THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: KHO BÁU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp.
2. Kỹ năng:
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
3. Thái độ:
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: KHO BÁU I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết thể hiện lời của từng nhân vật cho phù hợp. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu và các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để. Hiểu ý nghĩa của truyện: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc và 3 phương ánh ở câu hỏi 4 để HS lựa chọn. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập giữa HK2. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Sau bài kiểm tra giữa kì, các con sẽ bước vào tuần học mới. Tuần 28 với chủ đề Cây cối. Treo bức tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho báu. Phát triển các hoạt động (27’) Luyện đocï đoạn 1, 2: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu đoạn 1, 2. Chú ý giọng đọc: Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con. Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng. Hai câu cuối, đọc với giọng chậm khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.(HS phía Nam) Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm) Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu HS chia bài thành 3 đoạn. Gọi 1 HS đọc đoạn 1. Trong đoạn văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông. Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe HS phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho HS luyện đọc. Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1. Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Yêu cầu 1 HS đọc lại lời của người cha, sau đó tổ chức cho HS luyện đọc câu này. Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2. Gọi HS đọc đoạn 3. Sau đó theo dõi HS đọc và sửa những lỗi sai nếu các em mắc phải. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. Hát Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngất. Mở SGK trang 83. Theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, mặt trời, dặn dò, cơ ngơi đàng hoàng, hão huyền, chẳng thấy, nhờ làm đất kỹ, của ăn của để, 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. Chia bài thành 3 đoạn theo hướng dẫn của GV: + Đoạn 1: Ngày xưa một cơ ngơi đàng hoàng. + Đoạn 2: Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu các con hãy đào lên mà dùng. + Đoạn 3: Phần còn lại. 1 HS khá đọc bài. Nghe GV giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.// Luyện đọc câu: Cha không sống mãi để lo cho các con được.// Ruộng nhà có một kho báu./ các con hãy tự đào lên mà dùng.// (giọng đọc thể hiện sự lo lắng) 1 HS đọc bài. 1 HS đọc lại đoạn 3. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: