Giáo án Tập đọc 3 kì 1 - Nguyễn Thị Cúc

Giáo án Tập đọc 3 kì 1 - Nguyễn Thị Cúc

Tập đọc - Kể chuyện Cậu bé thông minh

I. Mục đích yêu cầu.

* Tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời các câu hỏi trong SGK).

* Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa

II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài đọc và và truyện kể trong SGK

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần HD HS luyện đọc

 HS : SGK

 

doc 59 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1081Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 3 kì 1 - Nguyễn Thị Cúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
 Ngày dạy: / /
Tập đọc - Kể chuyện Cậu bé thông minh
I. Mục đích yêu cầu.
* Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.(trả lời các câu hỏi trong SGK).
* Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài đọc và và truyện kể trong SGK
 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần HD HS luyện đọc
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 Hoạt động của thầy Tập đọc Hoạt động của trò
A. Mở đầu
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3, T1
- GV kết hợp giải thích từng chủ điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu
- GV treo tranh minh hoạ - giới thiệu bài 
2. Luyện đọc
* GV đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
- GV HD HS giọng đọc
* HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu
- Kết hợp HD HS đọc đúng các từ ngữ : hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ.....
b. Đọc từng đoạn trớc lớp
+ GV HD HS nghỉ hơi đúng các câu sau :
- Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm ngời tài ra giúp nớc. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trồng biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội. // (giọng chậm rãi)
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?
(Giọng oai nghiêm)
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm ! Bố ngơi là đàn ông thì đẻ sao đợc ! (Giọng bực tức)
+ GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV theo dõi HD các em đọc đúng
3. HD tìm hiểu bài
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì ?
- Vì sao cậu bé yêu cầu nh vậy ?
- Câu chuyện này nói lên điều gì ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu một đoạn trong bài
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt
- Cả lớp mở mục lục SGK
- 1, 2 HS đọc tên 8 chủ điểm
+ HS quan sát tranh
- HS theo dõi SGK, đọc thầm
+ HS nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn
+ HS nối nhau đọc 3 đoạn trong bài
- HS luyện đọc câu
+ HS đọc theo nhóm đôi
- 1 HS đọc lại đoạn 1
- 1 HS đọc lại đoạn 2
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
+ HS đọc thầm đoạn 1
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng
- Vì gà trống không đẻ trứng đợc
+ HS đọc thầm đoạn 2- thảo luận nhóm
- Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé)
+ HS đọc thầm đoạn 3
- Yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để sẻ thịt chim
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua
+ HS đọc thầm cả bài
- Câu chuyện ca ngợi tài chí của cậu bé
+ HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em (HS mỗi nhóm tự phân vai : ngời dẫn chuyện, cậu bé, vua)
- Tổ chức 2 nhóm thi đọc chuyện theo vai
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- QS 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện, tập kể lại từng đoạn của câu chuyện
2. HD kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- GV treo tranh minh hoạ
- Nếu HS lúng túng GV đặt câu hỏi gợi ý
+ Tranh 1
- Quân lính đang làm gì ?
- Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?
+ Tranh 2
- Trớc mặt vua cậu bé đang làm gì ?
- Thái độ của nhà vua nh thế nào ?
+ Tranh 3
- Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?
- Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao ?
- Sau mỗi lần 1 HS kể cả lớp và GV nhận xét về ND về cách diễn đạt, về cách thể hiện
+ HS QS lần lợt 3 tranh minh hoạ, nhẩm kể chuyện 
- 3 HS tiếp nối nhau, QS tranh và kể lại 3 đoạn câu chuyện
- Đọc lệnh vua : mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng
- Lo sợ
- Khóc ầm ĩ và bảo : Bố cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu xin không đợc nên bị bố đuổi đi.
- Nhà vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo, dám đùa với vua
- Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim
- Vua biết đã tìm đợc ngời tài, nên trọng thởng cho cậu bé, gửi cậu vào trờng học để rèn luyện
IV Củng cố, dặn dò
	- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào? Vì sao? (thích cậu bé vì cậu thông minh, làm cho nhà vua phải thán phục)
	- GV động viên, khen những em học tốt
- Khuyến khích HS về nhà kể lại chuyện cho ngời thân
 Ngày dạy: / /
Tập đọc: Hai bàn tay em
I Mục đích yêu cầu
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
- Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3 khổ trong bài thơ).
II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 Bảng phụ viết khổ thơ cần luyện đọc và HTL
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS kể lại chuyện
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm ngời tài ?
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
- Câu chuyện này nói lên điều gì ? 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ (giọng vui tơi, dịu dàng, tình cảm)
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
- Từ ngữ khó : nằm ngủ, cạnh lòng, ..... 
* Đọc từng khổ thơ trớc lớp
+ GV kết hợp HD HS ngắt nghỉ hơi đúng
 Tay em đánh răng /
 Răng trắng hoa nhài. //
 Tay em chải tóc /
 Tóc ngời ánh mai. //
+ Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- GV theo dõi HD các em đọc đúng
* Đọc đồng thanh
3. HD tìm hiểu bài
- Hai bàn tay của bé đợc so sánh với gì ?
- Hai bàn tay thân thiết với bé nh thế nào?
- Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ?
4. HTL bài thơ
- GV treo bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ
- GV xoá dần từ, cụm từ giữ lại các từ đầu dòng thơ
- GV và HS bình chọn bạn thắng cuộc
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
- HS nghe
+ HS đọc tiếp nối, mỗi em hai dòng thơ
- Luyện đọc từ khó
+ HS nối nhau đọc 5 khổ thơ
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Cả lớp đọc với giọng vừa phải
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Đợc so sánh với những nụ hoa hồng, ngón tay xinh nh những cánh hoa
- Buổi tối hoa ngủ cùng bé, hoa kề bên má, hoa ấp cạnh lòng
. Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc
. Khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa Tran giấy
. Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay nh với bạn
- HS phát biểu
+ HS đọc đồng thanh
+ HS thi học thuộc lòng theo nhiều hình thức : 
- Hai tổ thi đọc tiếp sức
- Thi thuộc cả khổ thơ theo hình thức hái hoa
- 2, 3 HS thi đọc thuộc cả bài thơ
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ, đọc thuộc lòng cho ngời thân nghe.
Tuần 2
 Ngày dạy: / /
Tập đọc - Kể chuyện: Ai có lỗi ?
I.Mục đích yêu cầu:
Tập đọc:
- Biết ngất nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy, và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK
 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần HD HS luyện đọc
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Đơn xin vào Đội
- Nhận xét về cách trình bày lá đơn
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. Luyện đọc
+ GV đọc bài văn
- HD HS giọng đọc
+ HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV viết : Cô - rét - ti, En - ri - cô
- HD HS đọc đúng các từ dễ phát âm sai : nắn nót, nổi giận, đến nỗi, lát nữa, ...
* Đọc từng đoạn trớc lớp
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải 
* Đọc từng đoạn trong nhóm
3. HD HS tìm hiểu bài
- Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
- Vì sao En - ri - cô hối hận, muốn xin lỗi Cô - rét - ti ?
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
- Em đoán Cô - rét - ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói 1, 2 câu ý nghĩ của Cô - rét - ti
- Bố đã trách mắng En - ri - cô nh thế nào
- Lời trách mắng của bố có đúng không ? 
Vì sao ? 
- Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
4. Luyện đọc lại
- GV HD HS cách ngắt nghỉ một số câu
- Cả lớp và GV nhận xét
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét bạn
- HS theo dõi, đọc thầm
- 2, 3 HS đọc, cả lớp đồng thanh
+ HS nối nhau đọc từng câu
+ HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT đoạn 1, 2, 3
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đạn 3, 4
+ HS đọc thầm đoạn 1, 2
- En - ri - cô và Cô - rét - ti
- Cô - rét - ti vô ý chạm khuỷu tay vào En - ri - cô làm En - ri - cô viết hỏng. En - ri - cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô - rét - ti, làm hỏng hết trang viết của Cô - rét - ti.
+ Đọc thầm đoạn 3
- Sau cơn giận, En - ri - cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô - rét - ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy tay áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thơng muốn xin lỗi bạn nhng không đủ can đảm.
+ 1 HS đọc lại đoạn 4
- Tan học, thấy Cô - rét - ti đi theo mình, En - ri - cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thớc cầm tay. Nhng Cô - rét - ti cời hiền hậu đề nghị " Ta lại thân nhau nh trớc đi ! " khiến En - ri - cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn
- HS phát biểu
+ HS đọc thầm đoạn 5
- Bố mắng En - ri - cô là ngời có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thớc doạ đánh bạn
- Lời trách mắng của bố rất đúng vì ngời có lỗi phải xin lỗi trớc. En - ri - cô đã không đủ can đảm để xin lỗi bạn
- HS thảo luận, trả lời
+ HS luyện đọc phân vai
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ của tiết học
2. HD kể
- Lớp đọc thầm M và QS 5 tranh minh hoạ
- Từng HS tập kể cho nhau nghe
- 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện dựa vào 5 tranh minh hoạ
- Cả lớp bình chọn ngời kể tốt nhất
IV Củng cố, dặn dò
- Em học đợc điều gì qua câu chuyện này ?
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
 Ngày dạy: / /
Tập đọc: 	 Cô giáo tí hon
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ ngơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình  ... 
- Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.
- Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?
- Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?
- Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng tiền bạc đủ 10 lần
- Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
- Em hãy thử đặt tên khác cho chuyện
4. Luyện đọc lại
- 2, 3 HS đọc bài
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK
- QS tranh minh hoạ SGK
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm.
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 3 đoạn
- 1 HS đọc cả bài
+ HS đọc thầm đoạn 1
- Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi
- Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền
+ 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân sử
- Bác dãy nảy lên : Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền
+ HS đọc thầm đoạn 2, 3
- Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ 20 đồng.
- Bác này đã bồi thường đủ số tiền cho chủ quán. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc thế là công bằng.
- HS phát biểu
+ 1 HS khá giỏi đọc đoạn 3
- Các nhóm phân vai thi đọc truyện trước lớp
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa theo 4 tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi sử kiện.
2. HD kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- GV nhận xét
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
- HS QS 4 tranh minh hoạ
- 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1
- 3 HS tiếp nối nhau kể đoạn 1,2,3.
- 1 HS kể toàn chuyện
IV. Củng cố, dặn dò
	- Nêu nội dung chuyện ? (Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiên giỏi, bảo vệ được người lương thiện)
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài
 Ngày dạy: / /
Tập đọc Anh Đom Đóm
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loại vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ chuyện, tranh minh hoạ bài thơ trong SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV treo tranh minh hoạ Mồ côi sử kiện
- Kể chuyện : Mồ côi sử kiện 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiêu)
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng (hoặc 2 dòng thơ)
- GV kết hợp sửa tiếng đọc sai cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV nhắc HS nghỉ hơi đúng sau các dòng, các khổ thơ, các dấu giữa dòng
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài.
- Anh Đom đóm lên đèn đi đâu ?
- Tìm từ tả đức tính của anh Đom đóm trong hai khổ thơ ?
- Anh Đom đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?
- Tìm 1 hình ảnh đẹp của anh Đom đóm trong bài thơ ?
4. HTL bài thơ
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi, nhấn giọng 1 số từ ngữ
- GV HD HS HTL từng khổ, cả bài
- 2 HS tiếp nối kể chuyện theo 4 tranh
- Nhận xét
+ HS theo dõi SGK, QS tranh minh hoạ
- HS nối nhau đọc từng dòng
- HS đọc 6 khổ thơ trước lớp
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ
- Anh Đom đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên
- Đêm nào Đom đóm cũng lên đèn đi gác suốt tối đến tận sáng cho mọi người ngủ yên......
- Chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.
- HS phát biểu.
- 2 HS thi đọc lại bài thơ
- HS HTL
- 6 HS thi đọc TL 6 khổ thơ
- 1 vài HS thi HTL cả bài thơ.
IV. Củng cố, dặn dò
	- Nêu nội dung bài thơ ? (Ca ngợi anh Đom đóm chuyên cần. Tả cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động)
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
 Tuần 18: Ôn tập và kiểm tra cuối kì I
	 Ngày dạy: / /
Tiết 1
I.Mục đích yêu cầu : 
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở học kì I.
	- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- HS khá, giỏi đọc lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 60 tiếng/ phút), viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 60 chữ/ phút)
II. Đồ dùng dạy học: Viết tên các bài TĐ vào phiếu
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ôn định tỏ chức:
2.Kiểm tra TĐ (1/4 số HS trong lớp)
Từng HS lên bốc thăm chọn bài TĐ
-GV đạt câu hỏi về đoạn vừa đọc
-GV cho điẻm
*Bài tập 2:
-H.đẫn HS chuẩn bị
-GV đọc 1 lần đoạn văn :Rừng cây trong nắng
-GV giải nghĩa từ khó
-Hỏi : Đoạn văn tả cảnh gì?
-GV nhắc nhở HS trước khi viết bài
-GV đọc cho HS viết
-GV hướng dẫn HS chữa lỗi
-GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài
3.Củng có dặn dò:
GV nhận xét tiết học, nhắc nhở về nhà những HS chưa có điẻm KT tập đọc tiếp tục luỵen đọc
Hát	
-HS bốc thăm và đọc bài
-HS trả lời	
-2 HS đọc lại
-Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng
-HS tự đọc thầm đoạn văn, phát hiện những chữ mính dễ mắc lỗi khi viết, viết ra giấy nháp để ghi nhớ
-HS nghe
-HS viết
-HS nghe
	Ngày dạy: / /
 	Tiết 2
I.Mục đích yêu cầu:
	- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
	- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên bài tập đọc
-Chép sẵn bài tập 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Ôn định tổ chức:
2.KT tập đọc (1/4 số HS)
-GV y/c HS bôc thăm bài TĐ
-GV nêu câu hỏi
-GV ghi điểm
*Bai tập 2:
-Y/c HS đọc đề bài
-GV giải nghĩa từ : Nến, dù
-GV y/c HS làm bài tập
-GV nhận xét
*Bai tập 3:
-GV chót lại lời giảI đúng:
Từ biển trong câu: (Từ trong biển lá xanh rờn) không còn có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt tráI đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lựợng lá trong rtừng tràm bạt ngàn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
4.Củng cố , dặn dò:
Nhận xét tiết học: khen những HS học tốt, nhắc nhở những HS chưa kiểm tra về nhà tiếp tục luỵện đọc
-Hát
-HS bốc thăm, đọc bài
-HS trả lới
-HS đọc đề bài
-HS nghe
-HS làm vào vở BT, 1 HS làm trên bảng lớp
-HS nghe
-HS đọc y/c của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến
Ngày dạy: / / Tiết 3
I.Mục đích yêu cầu:
	- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
	- Điền đúng nội dung vào Giấy mời, theo mẫu (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên bài tập đọc
-Bảng pho to mẫu giấy mời
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ôn định tỏ chức
2.Giới thiệu bài
3.KT tập đọc:
-GV gọi HS bốc thăm bài
-GV đặt câu hỏi
-GV ghi điểm
*Bài tập 2:
-GV nhắc HS chú ý
+Mỗi em phảI đóng vai lớp trưởng viết giấy mới cô (thầy) hiệu trưởng
+Bài tập nầy giúp các em thực hành viết giấy mới đúng nghi thức.
+Em phả đièn vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày giờ, điạn điểm.
-GV mới 2 HS điền miệng nội dung vào giấy mời
+Y/c HS điền vào mẫu in sẵn
-GV nhận xét
4.Củng cố, dặn dò
Nhận tiết học
 Nhắc nhở về nhà
Hát
-Bốc thăm và đọc bài
-Trả lời câu hỏi
-1 HS đọc y/c BT và mẫu giấy mời
-HS nghe
-2 HS điền miệng nội dung vào giấy mời
-HS thực hành điền vào mẫu in sẵn
Ngày dạy: / /
 Tiết 4
I.Mục đích yêu cầu:
	- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
	- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi tên bài TĐ
-Viết đoạn văn BT 2
III.Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của thầy	Hoạt động của trò
1.Ôn định tổ chức:
2.Giới thiệu bài:
-GV nêu MĐYC tiét học
3.KT tập đọc:
-Gọi HS bốc thăm bài đọc
-Đặt câu hỏi
-Ghi điểm
*Bài tập2 :
-Y/c HS đọc đè và làm bài tập
-GV dán 3 tờ phiếu lên bảng mời 3 HS thi làm bài
-GV nhận xét, phân tích từng dấu câu trong đoạn văn, chót lại lời giảI đúng
4.Củng cố, dặn dò:
-Hệ thóng nộ dung bài
-Y/c HS về nhà coi lại bài
Hát
-Nghe
-Bốc thăm bài, đọc
-Trả lời câu hỏi
-HS đọc y/c BT, 1 HS đọc chú giảI từ ngữ trong SGK (cây bình bác, cay bần)
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân hoặc theo cặp
-HS trình bày
HS nghe
-Đọc lại cả đoạn văn điền dấu hoàn chỉnh
	 Ngàydạy: / /
	Tiết 5
I.Mục đích yêu cầu:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
	- Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi bài HTL
-Phô tô mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
III.Hoạt động dạy và học
 Hoạt động của thầy	Hoạt động của trò
1.Ôn định tổ chức
2Giới thiệu bài
-GV nêu MĐYC cuả tiết học
3.K tra HTL
-Gọi từng HS bốc thăm bài HTL
-Đặt câu hỏi
-Ghi điểm
*Bài tập 2
-GV nhắc HS: So với mẫu đơn, lá đơn nầy cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất
-GV nhận xét chấm điẻm một số đơn
4. Củng cố, dặn dò:
-Y/c HS ghi nhớ mẫu đơn, những HS chưa có điểm KT về nhà tiếp tục luyện đọc
-Chuẩn bị giấy rời đẻ làm bài tập viết thư trong tiết học tới
Hát
-Nghe
-Bốc thăm bài đọc thuộc lòng
-Trả lời
-HS đọc y/c BT
-Mở SGK/11. đọc mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
-HS nghe
-1HS làm miẹng
-HS viét đơn vào mẫu in sẵn
-Một số HS đọc trơn
	 Ngàydạy: / /
	Tiết 6
I.Mục đích yêu cầu:
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
	- Bước đàu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2).
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu ghi các bài TĐ
-Giấy rời để viết thư
III.Hoạt động dạy và học
 Hoạt động của thầy	Hoạt động của trò
1.Ôn định tổ chức
2.Giới thiệu bài
-GV nêu MĐYC cuả tiết học
3.K tra HTL
-Gọi từng HS bốc thăm bài HTL
-Đặt câu hỏi
-Ghi điểm
*Bài tập 2
-GV giúp HS xác định đúng:
+Đối tượng viết thư: một người thân (hoặc một người mình quý mến) như : ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, .
+Nội dung thư: Thăm hỏi về sức khỏe về tình hình ăn ở, học tập, làm việc, 
-GV mời 3, 4 HS phát biểu ý kiến
-GV theo dõi giúp đỡ HS yêú, kém
-GV chấm một số bài, nêu nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhắc nhở những HS viết chưa xong, về nhà viết tiếp
-Y/c HS làm thử bài Luyện tập tiết 9
Hát
-Nghe
-Bốc thăm bài đọc thuộc lòng
-Trả lời
-HS đọc y/c BT
-HS nghe
-HS phát biểu
-HS mở SGK trang 81, đọc lại bài Thư gửi bà để nhớ hình thức một lá thư. 
-HS viết thư
	 Kiểm tra Đọc, kiểm tra Viết

Tài liệu đính kèm:

  • doct.đọc 09-10.doc