng: 
- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS
3. Thái độ: 
- Có thói quen làm việc, học tập, nghỉ ngơi đúng giờ.	
II. Đồ dùng dạy học:
GV : Mô hình đồng hồ và đồng hồ thật.
HS : VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- 
- 1 em nêu, cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu bài ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực 
hiện phép nhân
 Bài 1: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1HS trả lời.
- HS làm việc theo cặp
- Vài HS hỏi đáp trước lớp
a. Bạn An tập thể dục lúc 6h 10' 
- GV nhận xét 
- HS nhận xét.
Bài 2: Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát hình trong SGK
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ ?
.
 - HS trả lời câu hỏi.
+ Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào ?
- Nối A với I
- HS làm bài vào SGK
- GV gọi HS nêu kết quả 
- HS nêu kết quả 
- GV nhận xét 
 Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS quan sát 2 tranh trong phần a.
+ Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc mấy giờ ?
- 6 giờ 
+ Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ ?
- 6h 10'
* Sử dụng mặt đồng hồ, yêu cầu HS thực hành.
- Thực hành.
3. Củng cố:
- Nêu nội dung bài.
- 1 HS nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học.
- Lắng nghe.
Đạo đức ( 25)
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập 3 bài đạo đức đã học trong chơng trình học kỳ 2
2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng KT trong bài học vào cuộc sống
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế, tôn trọng khách nớc ngoài, tôn trọng đám tang
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : - Nội dung ôn tập.
	- HS : - Vở bài tập đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tôn trọng đám tang ? Em đã làm gì để thể hiên mình đã tôn trọng đám tang ?
- 1 em trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
* GV đưa ra một số câu hỏi về các nội dung đã học yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Vì sao cần phải chia sẻ vui buồn cùng bạn?
- Suy nghĩ, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
- Lần lượt trả lời các câu hỏi,
Nhận xét bạn.
- Bạn sẽ làm gì khi thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật ?
- Vì sao phải tham gia việc lớp, việc trường ?
- Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
- Vì sao phải biết ơn thương binh, liệt sĩ ?
- Trả lời câu hỏi, liên hệ.
- Vì sao phải tôn trọng đám tang ?
- Nhận xét, chốt lại nội dung ôn tập.
3. Củng cố: 
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài.
- 1 em nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
 Soạn: 25 / 02 / 2011
 Giảng chiều : Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011
Luyện Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ôn tập các phép tính nhân, chia đã học. Tìm thành phần chưa biết của phép tính. Luyện giải toán có lời văn.
- HSKG: Thực hiện các phép tính nhân, chia và giải toán nâng cao.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV : Bảng nhóm làm bài tập 2.
- HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổ định tổ chức:
- Nhận xét.
- Hát.
2. Hướng dẫn luyện tập:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức :
1204 : 4 - 32 = 2409 : ( 3 + 3) = 
43 + 2524 : 5 = 11 x 6 : 3 =
- HS nêu yêu cầu bài tập
 - Thảo luận và làm bài bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
1253 : 2 2714 : 3 3504 : 5
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng nhóm.
- Quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS làm vào bảng nhóm.
- GV nhận xét – kết luận.
Bài 3: 
 Bài toán : Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 234m, chiều rộng chiều dài. Tính chu vi khu đất đó.
* HSKG : giải bằng hai cách.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn mẫu.
- HS quan sát – làm vào vở.
- HS Làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài.
- GV nhận xét- kết luận bài làm đúng.
3. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành BT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
Luyện viết 
NGÀY HỘI RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng viết 3 khổ thơ đầu ; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
	- HSKG: Luyện viết chữ nghiêng hoặc chữ sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV : Bảng phụ chép sẵn đoạn viết.
- HS: Bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Hát.
2. Bài mới:
 2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
 2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến 
thức.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện viết.
 * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 
* Gắn bảng phụ : GV đọc đoạn văn.
- Lớp chú ý nghe 
- 2HS đọc lại bài
- Tìm từ khó trong bài
- Đọc từ khó cho học sinh viết.
- Quan sát, sửa sai lỗi chính tả cho từng học sinh.
- Luyện viết trên bảng con
- Tự sửa lỗi (nếu sai).
- 2 em nêu cách trình bày bài viết.
* Hướng dẫn cách trình bày:
- Gọi HS nêu cách trình bày bài.
- HS nêu, lớp nhận xét.
- GV nêu lại.
b. Hoạt động 2 : Viết bài.
* Đọc cho học sinh viết bài:
- Nghe - viết bài vào vở.
- Tự đọc lại bài soát lỗi.
- Tự sửa lỗi xuống cuối bài.
- Tổ chức chọn bài chữ viết có tiến bộ.
* Chấm, chữa bài của học sinh.
3. Củng cố: 
 - Nêu cách trình bày bài luyện viết ?
 - 1 em nêu.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà tự luyện viết thêm bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
LuyÖn tËp lµm v¨n 
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu:
- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. Dựa vào những điều vừa kể, viết một đoạn văn từ 7 câu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý.
- HS : - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Hát.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: Hãy kể lại buổi biểu diễn 
nghệ thuật mà em được xem.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc gợi ý 
- GV nhắc HS: Những gợi ý ...  lớp 
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của mình trước lớp và thuyết minh.
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Củng cố: 
- Nêu lại nội dung bài học ?
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
 Soạn: 25 / 02 / 2011
Giảng : Thứ sáu ngày 04 tháng 03 năm 2011
Tập làm văn (25)
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Dựa vào kết quả quan sát 2 bức tranh ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền trong SGK, HS chọn, kể lại được TN, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong 1 bức ảnh.
2. Kĩ năng: 
- Kể tự nhiên, sinh động hấp dẫn 
3. Thái độ: 
	- HS có hứng thú trong học tập
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Hai bức ảnh lễ hội trong SGK. Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý.
- HS : - Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn ?
- 1 em đọc.
- Nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: Quan sát một ảnh lễ hội dưới đây, tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- GV viết lên bảng 2 câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
- HS quan sát tranh, ảnh SGK.
- Từng cặp HS quan sát, tranh bổ xung cho nhau.
+ Những người tham gia lễ hội đang làm
gì ?
- Nhiều HS tiếp nối nhau thi nói và giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- GV nhận xét 
- HS nhận xét
- GV ghi điểm.
VD: ảnh 1: Đây là cảnh sân đình ở làng quê. Người tấp lập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh 2 TN đang chơi đu.
ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được treo trên bờ sông tăng vẻ náo nức cho lễ hội.
3. Củng cố: 
- Gọi học sinh nêu nội dung bài.
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Lắng nghe.
Toán (125)
TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. Bước đầu biết chuyển đổi tiền (trong phạm vi 10000 đồng). Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
2. Kĩ năng: 
- Biết đổi tiền và cộng trừ các số với đơn vị là đồng 
3. Thái độ:
- HS biết quý trọng đồng tiền .
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng
- HS : - Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Đặt tính rồi tính : 896 : 3 
- 1 em lên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu bài ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000đ, 5000đ, 10000đ.
- GV đưa ra 3 tờ giấy bạc 2000 đ, 5000đ, 10000đ
- HS quan sát
+ Nêu đặc điểm của từng tờ giấy bạc?
+ 5000 đ: màu xanh; +1000 đ: màu đỏ.
+ Nêu giá trị các tờ giấy bạc?
- 3HS nêu
+ Đọc dòng chữ và con số?
- 2HS đọc
b. Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1: trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền?
* Nội dung chép sẵn trên bảng:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- 2HS ngồi cạnh nhau quan sát và trả lời
+ Chú lợn (a) có bao nhiêu tiền? Em làm thế nào để biết điều đó?
- Có 6200 đồng. Vì tính nhẩm 
5000đ + 1000đ + 200đ= 6200đ
- GV hỏi tương tự với phần b, c
 Bài 2: Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải?
* Củng cố và rèn luyện đổi tiền, cộng trừ với đơn vị tiền Việt Nam.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn: Trong bài mẫu ta phải lấy 2 tờ giấy bạc 1000đ để được 2000đ
- HS quan sát phần mẫu 
- HS nghe
- HS làm bài
- Có mấy tờ giấy bạc đó là những loại 
- Có 4 tờ giấy bạc loại 5000đ
giấy bạc nào ?
+ Làm thế nào để lấy được 10 000đ? Vì sao?
- Lấy 2 tờ giấy bạc 5000đ vì 
5000đ + 5000đ = 10000đ.
 Bài 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu 
- HS quan sát + trả lời
+ Đồ vật nào có giá trị ít tiền nhất 
+ Ít nhất là bóng bay: 1000đ
+ Đồ vật nào có giá trị nhiều tiền nhất?
+ Nhiều nhất là lọ hoa: 8700 đ
+ Mua 1 quả bóng và 1 chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?
- Hết 2500 đồng.
+ Làm thế nào để tìm được 2500 đ?
- Lấy giá tiền 1 quả bóng + giá tiền 1 chiếc bút chì: 1000đ + 1500đ = 2500đ
3. Củng cố:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài ?
- 2 em nêu.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học.
- Lắng nghe.
Chính tả - nghe viết ( 50)
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng bài tập 2 a / b.
2.Kĩ năng: 
- Viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, mẫu chữ, trình bày đẹp.
3.Thái độ: 
	- HS có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV: Bảng phụ chép BT2.
- HS: Bảng con, phấn, VBT.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc : Trong trẻo, chông chênh 
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài, sửa lỗi.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhớ, viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc 1 lần bài chính tả 
- HS nghe 
- 2HS đọc lại 
+ Đoạn viết có mấy câu?
- 5 câu 
+ Các chữ đầu câu viết như thế nào?
- Viết hoa
- GV đọc 1 số tiếng khó: Chiêng trống, hăng máu, biến mất
- HS nghe viết vào vở.
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
b. Hoạt động 2 : GV đọc bài .
- HS viết vào vở
- GV theo dõi uấn nắn cho HS 
c. Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài 
- GV đọc lại bài 
- HS nghe đổi vở soát lỗi
- GV thu vở chấm điểm 
c. Hoạt động 3 : HD làm bài tập.
* Gắn bảng phụ :
 Bài 2 a / b.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân
- GV gắn lên bảng 3 bảng nhóm.
- 3 HS lên bảng thi làm bài
- HS đọc kết quả nhận xét.
- GV nhận xét 
- Nhiều HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh 
a. trông, chớp, trắng, trên.
b. thức, đứt.
3. Củng cố: 
- Nêu cách trình bày bài viết chính tả ?
- 1 HS nêu.
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn HS hoàn thành VBT, tự luyện viết thêm ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
- Lắng nghe.
Thủ công (25)
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Biết cách gấp, cắt, dán lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
* Với học sinh khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.
2.Kĩ năng: 
- Gấp, cắt, dán lọ hoa gắn tờng đúng quy trình kĩ thuật.
3.Thái độ: 
- Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy học:
 - - Tranh quy trình, giấy thủ công, kéo
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy. Tranh quy trình hướng dẫn các bước thực hiện.
- HS : - Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Đôi bạn kiểm tra lẫn nhau.
- Nhận xét sự chuẩn bị bài của HS.
- Nhận xét bạn.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- Lắng nghe. 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
* GV giới thiệu lọ hoa làm bằng giấy.
- HS quan sát 
+ Nêu hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa?
- HS nêu
- GV mở dần lọ hoa
- HS quan sát
+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình gì?
- HCN
+ Lọ hoa được làm = cách nào?
- Gấp cách đều
- GV giới thiệu lọ hoa làm bằng giấy
- HS quan sát 
b. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
* Gắn : Tranh quy trình hướng dẫn các 
bước thực hiện.
- Đặt ngang tờ giấy TC HCN có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
- HS quan sát.
- B1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Soay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô nh gấp cái quạt 
( L2) cho đến hết tờ giấy.
- HS quan sát
B2: Cách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp thân lọ hoa.
- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân, kéo khi nào tạo thành chữ V.
- HS quan sát.
B3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Dùng bút chì kẻ thành đờng giữa hình và 
đường chuẩn vào tờ giấy. Bôi hồ vào 1 nếp gấp ngoài cùng 
- HS nghe- quan sát.
- 2- 3 HS nhắc lại các bước.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn 
tường.
- HS thực hành.
3. Củng cố: 
- Nêu các bước đan nong đôi ?
- 1 HS nêu.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Chú ý lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Dặn dò giờ học sau mang giấy TC, thước kẻ, bút chì.
- Thực hiện yêu cầu.
Sinh hoạt (25)
SƠ KẾT TUẦN
 I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
 II. Nội dung sinh hoạt:
1. Đạo đức:
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo. Hoà nhã, với bạn bè.
2. Học tập:
a. Ưu điểm:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ.
	- Có ý thức tự quản khá tốt.
	- Một số em đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
* Tuyên dương: ..
b. Nhược điểm:
- 1 số em còn viết và đọc yếu như : .
- Hay nghịch ngợm và nói chuyện trong giờ như : ......
3. Các hoạt động khác:
	- Vệ sinh thân thể + vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Hát khá đều và khá sôi nổi.
- Thể dục xếp hàng còn chậm, một số em chưa nghiêm túc.
4. Phương hướng tuần tới:
	- Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho một số học sinh viết xấu. Rèn chữ viết cho đội tuyển học sinh viết chữ đẹp cấp huyện.
	- Thường xuyên kiểm tra những học sinh lười học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc