Tập đọc
Tiết 28.NHỚ VIỆT BẮC
I/ MỤC TIÊU :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai và viết sai : rừng phách, thu, rọi .,
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ .
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thuỷ chung
- Hiểu nội dung chính của bài thơ : Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp,đánh giặc giỏi
3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu(2 khổ thơ đầu).
4. Tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Phòng GD & ĐT Sa Đéc Đơn vị: Trường Tiểu học Trưng Vương Giáo viên soạn giảng: Hà Trọng Phú Tập đọc Tiết 28.NHỚ VIỆT BẮC I/ MỤC TIÊU : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai và viết sai : rừng phách, thu, rọi ..., Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ . Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : Việt Bắc, đèo, giang, phách, ân tình, thuỷ chung Hiểu nội dung chính của bài thơ : Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp,đánh giặc giỏi Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu(2 khổ thơ đầu). Tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. II/ CHUẨN BỊ : GV : Bài giảng Power Point. HS : SGK,bút chì,thước kẻ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Người liên lạc nhỏ ( 3’ ) GV gọi 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Người liên lạc nhỏ”. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : 3.1Giới thiệu bài : ( 1’ ) -Giáo viên cho học sinh xem ảnh chụp phong cảnh Việt Bắc Giáo viên : Đây là cảnh núi rừng Việt Bắc. Giáo viên chỉ trên bản đồ 6 tỉnh của Việt Bắc : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Trong suốt thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp, các cán bộ cách mạng của ta đã sống và chiến đấu ở chiến khu Việt Bắc. Sau này, cán bộ trở về xuôi nhưng trong lòng không nguôi nỗi nhớ về cảnh và người ở đây.Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về cảnh và người Việt Bắc qua bài thơ“Nhớ Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu. Ghi tựa bài Nhớ Việt Bắc trên bảng lớp. 3.2.Luyện đọc ( 14’ ) Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm. a.Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng dòng thơ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên theo dõi và ghi nhận từng cá nhân học sinh phát âm sai,sau đó ghi bảng những từ các em còn đọc sai phổ biến. Hướng dẫn những em đọc sai đọc lại cho đúng. VD: rừng phách, thu, rọi ..., b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng nhịp thơ -Hướng dẫn học sinh chia bài thơ thành 3 khổ: +Khổ 1:”Từ đầu ..thắt lưng.” +Khổ 2:”Ngày xuânthủy chung.” +Khổ 3:”Nhớ khi.đến hết.” -Hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp: +Bài thơ được viết thuộc thể loại gì? +Thơ lục bát ta thường ngắt nhịp thế nào? -Lưu ý học sinh một số câu ngắt nhịp không bình thường: +Giáo viên đọc mẫu. +Nhận xét chốt lại. c.Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ,kết hợp giảng từ: Các em vừa luyện đọc đúng xong.Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của một số từ ở mỗi khổ thơ -Gọi học sinh đọc Khổ 1. +Yêu cầu học sinh đọc chú giải ở SGK: đèo.(cho học sinh xem ảnh chụp Đèo) -Gọi học sinh đọc Khổ 2. +Yêu cầu học sinh đọc chú giải ở SGK:giang,phách,ân tình. (cho học sinh xem ảnh chụp Rừng phách) +Yêu cầu học sinh đặt câu với từ thủy chung -Gọi học sinh đọc Khổ 3. *Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 3 (2 phút).Lưu ý học sinh đọc đúng nhịp,to rõ chuẩn bị thi đọc với nhóm bạn. *THI ĐỌC: Chia lớp 2 dãy bàn,3 học sinh/dãy.Đặt tên cho từng dãy: HOA CHUỐI / HOA MƠ Từng lượt 3 học sinh của nhóm tiếp nối đọc to ,rõ ngắt nghỉ hơi hợp lí hết bài thơ. -Giáo viên tổng kết. 3.3Hướng dẫn tìm hiểu bài ( 8’ ) -Đọc diễn cảm”Ta về mình có nhớ ta”. +Ta trong bài thơ này muốn nói đến ai?Mình muốn nói đến ai? Trong bài thơ tác giả sử dụng cách xưng hô ta và mình đã thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó giữa người về xuôi với người Việt Bắc. -Để biết”Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ?”,thầy mời các em đọc thầm 2 dòng đầu của bài thơ. -Giải thích: +Nhớ hoa hiểu rộng ra là nhớ cảnh vật , núi rừng Việt Bắc. +Nhớ người: nhớ con người Việt Bắc với cảnh sinh hoạt,lao động cần mẫn. -Vậy Cảnh rừng Việt Bắc có gì đẹp?, mời các em đọc thầm 10 dòng thơ đầu và nhìn tranh -Chỉ với 4 câu thơ tác giả đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như : rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh Việt Bắc đẹp và người Việt Bắc thì đánh giặc giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? -Mời học sinh đọc thầm khổ thơ 3, quan sát tranh và đánh dấu chọn các dòng thơ để trả lời câu hỏi -Cảnh rừng Việt Bắc thật đẹp; Núi rừng Việt Bắc đã góp phần trong việc đánh giặc. Còn con người Việt Bắc thì như thế nào ? Em hãy đọc thầm cả bài thơ và trao đổi nhóm 2 (2 phút) : Gạch dưới những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc? *Lưu ý học sinh trước khi trao đổi nhóm : Vẻ đẹp của người Việt Bắc ở đây muốn nói vẻ đến vẻ đẹp cần mẫn, dịu dàng ; vẻ đẹp trong lao động ; vẻ đẹp của lòng thủy chung *Qua những điều em vừa tìm hiểu, theo em bài thơ Nhớ Việt Bắc ca ngợi điều gì? Giáo viên chốt lại: Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp,đánh giặc giỏi. * Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: -Cho học sinh xem ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc : Bác Hồ của chúng ta đã ra tận mặt trận, đi suốt Chiến dịch Biên giới năm 1950, cùng quân và dân ta tiến hành một chiến dịch lớn , giành thắng lợi mang ý nghĩa lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược. 3.4.Học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) -Các em vừa tìm hiểu nội dung bài.Sau đây, thầy hướng dẫn các em học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.Tiến hành theo trình tự sau lần lượt đối với từng khổ thơ (khổ 1 ,;2) +Yêu cầu học sinh đọc nhẩm 2 dòng thơ. +Nhìn màn hình, dựa vào các từ gợi ý đọc thuộc lòng 2 dòng thơ. +Thực hiện mỗi lượt 2 dòng thơ và tiến tới cả khổ thơ. *Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : Cho 2 dãy bàn thi đọc tiếp sức.Mỗi dãy 2 em. -Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay 3.5.Củng cố: ( 3’ ) Giáo viên cho học sinh thi học thuộc 10 dòng thơ đầu qua trò chơi : “KHÁM PHÁ”: Học sinh chọn một hình ảnh về Việt Bắc mà em thích và thực hiện các yêu cầu dưới mỗi hình. Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh nhận xét. -Quan sát và lắng nghe -Lắng nghe và thầm theo. -Mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ (16 học sinh / 2 lượt bài) -Cả lớp theo dõi,học sinh đọc chưa đúng luyện đọc lại. -Dùng bút chì thực hiện chia khổ thơ. +Thơ lục bát +Câu 6 ngắt 2/4,câu 8 ngắt 4/4 +Nghe và tự xác định cách ngắt nhịp. +Đọc câu vừa ngắt nhịp. Khổ 1: Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người.// Khổ 2: Nhớ khi giặc đến / giặc lùng/ Đất trời ta / cả chiến khu một lòng.// -1em đọc,còn lại đọc thầm theo. +Đọc chú giải rồi theo dõi màn hình. -1em đọc,còn lại đọc thầm theo. +Đọc chú giải và theo dõi màn hình. +Đặt câu theo yêu cầu. -1em đọc,còn lại đọc thầm theo. -Học sinh đọc nhóm 3,mỗi em 1 khổ nối tiếp đến hết bài,hết thời gian.Nhóm cuối cùng 2 em(giáo viên hướng dẫn riêng) -6 em thi đọc/2 lượt, còn lại theo dõi nhận xét. -Nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt +Ta chỉ tác giả (người về xuôi) +Mình chỉ người Việt Bắc(người ở lại). -Đọc thầm và trả lời: +Người cán bộ về xuôi nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc -Đọc thầm và trả lời:Những câu thơ đó là:Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hòa bình. -Nghe giảng và chú ý lắng nghe câu hỏi. +Cả lớp đoc thầm, nhìn tranh và trả lời : Những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặt giỏi : Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây ; Núi giăng thành lũy sắt dày ; Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù . -Trao đổi nhóm đôi 2 phút +Trình bày miệng trước lớp.Những câu thơ cho thấy vẻ đẹp của người Việt Bắc là : Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng ; Nhớ người đan náo chuốt từng sợi giang ; Nhớ cô em gái hái măng một mình ; Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung --Phát biểu theo cách hiểu của cá nhân. -2 học sinh nhìn màn hình đọc lại. HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV +Mỗi lượt 2 học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết 2 khổ thơ đầu của bài. -Lớp nhận xét và bình chọn. 4 Học sinh thực hiện theo yêu cầu của trò chơi. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) - Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.Chuẩn bị bài : Cửa Tùng. - GV nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: