Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 5

Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 5

Tập đọc - kể chuyện(13)

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc :

 1. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Hiểu được nghĩa của các từ mới : nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc lưu loát phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức tự giác trong khi đọc bài.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án soạn giảng Lớp 3 Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
 Soạn: 18 / 9 / 2010
Giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tập đọc - kể chuyện(13)
Người lính dũng cảm
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc : 
 1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 	- Hiểu được nghĩa của các từ mới : nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết.
 2. Kĩ năng:
	- Đọc lưu loát phân biệt lời người dẫn chuyện với các nhân vật.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức tự giác trong khi đọc bài.
B. Kể chuyện :
 1. Kiến thức:
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
 2. Kĩ Năng:
 	- Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá khi bạn kể.
 3. Thái độ:
	- Có thái độ tự nhiên trong khi đọc bài, kể truyện.
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV: viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc trên bảng phụ.
- HS : sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* ổ định tổ chức: 
- Nhận xét.
- Hát
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài ông ngoại, trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1 em đọc bài, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, GV giới thiệu ... ghi đầu bài. 
- lắng nghe 
2.2, Các hoạt động tìm hiểu bài.
A. Tập đọc:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gv đọc toàn bài 
- Tóm tắt nội dung bài 
- HS chú ý nghe 
- Hướng dẫn cách đọc.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài 
* Gắn bảng phụ hướng dẫn luyện đọc ngắt câu văn dài.
- Theo dõi chỉnh sửa.
- Luyện đọc cá nhân.
- Gọi HS chia đoạn. 
- HS chia đoạn 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu truyện
- HS giải nghĩa 1 số từ mới 
- Yêu câu HS đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- HS đọc đoạn theo N4
- Các nhóm thi đọc 
- 4HS dại diện 4 nhóm thi đọc.
- Lớp nhận xét bình chọn.
- GV nhận xét chung.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Các bạn nhớ trong truyện chơi trò chơi gì ? ở đâu?
* Giảng: hạ lệnh, hèn, ngập ngừng.
- Các bạn chơi trò chơi đánh trận giả trong vườn trường.
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng duới chân rào?
* Giảng : lỗ hổng, hoảng sợ.
- Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
* Giảng : can đảm, bí mật.
- Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ
- Thầy giáo mong chờ gì ở HS trong lớp?
* Giảng : quả quyết.
- Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Vì sao chú lính nhỏ " run lên" khi nghe thầy giáo hỏi?
- Vì chú sợ hãi.
- Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh " về thôi" của viên tướng?
- HS nêu.
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Mọi người sững sờ nhìn chú
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? vì sao?
- HS nêu.
- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ?
- HS nêu.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu đoạn 4 và HD học sinh cách đọc.
- 1 HS đọc lại đoạn văn vừa HD.
- 4 –5 HS thi đọc lại đoạn văn.
- HS phân vai đọc lại truyện. 
- Lớp nhận xét – bình chọn.
 Kể chuyện
a. Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ. 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:
- GV treo tranh minh hoạ ( đã phóng to)
- HS lần lượt quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK.
- HS quan sát.
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Trong trường hợp HS lúng túng vì không nhớ truyện, GV có thể gợi ý cho HS.
- Lớp nhận xét sau mỗi lần kể.
c. Hoạt động 3: Thi kể chuyện cá nhân.
- HS thi dựng lại câu chuyện theo vai
- GV nhận xét ghi điểm.
- Lớp nhận xét bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn sinh động nhất.
3. Củng cố: 
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
-Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi ...
- GV: khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, sửa chữa khuyết điểm của mình mới là người dũng cảm.
- HS lắng nghe.
* Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn dò học bài ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Ghi nhớ.
Toán(21)
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:	
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải toán có một phép nhân.
- HSKG hoàn thành thêm BT 1, cột 3.
 2. Kỹ năng:
- Làm thành thạo tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Giải được bài toán có một phép nhân.
 3. Thái độ:
	- Có lòng ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 5 bảng nhóm làm bài tập 3.
- HS: Bảng con làm BT 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện phép tính 16 : 4 =
- 1 em lên bảng, cả lớp làm nháp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng
a. 23 x 6 = ?
- HS quan sát.
- HS lên bảng đặt tính theo cột dọc.
- GV hướng dẫn cho HS tính: Nhân từ phải sang trái : 3 nhân 6 bằng 18 viết 8 (thẳng cột với 6 và 3) nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7 viết 7 (bên trái 8)
- HS chú ý nghe và quan sát.
- Vậy ( nêu và viết ): 26 x 3 = 78
- Vài HS nêu lại cách nhân như trên.
b. 54 x 6 = ?
- GV hướng dẫn tương tự như trên. 
- HS thực hiện.
-HS nhắc lại cách tính.
 b. Hoạt động 2: thực hành. 
Bài 1: Tính:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Làm bảng con.
- Nhận xét.
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
Bài 2: Giải toán
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- HS nêu bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải.
- HS phân tích bài toán + giải vào vở.
- Lớp đọc bài và nhận xét.
- GV nhận xét – ghi điểm:
Bài 3: Tìm x:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu BT.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
* Chia nhóm, phát bảng...
- HS nêu.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Nhận xét các nhóm.
- Đại diện các nhóm lên gắn phiếu.
3. Củng cố: 
- Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm như thế nào ?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
- Suy nghĩ, trả lời.
* Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn dò học bài ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Ghi nhớ.
Đạo Đức(5)
Tự làm lấy việc của mình
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
- Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
 2. Kỹ năng:
- Biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở trường, ở nhà.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu học tập (HĐ 2).
- HS: Vở bài tập ĐĐ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là giữ lời hứa ?
- Vì sao phải giữ lời hứa ?
- 1 em trả lời, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
- HS chú ý.
- Nếu là Đại khi đó em sẽ làm gì? Vì sao?
- HS tìm cách giải quyết.
- 1 số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài tập mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
* GV lết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV phát phiếu học tập( ND: trong SGV).
- HS nhận phiếu và thảo luận theo nội dung ghi trong phiếu
- Các nhóm độc lập thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nghe- nhận xét.
* GV kết luận:
- Tự làm lấy công việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
c. Hoạt động 3: xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống cho HS xử lí.
- Vài HS nêu lại tình huống.
- Việt đang quét lớp thì Dũng đến. 
- Dũng bảo Việt: Bạn để tớ quét lớp thay bạn còn bạn làm bài hộ tớ.
Nếu là Việt em có đồng ý ko ? 
Vì sao?
- HS suy nghĩ cách giải quyết.
- 1 vài HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS nhận xét, nêu cách giải quyết khác ( nếu có).
* GV kết luận: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.	
d. Hoạt động 4: Thực hành. 
 - Tự làm lấy công việc của mình ở nhà.
- Lần lượt nêu...
 - Sưu tầm mẩu chuyện, tấm gương về việc tự làm lấy công việc của mình.
...
3. Củng cố: 
 - Hãy nêu ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình?
- Suy nghĩ, trả lời.
* Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Dặn dò học bài ở nhà, chuẩn bị bài giờ sau học. 
- Ghi nhớ.
 Soạn: 18 / 9 / 2010
Giảng: Chiều Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia đã học.
	- Biết giải toán có lời văn 1 phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 2 bảng nhóm làm bài tập 4 / 22 VBT.
- HS: Bảng con làm BT 1 / 21 VBT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện phép tính 20 : 4 =
- 1 em lên bảng, cả lớp làm nháp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Ôn tập phép cộng, trừ, nhân chia đã học.
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
( Trang 21 - VBT)
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát, giúp đỡ HSY.
- Làm bài vào bảng con.
- 1 em lên bảng làm bài
- GV nhận xét- kết luận bài làm đúng.
Bài 2: Tìm x : 
 ( Trang 21 - VBT)
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS thực hiện.
- Quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS làm vào vở.
- Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.
* Gọi học sinh đọc yêu cầu, 
Bài 4 : Giải toán 
( trang 22 - VBT ) 
- Chú ý lắng nghe.
* Chia nhóm, giao việc, phát bảng cho các nhóm, quy định thời gian.
- Các nhóm làm bài theo yêu cầu.
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương 
- Đại diện các nhóm lên gắn phiếu.
* Giao bài cho HSKG:
Bài 12 - Toán nâng cao lớp 3/ trang 5. 
 ...  : Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
- GV giúp HS xác định yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc yêu cầu bài và gợi ý ND cuộc họp. Lớp đọc thầm. 
- GV hỏi : 
+ Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, các em phải chú ý điều gì ? 
- HS nêu 
- GV chốt lại : phải xác định rõ ND họp bàn về vấn đề gì ?
+ Phải lắm được trình tự tổ chức cuộc họp 
- HS chú ý nghe 
- 1 HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp 
b. Hoạt động 2: Từng tổ làm việc.
- Quan sát, giúp đỡ. 
- HS ngồi theo đơn vị tổ, các tổ bàn bạc chọn nd họp dưới sự điều khiển của tổ trưởng 
c. Hoạt động 3: Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. 
- Các tổ thi tổ chức cuộc họp 
-> GV nhận xét tổ họp có hiệu quả nhất 
- Lớp bình chọn 
3. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung cuộc họp. 
- 1 em nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành BT ở VBT và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
______________________________________
Toán(25)
Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
	- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng để giải bài toán có lời văn.
 2. Kỹ năng:
- Tìm được một trong các thành phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
 3. Thái độ:
	- Có lòng say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: - 12 cái kẹo vẽ như hình trên bảng. 
- HS: bảng con, phấn làm BT 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng chia 6.
- 1 em lên bảng, cả lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: HD HS tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số.
+ GV nêu bài toán 
- HS chú ý nghe 
- Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo 
- HS nêu lại 
-> Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là số kẹo cần tìm .
- Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm 
như thế nào ? 
- HS nêu 
- HS nêu bài giải 
Bài giải
Chị cho em số kẹo là :
 12 : 3 = 4 ( cái ) 
Đáp số : 4 cái kẹo 
- Muốn tìm của 12 cái kẹo thì làm như thế nào ? 
- Lấy12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau : 12 : 4 = 3 ( cái ) . Mỗi phần bằng nhau đó ( 3 cái kẹo ) là của số kẹo 
- Vậy muốn tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ? 
-> Vài HS nêu 
b. Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS lắm vững yêu cầu của bài 
- HS nêu cách làm, nêu miệng kết quả 
-> cả lớp nhận xét 
của 8 kg là 4 kg 
của 24l là 6 l .
Bài 2: Giải toán
- Gọi học sinh đọc đề toán. 
- HS đọc đề toán. 
- GV HD HS phân tích và nêu cách giải 
-HS phân tích bài toán và giải vào vở 
Nêu miệng BT -> lớp nhận xét .
Giải :
 Đã bán số mét vải là : 
 40 : 5 = 8 (m ) 
 Đáp số : 8 m vải 
-> GV nhận xét , sửa sai cho HS 
3. Củng cố: 
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào ? 
- 1 em nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe.
4. Dặn dò:
- Về nhà hoàn thành BT ở VBT và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
____________________________________
Chính tả- tập chép (10)
Mùa thu của em
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2).
 2. Kỹ năng:
	- Viết đúng chính tả, đúng chữ viết thường, viết hoa, đúng tốc độ.
 3. Thái độ:
	- Có ý thức tự giác khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học : 
 	- GV: Bảng lớp chép bài. Bảng phụ viết BT2.
- HS: Bảng con, phấn.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc GV đọc: hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm cho học sinh viết.
- 1 bạn lên bảng, lớp làm bảng con.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
* Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc bài thơ trên bảng. 
- HS chú ý nghe 
- 2 HS đọc lại đoạn chép.
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- thơ bốn chữ. 
- Tên bài viết ở vị trí nào?
- viết giữa trang vở. 
- Những chữ nào trong bài viết hoa? 
- HS nêu.
- các chữ đầu câu cần viết như thế nào?
- HS nêu. 
- Luyện viết tiếng khó 
+ GV đọc : lá sen, thân quen, xuống xem.
- HS luyện viét vào bảng con 
+ GV quan sát sửa sai cho HS 
b. Hoạt động 2 : Chép bài :
- HS nhìn bảng chép bài vào vở 
- GV quan sát uốn nán thêm cho HS 
* Chấm chữa bài :
- GV đọc bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- GV thu vở chấm bài 
- GV nhận xét bài viết 
c. Hoạt động 3 : HD làm bài tập :
Bài 2 : a / b.
* Gắn bảng phụ: 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài tập vào nháp, 1 HS lên bảng làm bài. 
-> GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
- Cả lớp nhận xét 
Oàm oạp , mèo ngoạm miếng thịt. 
đứng nhai nhồm nhàm.
....
- Cả lớp chữa bài đúng vào vở 
Bài 3 : a / b.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu 
- HS làm bài sau đó trình bày kết quả 
-> GV nhận xét, chốt lại bài giải đúng 
- Lớp nhận xét 
Nắm - lắm ; gạo nếp ;...
- Cả lớp chữa bài đúng vào vở 
3. Củng cố: 
 - Nêu cách trình bày bài viết chính tả ?
 - 1 em nêu.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà tự luyện viết thêm bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
Thủ công (5)
Gấp ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
	- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng và cân đối.
- Học sinh kheo tay: - Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng và cân đối.
 2. Kỹ năng:
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng qui trình kỹ thuật. 
 3. Thái độ:
	- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 	- GV: - Tranh quy trình gấp hình ngôi sao năm cánh.
- HS: - Giấy mầu, kéo, bút màu...
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Đôi bạn kiểm tra, báo cáo kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
- Chú ý lắng nghe.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: HD HS quan sát và nhận xét. 
- GV giớ thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt dán. 
- HS quan sát 
+ Hình dạng màu sắc lá cờ ? 
- HCN màu đỏ trên ngôi sao màu vàng. 
+ Ngôi sao được dán ở đâu ? 
- Dán ở chính giữa. 
+ Tỉ lệ chiều dài, chiều rộng lá cờ ? 
- HS nêu. 
+ Nêu ý nghĩa của lá cờ? 
- HS nêu.
- GV nói thêm về lá cờ 
b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu.
* Gắn tranh quy trình...
- Bước 1 : Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. 
- Lấy giấy thủ công màu vàng cắt 1 hình vuông có cạnh 8 ô . Đặt hình vuông lên bàn sau đó gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm 0 ở giữa . 
- HS chú ý nghe và quan sát.
- Mở một đờng gấp đôi ra, để lại 1 đường gấp A0B .
- Đánh dấu điểm 0 cách điểm C 1 ô . Gấp ra phía sau theo đường dấu gấp 0D 
- Gấp cạnh 0A theo đường dấu gấp sao cho 0A trùng với 0D 
- Gấp đôi hình 4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau .
- Bước 2 : Cắt ngôi sao năm cánh. 
- Đánh dấu 2 điểm trên 2 cạnh dài của hình A ngoài cùng. 
- Kể nối 2 điểm thành đờng chéo H6. 
- HS chú ý quan sát. 
- Dùng kéo cắt theo đường kẻ chéo. 
- Mở hình mới cắt ra được ngôi sao năm cánh. 
- Bước 3 : Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ
giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. 
- Lấy 1 tờ giấy thủ công màu đỏ có chiều dài 21ô, chiều rộng 14 ô để làm lá cờ . Đánh dấu ở giữa hình. 
- Đánh dấu dán vị trí ngôi sao 
- HS chú ý nghe và quan sát.
- Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao, đặt ngôi sao vào đúng vị trí. 
- 1-2 HS nhắc lại và thực hiện thao tác gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh. 
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh theo tổ. 
- HS thực hành theo tổ. 
- GV quan sát, HD thêm cho HS. 
3. Củng cố: 
 - Nêu quy trình gấp ngôi sao năm cánh... ?
 - 1 em nêu.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Lắng nghe
4. Dặn dò:
- Về nhà tự gấp ngôi sao năm cánh... ở nhà và chuẩn bị bài sau.
 - Lắng nghe.
Sinh hoạt (5)
Sơ kết tuần 5
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
	- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh trong tuần tới.
II. Nội dung:
1. Đạo đức:
 - Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo. Hoà nhã với bạn bè .
2. Học tập:
a. Ưu điểm:
 - Duy trì tỷ lệ chuyên cần khá cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp khá nhanh nhẹn. 
 - Có ý thức tự quản lớp khá tốt.
 - Một số em đã có ý thức trong học tập.
 - Học bài và làm bài tập khá đầy đủ trước khi đến lớp.
	 - Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
* Tuyên dương: Linh, Tú, Tươi.
b. Nhợc điểm:
 - 1 số em đọc, viết còn yếu như: Thanh, Trường, Quân.
 - Hay nghịch ngợm và nói chuyện trong giờ học như: Thoại.
3. Các hoạt động khác:
	 - Vệ sinh thân thể + vệ sinh lớp học khá sạch sẽ.
 - Hát tương đối đều.
 - Thể dục xếp hàng còn chậm, một số em cha nghiêm túc như : Thoại.
4. Phương hướng tuần tới:
	 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại.
 - Tiếp tục rèn đọc, viết cho học sinh.
	 - Thường xuyên kiểm tra bài học trong ngày.
	 - Học bài, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 5.doc