Giáo án Toán 4 tiết 51 đến 65

Giáo án Toán 4 tiết 51 đến 65

TIẾT 51 NHÂN VỚI 10 , 100 , 1000 .

CHIA CHO 10 , 100 , 1000 .

I.MỤC TIÊU

-Giúp HS:

• Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100, 1000

• Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10 , 100, 1000 , .

• Ap dụng phép nhân số tự nhiên với 10 , 100, 1000 . Chia cho số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn cho 10 , 100, 1000 , .

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

• Sách Toán 4/1.

• Vở BTT 4/1.

• Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ .

 

doc 67 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 4 tiết 51 đến 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 200
TIẾT 51
NHÂN VỚI 10 , 100 , 1000 .
CHIA CHO 10 , 100 , 1000 .
I.MỤC TIÊU
-Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100, 1000 
Biết cách thực hiện phép chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn  cho 10 , 100, 1000 , . 
Aùp dụng phép nhân số tự nhiên với 10 , 100, 1000 . Chia cho số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn  cho 10 , 100, 1000 , .
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Sách Toán 4/1.
Vở BTT 4/1.
Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
5 phút 
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
-Kiểm tra ĐDHT của HS.
2/Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 50 . GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:
-Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách Biết cách thực hiện phép nhân , chia một số tự nhiên với 10 , 100, 1000 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b)Dạy- Học bài mới
b.1/ Hướng dẫn cách thực hiện phép nhân , một số tự nhiên với 10 , 100, 1000 
-GV viết lên bảng phép tính 35 x 10 
-GV hỏi : Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân , bạn nào cho cô biết 350 x 10 bằng gì ? 
-10 còn gọi là mấy chục ? 
-GV hỏi : 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu ? 
-35 chục là bao nhiêu ? 
-Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350 
-Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết qủa của phép nhân 35 x 10 ? 
-Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết qủa của phép tính như thế nào ? 
-Hãy thực hiện 
	12 x 10
	78 x 10
	457 x 10
	7891 x 10 
@Chia số tròn chục cho 10
-GV viết lên bảng phép tính 350 : 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính . 
-GV : Ta có 35 x 10 = 350 , vậy khi lấy tích chia cho một thừa thì kết qủa sẽ là gì ? 
-Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu ? 
-Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 
-Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết qủa của phép chia như thế nào ? 
-Hãy thực hiện : 
	70 : 10
	140: 10
	2170 : 10
	7800 : 10
@Hướng dẫn nhân một số số tự nhiên với 100, 1000 ., chia một số tròn trăm , nghìn .cho 100, 1000 
-GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10 , chia một số tròn trăm , nghìn ., cho 100, 1000
@Kết luận : 
-GV hỏi : Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100,1000 , ta có thể viết ngay kết qủa của phép nhân như thế nào ? 
-Khi chia một số tròn chục, trăm , nghìn .cho 100, 1000  ta có thể viết ngay kết qủa của phép chia như thế nào ?
b.3/Luyện tập – thực hành: 
Bài 1 : 
-GV yêu cầu HS tự viết kết qủa của các phép tính trong bài ,sau đó nối tiếp nhau đọc kết qủa trước lớp . 
Bài 2 : 
-GV viết lên bảng 300 kg = . Tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi . 
-GV yêu cầu HS nêu cách làmcủa mình ,sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK: 
+100 kg bằng bao nhiêu tạ ? 
+Muốn đổi 300 : 100 = 3 tạ . Vậy 300 kg = 3 tạ
-GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài 
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình 
-GV nhận xét và cho điểm HS . 
4.Củng cố – Dặn dò : 
-GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm à chuẩn bị bài sau 
-Ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát tập thể.
-3 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Mộät vài HS nhắc lại tên bài dạy.
-HS đọc phép tính .
-HS nếu : 35 x 10 = 10 x 35
-Là 1 chục . 
-Bằng 35 chục 
-Là 350 
-Kết qủa của phép nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ 0 vào bên phải 
-Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó .
-HS nhẩm và nêu : 
	12 x 10 = 120
	78 x 10 = 780
	457 x 10 = 4570
	7891 x 10 = 78910
-HS suy nghĩ 
-Lấy chia cho một thừa thì được kết qủa là thừa số còn lại.
-HS nêu : 350 : 10 =35 
-Thương chính là số bị chia xoá đi một chữ số 0 
-Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó 
	70 : 10 = 7
	140: 10 = 14
	2170 : 10 = 217
	7800 : 10 = 780
-Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100,1000 , ta chỉ việc viết thêm một , hai , ba .chữ số 0 vào bên phải số đó . 
-Khi chia một số tròn chục, trăm , nghìn .cho 100, 1000 ta chỉ việc xoá bớt một , hai , ba .chữ số 0 vào bên phải số đó.
-HS cả lớp làm vào VBT sau đó mỗi HS nêu kết qủa của một phép tính ,đọc từ đầu ho đến hết . 
-HS nêu 300 kg = 3 tạ 
-100 kg = 1 tạ
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT .
-HS nêu tương tự như bài mẫu 
Vd: 5000 kg =  tấn 
Ta có : 1000 kg = 1 tấn 
	5000 : 1000 = 5 
Vậy 5000 kg = 5 tấn 
Ngày tháng năm 200
TIẾT 52
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN 
I.MỤC TIÊU
-Giúp HS:
Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân 
Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân tính nhanh giá trị của biểu thức. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 *Giáo viên: 	
GV chép sẵn bài toán ví dụ lên bảng phụ hoặc băng giấy 
a
b
c
(a x b ) x c
a x ( b x c )
3
4
5
5
2
3
4
6
2
 *Học sinh: 
Sách Toán 4/1.
Vở BTT 4/1.
Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
-Kiểm tra ĐDHT của HS.
2/Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 51 . 
-GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:
-GV : Trong giờ học toán hôm nay sẽ giới thiệu với các em làmquen với tính chất kết hợp của phép nhân . Sau đó Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân tính nhanh giá trị của biểu thức. 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b)Dạy- Học bài mới
b.1/Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân 
@So sánh giá trị của các biểu thức 
-GV viết lên bảng biểu thức 
( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 ) 
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức , rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau .
-GV làm tương tự với các cặp biểu thức khác . 
( 5 x 2 ) x 4 và 5 x ( 2 x 4 ) 
( 4 x 5 ) x 6 và 4 x ( 5 x 6 ) 
@Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân 
-GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy học . 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng 
-Ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát tập thể.
-2 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Mộät vài HS nhắc lại tên bài dạy.
-HS tính và so sánh 
-HS tính giá trị của các biểu thức và nêu : 
( 5 x 2 ) x 4 = 5 x ( 2 x 4 ) 
( 4 x 5 ) x 6 = 4 x ( 5 x 6 ) 
-HS đọc bảng số .
-3 HS lên bảng làm , mỗi HS làm một phép tính , HS cả lớp làm vào VBT 
a
b
c
(a x b) x c 
a x (b x c)
3
4
5
(3x 4) x 5 = 60
3 x ( 4 x 5 ) = 60
5
2
3
( 5 x 2 ) x 3 = 30
5 x ( 2 x 3 ) = 30 
4
6
2
(4 x 6 ) x 2 = 48
4 x ( 6 x 2 ) = 48
-GV : Hãy so sánh giá trị của giá trị biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 3 , b = 4 và c = 5 ? 
-GV : Hãy so sánh giá trị của giá trị biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 5 , b = 2 và c = 3? 
-GV : Hãy so sánh giá trị của giá trị biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x(b x c) khi a = 4 , b = 6 và c = 2 ? 
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c)? 
-Ta có thể viết (a x b) x c = a x (b x c)
-GV vừa chỉ bảng vừa nêu 
(a xb ) được gọi là một tích hai thừa số , biểu thức ( a x b ) x c có dạng là một tích hai thừa số nhân với số thứ ba ở đây là c 
-Xét biểu thức a x ( b x c ) ta thấy a là số thứ nhất của tích ( a x b ) , còn ( b x c ) là tích của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức ( a x b ) x c 
-Vậy khi thức hiện nhân một tích hai thừa số với một số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba . 
-GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận, đồng thời ghi kết luận lên bảng . 
b.2/Luyện tập thực hành : 
*Bài 1.
-GV viết lên bảng biểu thức . 
 2 x 5 x 4 
-GV hỏi : Biểu thức có dạng là tích của mấy số ? 
-Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức ? 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện 
-GV nhận xét và nêu cách làm đúng , sau đó yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài 
Bài 2: 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài , 
-GV viết lên bảng biểu thức : 
 13 x 5 x 2 
-Hãy tính giá trị của biểu thức trên 2 cách . 
-GV hỏi : Theo em , trong hai cách làm trên , cách nào thuận tiện hơn , vì sao ? 
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài 
-GV nhận xét và cho điểm HS . 
Bài 3 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài 
-Bài toán cho ta biết những gì ? 
-Bài toán hỏi gì ? 
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải thích bài toán bằng 2 cách 
-Cả hai biểu thức đều bằng 60
-Cả hai biểu thức đều bằng 30
-Cả hai biểu thức đều bằng 48
-Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn luôn bằng với giá trị của biểu thức a x (b x c).
 ... dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Luyện tập 
Ngày tháng năm 200
TIẾT 64
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
-Giúp HS củng cố về :
Thực hiện phép nhân với số có hai , ba chữ số 
Aùp dụng tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất nhân một số với một tổng ( hoặc một hiệu ) để tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện 
Tính giá trị biểu thức số , giải các bài toán có lời văn .
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Sách Toán 4/1.
Vở BTT 4/1.
Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
-Kiểm tra ĐDHT của HS.
2/Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 63 . 
-GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:
-GV : Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về : 
+Thực hiện phép nhân với số có hai , ba chữ số 
+Aùp dụng tính chất giao hoán , tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất nhân một số với một tổng ( hoặc một hiệu ) để tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện 
+Tính giá trị biểu thức số , giải các bài toán có lời văn 
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b)Dạy- Học bài mới
b.2/Luyện tập thực hành : 
*Bài 1.
-GV : yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập , sau đó cho HS tự làm bài 
-GV chữa bài , khi chữa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình 
+Nêu cách nhẩm 345 x 200 
-Nêu cách thực hiện tính 237 x 24 và 403 x 346
-GV nhận xét và cho điểm 
Bài 2 : 
-GV yêu cầu HS nêu đề bài ,sau đó tự làm bài 
-Ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát tập thể.
-2 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Mộät vài HS nhắc lại tên bài dạy.
-Đặt tính và tính 
-3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào VBT 
+HS nhẩm 
345 x 2 = 690
Vậy 345 x 200 = 69000
-2 HS lần lượt nêu trước lớp ,cả lớp nhận xét 
-3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào VBT 
	a/95 + 11 x 206 	b/95x 11 + 206	c/95 x 11 x 206
	= 95 + 2266 	= 1045 + 206	=1045 x 206
	=2361	=1251	=215270
-GV chữa bài và yêu cầu HS nêu cách nhân nhẩm 95 x 11 
GV nhận xét và cho điểm 
Bài 3: 
-GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta klàm gì ? 
-GV yêu cầu HS làm bài 
-HS thực hiện yêu cầu 
-Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá biểu thức bằng cách thuận tiện nhất 
-3 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào VBT
a/142 x 12 + 142 x 18	b/49 x 365 – 39 x 365	 c/4 x 18 x 25
= 142 ( 12 +18 ) 	= ( 49 – 39 ) x 365	= (4 x 25 ) x 18
= 142 x 30 = 4260 	= 10 x 365 = 3650 	= 100 x 18 = 1800
-GV chữa bài và hỏi 
+Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18 ) hãy phát biểu tính chất này 
-GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại 
-GV có thể hỏi thêm về cách nhân nhẩm 142 x 30 
-GV nhận xét và cho điểm 
Bài 4 : 
-GV gọi 1 HS đọc đề bài 
-Yêu cầu HS tự làm 
+Aùp dụng tính chất một số nhân với một tổng : Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết qủa lại với nhau 
b/Aùp dụng tính chất một số nhân với một hiệu 
c/ Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân 
-Thực hiện yêu cầu . 
-1 HS làm trên bảng ,HS cả lớp làm bài vào VBT
Cách1 	Cách 2 
	Bài giải 	Bài giải
Số bóng đèn điện cần để lắp đủ 32 phòng 	 Số tiền mua bóng đèn để lắp đủ mỗi phòng
	8 x 32 = 256 ( bóng ) 	3500 x 8 = 28000 ( đồng ) 
Số tiền mua bóng đèn để lắp đủ 32 phòng 	 Số tiền mua bóng đèn để lắp đủ 32 phòng
	3500 x 256 = 896000 ( đồng ) 	28000 x 32 = 896000 (đồng ) 
	Đáp số : 896000 đồng 	Đáp số : 896000 đồng
5 phút
-GV chữa bài , khi chữa bài GV gợi ý để HS nêu được cả 2 cách giải trên 
Bài 5 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
-GV hỏi :” Hình chữ nhật có chiều dài là a , chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế nào ? 
-GV yêu cầu HS làm phầna 
-GV hướng dẫn làm phần b 
+Gọi chiều dài ban đầu là a khi tăng lên 2 lần thì chiều dài mới là bao nhiêu ? 
+Khi đó diện tích của hình chữ nhật mới là bao nhiêu ? 
+Vậy khi tăng chiều dài lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật tăng thêm bao nhiêu lần ? 
4.Củng cố – dặn dò 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Luyện tập chung 
-Thực hiện yêu cầu 
-Diện tích hình chữ nhật là 
 S = a x b 
-Nếu a = 12 cm và b = 5 cm thì 
 S = 12 x 5 = 60 ( cm 2 ) 
-Nếu a = 15 cm và b = 10 cm thì S = 15 x 10 = 150 ( cm 2 )
-Chiều dài mới là : a x 2 
-Là ( a x 2 ) x b = 2x ( a x b ) = 2 x S
-Diện tích hình chữ nhật tăng thêm 2 lần
Ngày tháng năm 200
TIẾT 65
LUYỆN TẬP CHUNG 
I.MỤC TIÊU
-Giúp HS củng cố về :
Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học 
Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai , ba chữ số 
Aùc tính chất của phép nhân đã học . 
Lập công thức tính diện tích hình vuông . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Đề bài tập 1 viết sẵn trong bảng phụ 
Sách Toán 4/1.
Vở BTT 4/1.
Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 phút
4 phút
25 phút
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở HS tư thế ngồi học.
-Kiểm tra ĐDHT của HS.
2/Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 65 . 
-GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS 
-GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS. 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:
-GV : Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về : 
+Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học 
+Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai , ba chữ số 
+Các tính chất của phép nhân đã học . 
Lập công thức tính diện tích hình vuông
-Ghi tên bài dạy lên bảng lớp.
b)Dạy- Học bài mới
b.2/Luyện tập thực hành : 
*Bài 1.
-GV : yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập , sau đó cho HS tự làm bài 
-GV chữa bài , khi chữa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách đổi của mình 
+Nêu cách đổi 1200 kg =12 tạ
+Nêu cách đổi 15000 kg =15 tấn
+ Nêu cách đổi 1000 dm2 = 10 m2
-GV nhận xét và cho điểm 
Bài 2 : 
-GV yêu cầu HS tự làm bài 
-GV chữa bài và cho điểm HS .
Bài 3 : 
-GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-GV gợi ý : áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thể tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện . 
-Ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Hát tập thể.
-2 HS lên bảng làm . HS cả lớp quan sát nhận xét . 
-Lắng nghe.
-Mộät vài HS nhắc lại tên bài dạy.
-3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vào VBT 
+HS 1 : Vì 100 kg = 1 tạ 
Mà 1200 : 100 = 12 
Nên 1200 kg =12 tạ 
+HS 2 : Vì 1000 kg = 1 tấn 
Mà 15000 : 1000 = 15 
Nên 15000 kg =15 tấn
+HS 3: Vì 100 dm2 = 1 m2
Mà 1000 : 100 = 10 
Nên 1000 dm2 = 10 m2
-3 HS làm trên bảng , mỗi HS làm một phần , cả lớp làm vào VBT 
-Tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất .
-3 HS làm trên bảng , mỗi HS làm một phần , cả lớp làm vào VBT 
	a/2 x 39 x 5 	b/302 x 16 + 302 x 4	c/769 x 85 – 769 x 75
	= (2 x 5) x 39	= 302 x (16 + 4 ) 	 	= 769 x ( 85 – 75 ) 
	= 10 x 39 = 390	= 302 x 10 = 3020	= 769 x 10 = 7690
GV nhận xét và cho điểm 
Bài 4: 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài 
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán sau đó hỏi 
+Để biết sau 1g 15 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước chúng phải biết gì ? 
-GV yêu cầu HS làm bài 
-Thực hiện yêu cầu 
-HS nêu 1g 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước sau đó tính tổng lítnước của hai vòi 
+Phải biết 1 phút cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước sau đó nhân lên với tổng số phút 
-1 HS lên bảng làm , HS cả lớp làm bài vào VBT
Cách 1 	Cách 2 
	Bài giải 	Bài giải
	1 giờ 45 phút = 75 phút 	1 giờ 45 phút = 75 phút
 Số lít nước vòi 1 chảy được là 	 Số lít nước cả 2 vòi chảy được vào bể trong 1 phút
	25 x 75 = 1875 ( lít ) 	25 + 15 = 40 ( lít )
 Số lít nước vòi 1 chảy được là Trong 1g15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít 	15 x 75 = 1125 ( lít )	nước là 
 Số lít nước cả 2 vòi chảy được 	 43 x 75 = 3000 (lít )
 1875 + 1125 = 3000 ( lít ) 
	Đáp số : 3000 lít 	Đáp số : 3000 lít
5 phút
-GV chữa bài và hỏi HS trong hai cách , cách nào thuận tiện hơn . 
-GV nhận xét và cho điểm 
Bài 5 : 
-GV : Hãy nêu cách tính diện tích hình vuông 
-GV : Gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào 
-Vậy ta có công thức tính hình vuông là : 
 S = a x a 
-Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b 
-GV nhận xét bài làm của một số HS . 
4.Củng cố – dặn dò 
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài : Một tổng chia cho một số 
-Cách 2 thuận tiện hơn , chúng ta chỉ cần thực hiện một phép tính cộng và 1 phép tính nhân
-Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân cạnh 
-Diện tích hình vuông có cạnh là : a x a 
-HS ghi nhớ công thức 
-1 HS làm bài vào VBT

Tài liệu đính kèm:

  • docTOANTIET50-65.doc