TIẾNG VIỆT 3
Tập đọc
Quê hương
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- HS nắm được những đặc sản, hương vị của quê hương, nhớ lại thời thơ ấu mình đi thả diều, chăn trâu.
- HS được hiểu rõ hơn về quê hương mình, hình ảnh quê hương sẽ được in rõ trong trí nhớ của các em.
- HS sẽ nhớ được mọi hình ảnh đẹp của quê hương qua bài đọc một cách rễ ràng.
2. Kĩ năng.
- Kĩ năng đọc thành tiếng:
+ Chú ý các từ ngữ: Trèo hái, rợp bướm vàng bay, con diều, ven sông, cầu tre, nón lá, nghiêng che,
+ Ngắt đúng nhịp(2/4 hoặc 4/2) ở từng dòng thơ.
Giáo án tập giảng Môn: Tiếng Việt 3 Phân môn: Tập đọc. Quê hương Người soạn: Trần Thị Hân Lớp: CĐ Tiểu học 3A Khoa: Tiểu học Hải Dương, Ngày 24 tháng 9 năm 2009 Thứ sáu, ngày 25 tháng 9 năm 2009 Tiếng Việt 3 Tập đọc Quê hương I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - HS nắm được những đặc sản, hương vị của quê hương, nhớ lại thời thơ ấu mình đi thả diều, chăn trâu. - HS được hiểu rõ hơn về quê hương mình, hình ảnh quê hương sẽ được in rõ trong trí nhớ của các em. - HS sẽ nhớ được mọi hình ảnh đẹp của quê hương qua bài đọc một cách rễ ràng. 2. Kĩ năng. - Kĩ năng đọc thành tiếng: + Chú ý các từ ngữ: Trèo hái, rợp bướm vàng bay, con diều, ven sông, cầu tre, nón lá, nghiêng che, + Ngắt đúng nhịp(2/4 hoặc 4/2) ở từng dòng thơ. + Bước đầu bộc lộ được tình cảm qua giọng đọc( nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả hình ảnh quen thuộc của quê hương: Chùm khế ngọt, đường đi học, rợp bướm vàng bay) - Rèn kĩ năng đọc hiểu. + Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung của bài, cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của cảnh vật quê hương. + Hiểu được ý nghĩa của bài thơ. 3. Thái độ - HS có thái độ yêu đất nước, yêu nơi mình sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm đẹp. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. - Bảng phụ chép bài thơ để hướng dẫn hs học thuộc lòng bài thơ. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy học Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 3 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Giọng quê hương. Sau đó trả lời câu hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về giọng quê hương? - GV gọi 1 hs nhận xét, chấm điểm 2.Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài. Tình yêu quê hương là đề tài của rất nhiều câu chuyện, bài thơ, bài hát. Hôm trước, các em đã được đọc mẩu chuyện Giọng quê hương. Đó là một câu chuyện cảm động về những người con xa quê hương. Hôm nay, các em sẽ được học bài Quê hương của tác giả Đỗ TRung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc, bài thơ đã trở thành một bài hát rất được nhiều người yêu thích. b.Luyện đọc - GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm ngắt nhịp thơ và nghỉ hơi đúng kéo dài hơn ở các tiếng, vần nhau trong từng khổ thơ: Ngày- bay, đồng- sông, nhỏ- to, che- hè. - GV hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng dòng thơ. - GV gọi hs đọc nối tiếp - GV giúp hs đọc đúng những từ ngữ khó phát âm. + Đọc từng khổ thơ trước lớp - GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện qua giọng đọc - GV gọi hs nhận xét c.Hướng dẫn tìm hiểu bài. - GV cho hs đọc thầm từng khổ thơ, trả lời câu hỏi: - Em hãy nêu những hình ảnh gắn lion với quê hương - GV gọi hs nhận xét - GV tiếp tục cho hs đọc thầm khổ cuối, trả lời: Vì sao quê hương được so sánh với mẹ? - GV yêu cầu hs thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nao? - GV giúpcác em hiểu ý khái quát: Nếu ai không nhớ quê hương, không yêu quê hương mình thi không trở thành người tốt được. Không nhớ, không yêu quê hương cũng giống như không nhớ, không yêu mẹ. Như vậy không trở thành người tốt người con có hiếu. d.Học thuộc lòng bài thơ. - GV hướng dẫn hs học thuộc lòng tại lớp từng khổ rồi cả bài thơ theo cách đọc nhẩm. - GV cho nhiều hs thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. 3.Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - 3 HS tiếp nối nhau kể, cả lớp lắng nghe và nhận xét. - HS trả lời -HS lắng nghe - HS mỗiem đọc 2 dòng thơ - HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ - HS nhận xét bạn đọc - HS đọc từng khổ thơ trong nhóm - HS cả lớp cùng đọc thầm - HS trả lời: Chùm khế ngọt, đường đi học rợp bướm vàng bay, con diều biếc thả trên cánh đồng, con đò nhỏ khua nước ven sông, cầu tre nhỏ, nón lá nghiêng che, đêm trăng tỏ, hoa cau rụng trắng ngoài hè. - HS nhận xét bạn trả lời đầy đủ rồi. - HS đọ thầm suy nnghĩ, trả lời câu hỏi. - Vì đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn, giống như người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng ta - HS trả lời - HS đọc nhẩm - HS thi đọc
Tài liệu đính kèm: